thông qua “Kế hoạch hành động Manila của APEC”, kế hoạch hợp tác và công nghệ (Etech) với 325 dự án của 13 lĩnh vực hoạt động.
- APEC-5 họp tại TP Vancuvơ (Canada) cuối tháng 11/1997, ra tuyên bố “Vancuvơ” gồm 17 điểm, đề cập 3nội dung chính là “Liên kết cộng đồng APEC”, về “Năm hành động”, và về “Tầm nhìn cho thế kỷ 21”, khẳng định vai nội dung chính là “Liên kết cộng đồng APEC”, về “Năm hành động”, và về “Tầm nhìn cho thế kỷ 21”, khẳng định vai trò đẫn đầu của APEC trong nền kinh tế toàn cầu. Hội nghị này kết nạp thêm Việt Nam, Liên bang Nga, Pêru. Nâng tổng số từ 18 lên 21 nước...
● Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Thành lập 01/01/1994 gồm 3 nước, Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ) và Mêhicô (Trung Mỹ). Mục đích của tổ chức này là tăng cường trao đổi thương mại tự do, tiến tới nhất thể hoá kinh tế, thương mại toàn châu Mỹ vào sau năm 2000. Qui mô kinh tế và thương mại, NAFTA chiếm 15,7% diện tích và 6,6% dân số thế giới, GNP/người khoảng trên 16.000USD; chiếm khoảng 17% kim ngạch thương mại thế giới (trong đó, 2/3 là của Hoa Kỳ). NAFTA quan hệ với Việt Nam năm 1995 (sau khi Mỹ bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam). Vốn đầu tư của NAFTA vào Việt Nam còn ít, ~ 10% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
● Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Thị trường này được hình thành do xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế ngày càng phát triển mạnh. Tháng 01/1995, một tổ chức kinh tế khu vực tên gọi “Thị trường chung Nam Mỹ-MERCOSUR) đi vào hoạt động, gồm 4 nước (Achentina, Braxin, Urugoay, và Paragoay). Dân số khoảng 200 triệu người, GNP khoảng 750 tỉ USD (chiếm 1/2 của châu Mỹ La tinh). Tuy ra đời muộn, nhưng MERCOSUR được coi là một thị trường lớn thứ 4 trên thế giới. Mục đích của khối là khuyến khích hợp tác, trao đổi kinh tế, thương mại trong khu vực và giữa MERCOSUR với các khu vực khác (trước hết là với khu vực châu Á-TBD, trong đó có ASEAN). Nhờ việc xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên, hàng hoá trao đổi không bị đánh thuế (xuất-nhập khẩu), nên buôn bán của MERCOSUR tăng đáng kể, đạt gần 1,5 tỉ USD. MERCOSUR chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư trên thế giới vào làm ăn tại đây, nhằm tạo ra một thị trường mở cửa để hàng hoá-dịch vụ-lao đông-vốn được tự do lưu thông. Gần đây, Bôlivia, Pêru, và Chilê đã tiến hành thương lượng và xin nhập vào nhóm này, Vênêxuêla cũng có kế hoạch thiết lập khu vực buôn bán tự do với MERCOSUR.
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới cũng đã và đang hình thành một số tổ chức khác, nhưng chưa có vị trí lớn và ít có quan hệ với Việt Nam. Như vậy, có thể nói toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế là những quá trình khách quan, chúng tạo ra những cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực. Việc lựa chọn chiến lược phát triển quốc gia trong những điều kiện mới, nhất thiết phải tính đến quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá KTế.
3. Vị trí của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế và khu vực3.1. Những lợi thế của Việt Nam. 3.1. Những lợi thế của Việt Nam.
● Về vị trí địa lý (VTĐL). VTĐL ở đây không chỉ giới hạn trong toạ độ địa lý đơn thuần, mà bản chất kinh tế của VTĐL là “địa tô chênh lệch”. VTĐL càng thuận lợi thì cho phép thu được địa tô chênh lệch cao, (và ngược lại) VTĐL không thuận lợi chỉ đem lại “địa tô chênh lệch” thấp, thậm chí không có “địa tô chênh lệch”, như vậy VTĐL thuận lợi chính là “lợi thế so sánh”. Nước ta, VTĐL thuận lợi được thể hiện ở các mặt sau: