Điều kiện kinh tế xã hội, dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 40 - 43)

a. Đặc điểm vềđiều kiện dân số, lao động

Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như

số lượng của sản phẩm hàng hoá, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách

đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chè là loại cây đòi hỏi phải cần lực lượng lao động sống lớn trong cả thời kỳ sản xuất (thường kéo dài từ 7 - 9 tháng). Chè mang tính thời vụ khá rõ, do vậy việc sắp xếp giải quyết nguồn lao động hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất chè, đồng thời đó cũng là yếu tố thúc

đẩy sản xuất phát triển.

Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu, lao động huyện Đại Từ 3 năm 2017 - 2019 Diễn giải ĐVT 2017 2018 2019 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 167.751 176.821 172.289 2. Tổng số hộ Hộ 49.668 50.144 50.110 - số hộ trồng chè Hộ 35.000 35.000 35.000 3. Nguồn lao động

+ số người trong độ tuổi lao

động

Người 104.050 106.075 109.111 - Có khả năng lao động Người 102.235 104.540 107.610 - Mất khả năng lao động Người 1815 1535 1501 + Số người ngoài độ tuổi có

tham gia thực tế lao động

Người 11000 12000 12.257 - Trên độ tuổi lao động Người 11000 12000 12.257

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ 2019 b. Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội

của mạng lưới đường tỉnh. Trên địa bàn huyện có 4 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài trên 60km. Nhìn chung chất lượng đường tỉnh tốt đáp ứng nhu cầu giao thông trên địa bàn. Đường huyện tổng số có 14 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 111,2km cơ bản đã được cứng hóa. Đường xã và xóm: Địa bàn huyện hiện có 462,3km đường xã (trong đó 90km đường bê tông xi măng, còn lại là đường đất).

- Thủy lợi: Trên địa bàn huyện có 33 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ với tổng dung tích hồ trên 9 triệu m3 nước; toàn huyện có 27 trạm bơm các loại, 53 đập, 294 km kênh mương được kiên cố hoá (tỷ lệ kênh mương được kiên cố hoá 39,2%), cung cấp nước tưới tiêu cho 30 xã, thị trấn trong huyện. Tỷ lệ diện tích chè được tưới chiếm khoảng 20% tổng diện tích (tương đương khoảng 1.260 ha); các xã có diện tích chè được tưới nhiều là Phú Cường (khoảng 123 ha), Tân Linh (khoảng 120 ha) và Tiên Hội (khoảng 111,5 ha).

- Nước sinh hoạt: Toàn huyện có 13 công trình cấp nước sinh hoạt tại các xã. Theo số liệu thống kê, năm 2019, tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ

sinh trên 98%.

- Chợ nông thôn: Chợ huyện được xây dựng tương đối hoàn chỉnh cả về

quy mô, diện tích, hệ thống hạ tầng và có ban quản lý chợ quản lý, 5 chợ xã đủ

diện tích chợ nông thôn song việc đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn. Trong số 25 chợ xã có 4 chợ được xây dựng kiên cố (Yên Lãng, Ký Phú, La Bằng, Tân Thái), 19 chợ chưa kiên cố. 9 xã còn lại chưa có chợ, dân tự tổ chức họp chợ tạo các điểm thị tứ của xã. Việc giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện còn hạn chế.

c. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ

Năm 2015 là năm bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XXIII trong bối cảnh tình hình đất nước và tỉnh Thái Nguyên có những thuận lợi, khó khăn đan xen. Bên cạnh thuận lợi cơ

Đảng và Nhà nước tiếp tục có các chủ trương, chính sách đúng đắn tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2017 - 2019 đạt được những kết quả quan trọng:

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Đại Từ 3 năm 2017 – 2019

Diễn giải

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 13.007,3 100 14.664,4 100 14.982,5 100 - NLN và TS 2.088,2 16,05 2.210,1 15,07 2.890,5 19,29 - CN và XD 10.206,9 78,47 11.697,2 79,77 11.220 74,88 - Dịch vụ và thương mại 712,2 5,48 757,1 5,16 872,0 5,82

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ năm 2019

Qua bảng 2.3 ta thấy, tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 13.007,3 tỷđồng

đến năm 2019 đạt 14.982,5 tỷđồng (tăng 1.975,2 so với 2017) trong đó ngành nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 đạt 16,05%, năm 2018 đạt 15,07%, năm 2019 đạt 19,29% . Dịch vụ và thương mại năm 2017 đạt 5,48% đến năm 2019

đạt 6,07%, lý do tăng khối ngành dịch vụ thương mại do huyện Đại Từ đã chú trọng phát triển du lịch, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của vùng.

Có được kết quả này phải khẳng định sự lãnh đạo, chỉđạo sát sao, sáng suốt của Đảng bộ, HĐND và UBND huyện, nắm bắt và triển khai kịp thời các

đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đất nước bước vào thời kỳđổi mới, người nông dân cũng nhận thức được vị trí vô cùng quan trọng của ngành nông nghiệp, muốn nâng cao chất lượng cuộc sống đòi hỏi phải phát triển một nền nông nghiệp đảm bảo kết hợp cân đối hài hoà giữa trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời đi sâu khai thác thế mạnh riêng của mỗi vùng. Huyện Đại

Từ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa,

ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh địa phương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó thực hiện tốt việc cải tạo giống chè cũ, hiệu quả thấp sang trồng chè mới chất lượng cao, giai đoạn 2017 - 2020 diện tích chè trồng mới, trồng thay thếđược 1.280 ha (năm 2017: 500 ha, năm 2018: 300 ha, năm 2019: 300 ha, đến tháng 9 năm 2020: 180 ha), thúc đẩy sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, ưu tiên phát triển vùng chè đặc sản; duy trì tổ chức Lễ hội trà Đại Từ, qua đó quảng bá sản phẩm chè, thu hút đầu tư trong sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện cho các làng nghề, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, người làm chè giao lưu, quảng bá và hội nhập để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 40 - 43)