Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 46 - 47)

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của địa phương, từ các Sở, Ban, Ngành của tỉnh có liên quan và các nguồn tài liệu khác như: Sách báo, tạp chí…

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:

Cây chè phân bố hầu hết trên địa bàn toàn huyện, qua phân tích lựa chọn

đề tài đã tổ chức thu thập số liệu và thông tin sơ cấp ở huyện Đại Từ vì đây là huyện có diện tích chè lớn nhất toàn tỉnh, mặt khác cây chè được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

Nhờđiều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển cây chè, huyện Đại Từ đang tập trung triển khai các giải pháp đồng bộđể đưa cây chè trở thành thế mạnh kinh tế, đóng góp tích cực vào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đến năm 2020 diện tích chè 6.342 ha (diện tích trồng chè giống mới là 4.906 ha, chiếm 77,4% diện tích), sản lượng chè

Huyện Đại Từ có 30 xã, thị trấn (02 thị trấn, 28 xã), để lựa chọn xã đại diện cho vùng nghiên cứu tác giả đã lựa chọn 3 xã: La Bằng, Tân Linh và Phú Lạc, đây là 3 xã có diện tích trồng chè lớn để tiến hành phỏng vấn theo mẫu phiếu điều tra được chuẩn bị trước.

- Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 100 hộ nông dân để tiến hành

điều tra khảo sát (40 hộ tại xã La Bằng, 30 hộ tại xã Tân Linh, 30 hộ tại xã Phú Lạc), việc lựa chọn hộ hoàn toàn ngẫu nhiên trên cơ sở xắp sếp các hộ có chế

biến chè theo danh sách điều tra cơ sở kinh tế năm 2019 của Chi cục thống kê huyện Đại Từ.

+ Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm

điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ

chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin qua các cán bộđịa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 46 - 47)