Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất trên thế giới trong thế kỷ XXI này; trong đó “Bốn con rồng” của châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Singapo) cùng với Thái Lan, Malaixia cũng

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 1 pptx (Trang 96 - 99)

đang phát triển mạnh trên con đường đó; các nước khác cũng đang có những bước phát triển đáng kể. Như vậy, ASEAN đang chiếm vị trí cao hơn trong khu vực C.Á-THD và trên thế giới.

- Việt Nam là nơi xuất hiện loài người sớm cùng với nền văn minh đi theo nó; Có mối quan hệ lâu đời vớicác quốc gia có nền văn minh sớm như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Mặt khác, Việt Nam còn nằm ở ngã ba của các quốc gia có nền văn minh sớm như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Mặt khác, Việt Nam còn nằm ở ngã ba của các tuyến đường bộ, đường hàng không và đường hàng hải quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cũng sớm có mối quan hệ với các nước phương Tây.

Tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn (than, sắt, đầu mỏ, bôxit, aptit ...). Tuy nhiên, một số tài nguyên vẫn chưa được đưa vào khai thác (hoặc khai thác ở mức độ thấp), việc sử dụng cũng chưa thật hợp lý. Đây chính là những nguồn lực bên trong để phát triển kinh tế, đồng thời còn là đối tượng đầu tư với các nước trên thế giới.

Tài nguyên nhân văn. Tài nguyên này rất phong phú (bao gồm con người cùng với hệ thống giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử dân tộc), đây cũng là đối tượng đầu tư phát triển rất quan trọng của các nước tư bản. Tuy nhiên, nguồn tài quí giá nguyên này cũng chưa được động viên, khai thác đầy đủ để phát triển KT-XH. Việt Nam là một nước đông dân, một thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ rộng lớn, đây cũng là tiền đề và là yếu tố kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Về đường lối, chính sách. Việt Nam tiến hành đổi mới toàn bộ nền KT-XH, công cuộc đổi mới được thực hiện từ Đại hội Đảng VI (1986), đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với đời sống kinh tế - chính trị của đất nước.

Đại hội VII (1991), tiếp tục phát triển và cụ thể hoá về đường lối mà đại hội VI đề ra. Thông qua “Cương lĩnh chính trị XD đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và chiến lược ổn định và phát triển KT-XH đến năm 2000”.

Đại hội VIII (1996) đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH’, HĐH’. Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có CSVC-KT hiện đại; Có cơ cấu kinh tế hợp lý; Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; An ninh-quốc phòng vững chắc; Dân giàu-nước mạnh-xã hội công bằng-văn minh.

Đại hội IX & X (2001, 2006) lại đánh dấu một bước ngoặt mới khi đất nước bước sang Thiên niên kỷ mới (thế kỷ XXI). Khởi đầu của Thiên niên kỷ này là những thành công trong công cuộc đổi mới nền KT-XH trước đó đã đạt được. Điều này càng khẳng định con đường đổi mới là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế đất nước, tiếp cận được với những tiến bộ của cách mạng KH-KT-CN hiện đại trên thế giới.

Những kết quả đã đạt được từ sau đổi mới: Tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế trong cơ cấu GDP > 7,5%; Cả công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển ổn định và tương đối toàn diện; Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng (điện, than, dầu khí, vật liệu xây dựng ...) tăng nhiều so với trước; Nhập siêu giảm. Giá cả ổn định; Lạm phát về cơ bản đã được đẩy lùi, có tích luỹ nội bộ; Vấn đề lao động việc làm cơ bản đã khắc phục được; GD-YT- VH và các chính sách xã hội có bước phát triển mới; An ninh-chính trị ổn định; Quan hệ đối ngoại mở rộng, đầu tư của nước ngoài tăng mạnh, vị trí của nước ta được nâng cao hơn trên trường quốc tế.

● Vị trí của Việt Nam trong tổng thể kinh tế thế giới được xếp như sau: Theo báo cáo của UNDP phân các nước thành 3 nhóm theo chỉ tiêu GNP/người (1992, có 173 nước thống kê): Nhóm thu nhập cao (≥ 6.000USD -38 nước). Nhóm có thu nhập trung bình (từ 651 USD-6.000USD -82 nước). Nhóm có thu nhập thấp (≤651USD -53 nước). Việt Nam đứng thứ 150/173 nước. Theo trình độ phát triển CN: các nước CN phát triển (46 nước); đang phát triển, trong đó có một số nước chậm phát triển (LDC) là 127 nước. Việt Nam thuộc nhóm TB (không thuộc LDC). Về chỉ số HDI: Nhóm cao (0,8-1,0) có 53 nước; nhóm TB (0,5-0,79) có 65 nước và nhóm thấp (<0,5) có 55 nước. Việt Nam có chỉ số HDI là 0,514 (1992), xếp 116/173 (thuộc nhóm TB)

● Vị trí của Việt Nam trong khu vực ĐNÁ: Việt Nam đứng thứ 3 về dân số (1992) và đứng thứ 4 về diện tích lãnh thổ. GNP đứng thứ 6, GDP đứng thứ 5, bình quân GDP/ng và GDP/người còn thấp (thứ 8 và 9). Qui mô xuất khẩu chỉ chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu trong khu vực.

3.2. Một số hạn chế (hay thách thức)

Do nhiều nguyên nhân cả (về chủ quan và khách quan), cho nên sự phát triển KT-XH của nước ta còn chưa vững chắc; hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao; còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền

vững. Cụ thể: Trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng còn lãng phí lớn; Tích luỹ nội bộ còn thấp; Tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài chậm lại (điều này còn có nguyên nhân khách quan của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở Đông Nam Á -1997); Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, còn dàn trải, thất thoát lớn; Công nghiệp (nhất là CNCB’) chưa phát triển; NSLĐ thấp, giá thành cao, công nghệ còn lạc hậu; Cơ cấu kinh tế còn chậm thay đổi; Nhập siêu và bội chi ngân sách còn lớn, nợ nước ngoài cao, dự trữ quốc gia còn mỏng; Việc xây dựng và củng cố quan hệ quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN bị buông lỏng; Điều hành nền kinh tế thị trường vẫn còn lúng túng; Công bằng trong xã hội còn nhiều bất hợp lý (đất nước thì nghèo - tiêu dùng quá khả năng làm ra); Chưa ngăn chặn kịp thời những thủ đoạn làm ăn bất chính (tệ tham nhũng, quan liêu, sử dụng ngân sách, công quĩ chung còn phổ biến và nghiêm trọng, dân chủ trong xã hội còn hạn chế); Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng mở rộng; Việc làm và những vấn đề xã hội còn gay gắt... Tất cả những vấn đề trên ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh tế, làm giảm nhịp độ tăng trưởng; đồng thời chứa đựng những tiềm ẩn gây nguy cơ mất ổn định KT-XH.

3.3. Một số quan điểm và giải pháp.

a. Quan điểm chung. Muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hội nhập nhanh chóng vào khu vực và thếgiới. Trong những năm tiếp theo cần: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa các nguồn giới. Trong những năm tiếp theo cần: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa các nguồn nội lực; Nâng cao hiệu quả về hợp tác quốc tế; Cần kiệm và đẩy nhanh quá trình CNH' và HĐH'; Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Kết hợp chặt chẽ với phát triển VH - YT - GD, thực hiện xã hội công bằng văn minh; Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất song song với hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng XHCN; Nâng cao ý thức tự lực, tự cường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế; Bảo đảm an ninh - quốc phòng vững chắc; Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới KT - XH với cải tiến bộ máy quản lý hành chính nhà nước; Xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới.

b. Giải pháp: Thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chính việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằmnâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH', HĐH' nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH', HĐH' và hợp tác hoá, dân chủ hoá. Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, thực hiện tiết kiệm. Tích cực giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân về KT-XH.

Phụ lục 2. SƠ LƯỢC VỀ LUẬT BIỂN QUỐC TẾ VÀ CÔNG ƯỚC CỦA LHQ VỀ LUẬT BIỂN 1982

1.Khái niệm pháp luật quốc tế về biển

Không gian mà con người sinh sống trên trái đất chủ yếu gồm ba phần: đất, biển, trời.

▪ Lãnh thổ quốc gia trên đất liền, bao gồm đất liền, đảo, sông, suối, hồ nội địa, vùng trời phía trên và lòng đất bên dưới nằm trong phạm vi các đường biên giới quốc gia xác định qua thực tế quản lý hay điều ước quốc tế. Đường biên giới trên đất liền về cơ bản được coi là bền vững và bất khả xâm phạm mặc dù trên thực tế vẫn đang luôn luôn diễn ra các loại tranh chấp và có sự biến động đường biên giới giữa nhiều quốc gia.

▪ Giới hạn về độ cao của vùng trời thuộc lãnh thổ quốc gia cũng như độ sâu của lòng đất bên dưới

tuy không được xác định rõ rệt chính xác bao nhiêu cây số nhưng với khả năng kỹ thuật của nhân loại hiện nay, mỗi quốc gia hoàn toàn có thể thực hiện chủ quyền của mình trong những phạm vi nhất định tới giới hạn tối đa là vành đai khí quyển nằm dưới quỹ đạo địa tĩnh và tới độ sâu cho phép thuộc bề dày của vỏ trái đất ở bên dưới phần lãnh thổ của mình.

▪ Riêng với vùng biển, trong thời gian gần đây có rất nhiều sự thay đổi về chất đối với phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc một nước ven biển cũng như vùng biển thuộc về đại dương cũng như phần đáy và lòng đất dưới đáy đại dương không thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên, biển vẫn còn tồn tại một nguyên tắc cơ bản của Luật biển là có đất (bờ biển) mới có biển. Có thể thấy các thay đổi và phát triển của Luật biển diễn ra theo một tiến trình ba bước cơ bản sau:

+ Từ xa xưa cho đến tận giữa thế kỷ XX, các nước ven biển chỉ có vùng biển hẹp (lãnh hải) thuộc chủ quyền rộng 3 hải lý (mỗi hải lý bằng l.852 m). Phía ngoài ranh giới lãnh hải 3 hải lý đều là biển công, ở đó mọi cá nhân, tổ chức, tàu thuyền của mỗi nước được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu như không ai chia biển với ai cả, đường biên giới biển trong lãnh hải giữa các nước thường được hình thành và tôn trọng theo tập quán.

+ Từ năm 1958 - 1994, các nước ven biển có lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 12 hải lý, có vùng thềm lục địa trải dài dưới biển ra không quá độ sâu 200 m nước (theo các công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1958). Các nước láng giềng, kế cận hay đối diện nhau, căn cứ vào luật, tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia, dẫn đến hậu quả có sự chồng lấn và tranh chấp về biển. Luật biển quốc tế lúc đó

trong lãnh hải, ranh giới biển trong vùng tiếp giáp và thềm lục địa) trong vùng chồng lấn. Nguyên tắc hoạch định biên giới biển lúc đó là qua thương lượng trên cơ sở pháp luật quốc tế và thường áp dụng nguyên tắc đường trung tuyến. + Từ năm 1994 đến nay, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển mới được các nước ký kết vào năm 1982 (Công ước 1982), phê chuẩn ngày 16/11/1994 và bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế. Nước ta phê chuấn Công ước 1982 vào năm 1994. Theo Công ước này, một nước ven biển có năm vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Với sự ra đời của Công ước 1982, trên thế giới các nước sẽ phải cùng nhau vạch khoảng 412 đường ranh giới mới trên biển.

2. Vùng biển chủ quyền của Việt Nam

Theo Công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể, từ vài chục nghìn km2 lên đến gần một triệu km2 với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam không còn thuần tuý có hình dạng hình chữ ''S'' nữa mà mở rộng ra hướng biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực Đ.N.Á (Philíppin, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan.)

● Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền.

● Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng GT biển của nước ven biển.

● Vùng tiếp giáp: Là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.

● Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (trừ lãnh hải thì chiều rộng là 188 hải lý). Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

● Thềm lục địa: Là vùng đáy và lòng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh hảỉ của nước ven biển trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên, bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa dù thế nào cũng không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500 m. Đối với thềm lục địa, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, quyền chủ quyền của nước ven biển trên thềm lục địa là đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.

Phụ lục 3. MỘT SỐ THUẬT NGỮ - KHÁI NIỆM THƯỜNG GẶP TRONG ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI.

1. Tổng sản phẩm quốc dân - Gross National product (GNP)2. Tổng sản phẩm trong nước - Gross Domestic product (GDP) 2. Tổng sản phẩm trong nước - Gross Domestic product (GDP) 3. Cơ cấu GDP (%) - Structure of prodution (%) GDP *4. Chỉ số phát triển con người - Human Developmennt Index (HDI) *5. Đồng sức mua - Purchasing Power Parity (PPP) 6. Liên minh châu Âu. - European Union (EU-15)

7. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ... - North America Free Trade Area (NAFTA)

8. Tổ chức hợp tác & phát triển kinh tế. - Organization for Economic Cooperation and Development (OECD).9. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. - Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC) 9. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. - Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC)

10. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. - Association of South East Asian Nations (ASEAN)10. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. - Association of South East Asian Nations (ASEAN) 10. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. - Association of South East Asian Nations (ASEAN) 11. Các nước chậm phát triển. - The Less Developed Countries (LDC)

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 1 pptx (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w