Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 43 - 46)

nông nghip huyn Đại T, tnh Thái Nguyên

Qua phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua thấy được một số những thuận lợi và khó khăn của huyện trong phát triển sản xuất nói chung và phát triển cây chè nói riêng, cụ thể:

* Thuận lợi:

Đất đai của huyện Đại Từ tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp nhất là cây công nghiệp như cây chè và 1 số loại cây ăn quả. Mặt khác, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn 196,26 ha, là điều kiện tốt cho phát triển nông lâm nghiệp theo tiểu vùng khí hậu. Hình thành các khu chuyên canh tập trung tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao như cây

ăn quả, cây chè...

Huyện Đại Từ có trục đường quốc lộ 37 trải theo chiều dài của huyện, cùng với các tuyến đường liên huyện là nhân tố thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội giữa huyện Đại Từ với các vùng lân cận của miền núi và các tỉnh miền xuôi, đây là lợi thế tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư đối với các nhà

Với nguồn lao động dồi dào, năm 2017 tổng số hộ là 167.751 hộ (trong

đó số hộ trồng chè là 49.668); năm 2019 tổng số hộ là 172.289 hộ (trong đó hộ

trồng chè 50.110 hộ) qua đó ta thấy lực lượng lao động chiếm đông đảo với truyền thống cần cù sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn lực to lớn và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện nhiều giải pháp như đào tạo nghề cho lao động, phát triển ngành nghề sản xuất, hỗ trợ vay vốn, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư

vấn đi lao động nước ngoài…, giải quyết việc làm mới cho 3.200 lao động/năm, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 75%. Chương trình giảm nghèo

được thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp thu hút nhiều nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,27% (năm 2016) xuống còn 6,43% (năm 2019). Đểđạt được kết quả trên có đóng góp quan trọng của ngành nông nghiệp, trong đó có đóng góp rất lớn của cây chè.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng, Đại Từ là huyện có xã đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên đạt Nông thôn mới, tính đến nay huyện có 21/28 xã đạt chuẩn NTM (năm 2017: 14 xã). Tỷ lệ người dân

được dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt trên 98,5%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 9,2%.

Chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao; quy mô trường lớp được sắp xếp phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Triển khai hiệu quả kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đến nay có 97/97 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ

tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Quản lý nhà nước về giáo dục có nhiều đổi mới, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; kỷ

xây dựng môi trường học tập thân thiện, lành mạnh cho học sinh trong các cấp học được quan tâm hơn. Xã hội hoá giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài, học tập cộng đồng có nhiều tiến bộ và phát huy tác dụng tích cực.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện có hiệu quả; tiếp tục củng cố, nâng cấp mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở; dịch vụ y tế phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bình quân có 3,5 bác sĩ trên một vạn dân; Bệnh viện đa khoa huyện được nâng cấp cả về quy mô giường bệnh, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh và đội ngũ thầy thuốc; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh được tăng cường, không để dịch bệnh xảy ra. Quan tâm thực hiện các chính sách dân số, gia đình và trẻ em. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao tiếp tục được đổi mới, góp phần quan trọng cho sự

phát triển của huyện. Mạng lưới phát thanh và truyền hình đã được phổ rộng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

* Khó khăn:

Nền kinh tế tuy có tốc độ tăng trưởng khá, song chưa vững chắc và phát triển chưa bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng. Bình quân thu nhập đầu người chưa cao, năm 2019 đạt 74,24 triệu đồng/01 người/năm.

Cơ sở hạ tầng tuy có sự đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa đồng bộ. Đây là một khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trình độ dân trí chưa đồng đều, lực lượng lao động tuy dồi dào xong phần lớn chưa qua đào tạo, số người có trình độ chuyên môn về nông lâm nghiệp rất ít, vì vậy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất chè chưa cao dẫn đến hiệu quả lao động thấp.

Hệ thống thị trường hạn chế, người dân làm chè vận dụng các kỹ thuật tiến bộ sản xuất còn ít, sản phẩm hàng hoá tiêu thụ chậm và không ổn định.

Số lượng hàng hoá chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2017 2019 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)