Chính sách dân số của Việt Nam

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 1 pptx (Trang 61 - 62)

- Di dân tự do nông thô n nông thôn

b. Chính sách dân số của Việt Nam

- Năm 1961, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch để xây dựng C/S dân số của Việt Nam. Mục tiêu của giai đoạn này là giảm tỉ suất gia tăng tự nhiên từ 3,5% xuống 2,5% và 2,0%; mỗi gia đình chỉ có 2-3 con, khoảng cách sinh con là 5 - 6 năm.

- Năm 1970, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em được thành lập. Chúng ta có Nghị Định

94/CP (13/05/1970) của Hội đồng Bộ trưởng về sinh đẻ có kế hoạch đã nhấn mạnh trong vài năm tới tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở miền Bắc nước ta giảm xuống còn 2,2% - 2,4% (trong đó, ở các thành phố từ 1,8 - 2,0%, ở các tỉnh đồng bằng từ 2,3 - 2,5%).

- Năm 1974, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em giải thể giao cho Bộ Y tế xây dựng chính

sách DS - KHHGĐ và làm dịch vụ tránh thai. Qui mô gia đình thời kỳ này là 3 con.

- Năm 1984, Uỷ ban dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành lập (vẫn trực thuộc Bộ Y tế),

nhiệm vụ là xây dựng chính sách dân số, còn dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được thực hiện qua mạng lưới khám - chữa bệnh. Đến 1989 Uỷ ban dân số - Kế hoạch hóa gia đình tách khỏi Bộ Y tế và hoạt động như một cơ quan ngang Bộ - Trực thuộc Chính phủ, có một Bộ trưởng.

- Năm 1993, Nghị quyết 04/NQ/HN BCH TW Đảng 14/01/1993 bàn về chính sách DS-

KHHGĐ, đã nhấn mạnh” Chiến lược DS-KHHGĐ là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội; là nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống”. Nghị quyết xác định thời kỳ 1993-1995, mỗi gia đình chỉ có 2 - 3 con, khoảng cách sinh con 3 - 5 năm; tổng tỉ suất sinh là 3,6 con; qui mô dân số là khoảng 75,0 triệu người. Đến thời kỳ 1996 - 2000, tổng tỉ suất sinh sẽ giảm còn 2,5 con; qui mô dân số 80,0 triệu người. Cả nước đẩy mạnh chiến dịch thông tin, giáo dục, truyền thông DS-KHHGĐ, mở rộng các dịch vụ, tư vấn về tránh thai và kế hoạch hóa gia đình.

▪ Một số kết quả đã đạt được: Từ 1960-1977, ở miền Bắc tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

đã giảm từ 3,4% xuống còn 2,5%. Từ sau 1976: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 2,16% giảm xuống còn 2,10% (1979-1994), giảm xuống 1,7% (1995-1999) và 1,3% (1999-2003). Về tổng tỉ suất sinh, thời kỳ (1960-1964) là 6,39 con/phụ nữ, (1985-1989) là 3,98 con; (1990-1994) giảm

còn 3,1con và (1999-2003) là 2,3 con. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn thấp so với yêu cầu và không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vì sao dân số là một trong những vấn đề được thường xuyên quan tâm ở nước ta? Các biện pháp cần được giải quyết.

2. Vẽ lược đồ mật độ dân số giữa các vùng. Rút ra nhận xét

3. Dựa vào bảng 2.4. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện gia tăng dân số tự nhiên. Rút ra nhận xét và giải thích tại sao gia tăng dân số nước ta rất khác nhau qua các thời kì ?

4. Vấn đề di dân ở nước ta. Trình bày những mặt tích cực và hạn chế của việc di dân tự do. Biện pháp hạn chế.

5. Trình bày nội dung cơ bản của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình ở nước ta qua các thời kì từ 1961 – nay. Kết quả đạt được của công tác này.

2.3. KẾT CẤU DÂN SỐ2.3.1. Kết cấu sinh học 2.3.1. Kết cấu sinh học

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 1 pptx (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w