Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 1 pptx (Trang 26 - 28)

- Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của ngành nông - lâm. Là mặt bằng để bố trí các điểm dân cư (nông thôn, đô thị), các cơ sở công nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và các công trình quốc phòng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, việc

thay đổi mục đích sử dụng có thể làm thay đổi mạnh mẽ giá trị của đất đai. Chính vì vậy, sử dụng hợp lý, có hiệu quả về kinh tế và sinh thái sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu bền trong tương lai.

Theo dự báo đến 2010:Chúng ta có thể sử dụng ~ 50% diện tích đất chưa sử dụng (~ 2,0 triệu ha), như vậy quĩ đất nông nghiệp sẽ vào khoảng gần 10,0 triệu ha và được phân bố như sau: đất canh tác hàng năm 6,5 triệu ha (trong đó đất trồng lúa 4,3 triệu ha); đất trồng cây lâu năm 2,8 triệu ha; đất cỏ và nuôi trồng thuỷ sản 0,7 triệu ha. Như vậy, tài nguyên đất ở nước ta rất hạn chế; BQ đất tự nhiên 0,38 ha/người (2008) thấp nhất thế giới; đất nông nghiệp tuy có tăng lên chút ít (năm 1989 là 6,9 triệu ha; 1999 tăng lên 7,8 triệu ha, năm 2008 tăng lên 9,42), BQ đất nông nghiệp cũng chỉ 0,11 ha/người. Vì vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất sang chuyên dùng hay thổ cư (tức là thay đổi giá trị sử dụng và giá trị của đất đai) cần phải tiến hành thận trọng, trên cơ sở quy hoạch tổng thể việc sử dụng của cả nước hay trong từng vùng.

Bảng 1.7. Hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng tại thời điểm 01/01/2008 (đơn vị:1000 ha).

Các vùng Tổng diện tích Chia ra Nông nghiệp Lâm nghiệp Chuyên dùng Thổ cư Chưa sử dụng CẢ NƯỚC 33115,0 9420,3 14816,6 1553,7 620,4 6704,0 Đồng bằng sông Hồng 1487,4 748,9 125,2 244,2 120,1 249,0

Miền núi – trung du Bắc Bộ 10153,1 1477,1 5493,7 292,9 115,2 2774,2 Duyên hải miền Trung 9589,5 1758,3 5069,7 541,4 169,9 2140,2

Tây Nguyên 5464,0 1626,9 3122,5 142,0 43,5 529,1

Đông Nam Bộ 2360,5 1248,7 668,4 189,4 61,9 192,1

Đồng bằng sông Cửu Long 4060,2 2560,6 336,8 234,1 110,0 818,7

- Vấn đề sử dụng

+ Đối với các vùng đồi núi: do địa hình dốc, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới - ẩm - mưa

mùa, sự luân phiên giữa mùa khô - mưa, quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh nên đất dễ bị rửa trôi, nghèo mùn, chua; công tác thủy lợi rất khó khăn, khó áp dụng biện pháp thâm canh. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, SX còn mang tính tự túc tự cấp, nạn phá rừng còn tăng, diện tích đất trống đồi núi trọc còn rất lớn. Vì vậy, để sử dụng hợp lý cần phải xác định rõ ranh giới đất lâm nghiệp với đất nông nghiệp; áp dụng các biện pháp nông - lâm kết hợp; kĩ thuật canh tác trên đất dốc, tích cực bón phân hữu cơ; giữ độ che phủ cho đất để tránh xói mòn và giữ ẩm.

Riêng đối với các vùng chuyên canh cây công nghiệp (Tây Nguyên) cần giữ giới hạn mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm, hạn chế làm mất rừng và cân bằng nước.

+ Đối với các vùng đồng bằng: Phải có biện pháp nghiêm ngặt khi chuyển đất nông

nghiệp sang đất chuyên dùng và thổ cư; Thủy lợi phải được đặt lên hàng đầu để nâng cao hệ số sử dụng đất (tháo úng, chống hạn, thau chua, rửa mặn, tăng vụ trong mùa khô, cải tạo đất). Ngoài ra, sử dụng đất đồng bằng còn tính đến việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu (nhiệt- ẩm) & tài nguyên nước. Vì vậy, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất.

Riêng đối với đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, cần nhiều nước ngọt khi cải tạo, trong khi đó vào mùa khô rất thiếu nước ngọt; biện pháp tốt nhất có thể là lên liếp (luống) cao để trồng các loại cây trồng cạn (mía, rứa, rau), cây ăn quả.

1.3.7. TÀI NGUYÊN SINH VẬT - VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÍ

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 1 pptx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w