Hệ thống kinh tế TBCN lại hoạt động trên nền tảng sở hữu tư nhân về TLSX, vận hành theo cơ chế thị trường Hệ thống này bao gồm các nước tư bản phát triển công nghiệp (20 nước) và các nước thuộc địa hoặc nửa

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 1 pptx (Trang 92 - 95)

trường. Hệ thống này bao gồm các nước tư bản phát triển công nghiệp (20 nước) và các nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa (trên 160 nước).

b. Nền kinh tế thế giới từ sau 1990 đến nay: Cuối những năm 1980, hệ thống các nước XHCN ở Đông Âuvà Liên Xô (cũ) tan rã. Cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới kết thúc, tình hình chính trị thế giới đã chuyển từ hai cực và Liên Xô (cũ) tan rã. Cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới kết thúc, tình hình chính trị thế giới đã chuyển từ hai cực sang đa cực, nền kinh tế thế giới cũng trở nên rất đa dạng ở từng khu vực và mỗi quốc gia, tính chất và con đường phát triển cũng khác nhau, nhưng trong thời kỳ này nền kinh tế thế giới vẫn chứa nhiều mâu thuẫn. Đó là: Mâu thuẫn giữa các nước phương Bắc (giàu có)↔các nước phương Nam (nghèo đói); Mâu thuẫn giữa các nước phương Tây (phát triển)↔các nước phương Đông (chậm phát triển). Mâu thuẫn giữa Liên hiệp châu Âu ↔ Hoa Kỳ, Nhật Bản; Mâu thuẫn trong nội bộ từng khối .v.v. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những mâu thuẫn tất yếu trong quá trình phát triển. Các mặt đối lập trong tổng thể nền kinh tế thế giới - nền kinh tế của các quốc gia ngày càng liên quan, phụ thuộc lẫn nhau, biểu hiện sự thống nhất đa dạng.

c. Sự phân chia các nhóm nước theo trình độ trình độ phát triển:● Nhóm 1: Các nước công nghiệp đã phát triển. ● Nhóm 1: Các nước công nghiệp đã phát triển.

▪ Nhóm 1a. Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Bao gồm Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh, Canađa (thường gọi là nhóm G7). Nhóm này chiếm 70% GNP và 75% tổng sản phẩm CN toàn thế giới. Những nước này TNBQ/người lớn nhất thế giới (> 15.000USD). Đều có CNCB' hiện đại, phát triển mạnh (chiếm khoảng 70% giá trị tổng sản phẩm CN). Đô thị hoá đều ở mức trên 70%. Những nước này chi phối nhiều hoạt động kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự trên thế giới. Cùng xếp trong nhóm này, có thêm Liên bang Nga (G7+1).

Nhóm 1b. Các nước công nghiệp phát triển khá. Bao gồm các nước ở Bắc Âu và Đông Âu (hơn 20 nước), Ôxtrâylia, Niu Di Lân và Thổ Nhĩ Kỳ. Công nghiệp các nước này phát triển khá, chiếm tỉ trọng cao hơn nông nghiệp (70-80% giá trị tổng sản lượng công - nông nghiệp mỗi nước). GNP của những nước này nằm trong số 40 quốc gia dẫn đầu thế giới. Đầu năm 1990, Liên hiệp quốc đã xếp thêm 7 nước CN mới (NICs) vào nhóm này (Singapo, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc,Braxin, Achentina, Mêhicô).

Nhóm 2. Các nước đang phát triển. Khái niệm “Các nước đang phát triển” được thịnh hành từ 1960- 1970. Về số lượng chiếm khoảng 180 nước, tập trung ở ba châu lục (Á, Mỹ LL, Phi). Nhóm này có đặc điểm chung là trước chiến tranh TG II, hầu hết còn là thuộc địa, mới giành độc lập từ sau 1945-1960; Dân số chiếm khoảng 70%, nhưng GNP chỉ chiếm khoảng 10% của thế giới (trong thập kỷ 80); Đều là nước nông-công nghiệp hay nông nghiệp lạc hậu, đang chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hoá, đều đang tiến hành CNH'. Khoảng 90% các nước này nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới và xích đạo (vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai). Các nước này chiếm 50% GTSL nông nghiệp của thế giới; Nhưng về GT SLCN chỉ chiếm 10%. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là nông-lâm- ngư và khai khoáng. Trình độ kỹ thuật, công nghệ cũng như văn hoá, giáo dục, y tế còn thấp. Dân số còn tăng nhanh (3%), lao động dư thừa, các luồng di dân từ nông thôn ra thành thị kiếm sống ngày càng mạnh. Mức sống thấp, nhiều nước nạn đói xảy ra triền miên. GNP/người dưới 400 USD. Nợ nước ngoài ngày càng tăng, đây là gánh nặng của nhiều quốc gia. Trong thập kỷ 80, do hoàn cảnh địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội và các quan hệ quốc tế thay đổi, nhóm này có xu hướng phân hoá thành 3 nhóm nhỏ sau:

▪ Nhóm 2.a.Gồm các nước công nghiệp mới (NICs). Là những nước đã hoàn thành CNH' trong thập kỷ 80 (trong số các nước đang phát triển). Do sớm nhận biết được thế yếu và giá thấp của các N-L-HS, cùng với nguồn lao động rẻ mạt trước sự đe doạ bành trướng của những nước giàu mạnh. Vì vậy, các nước này đã tạo ra được môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư vốn từ nước ngoài, tiến hành CNH’, tạo ra nhiều sản phẩm CNCB' hiện đại thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu. GNP/người đã đạt trên 2.000USD. Vào thập kỷ 80, ở châu Á có 4 nước (Singapo, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc). Châu Mỹ có 3 nước (Braxin, Achentina, Mêhicô). Vào thập niên 90, các nước này đã được LHQ xếp vào nhóm các nước công nghiệp phát triển.

Nhóm 2.b.Bao gồm các nước có trình độ phát triển trung bình. Nhóm này chiếm số lượng đông nhất. Tiềm lực kinh tế của nhóm này vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên. Những nước này đều đang tiến hành CNH’, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên qui mô và tốc độ CNH’ còn hạn chế. Các nước này nằm rải rác ở Bắc Phi, Nam Phi, Trung Nam Mỹ, ĐNÁ (có thể kể thêm hai nước khổng lồ trên thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ).

▪ Nhóm 2.c.Gồm các nước chậm phát triển (LDC). Năm 1985 LHQ ghi nhận có 33-36 nước. Đặc trưng của những nước này là GNP/người < 330 USD, tỉ lệ mù chữ > 20%, CNCB' chiếm tỉ lệ < 10% GDP. Đến 1990, tăng lên 42 nước (với số dân là 340 triệu người). Phân bố như sau: Châu Phi (27), châu Á (11), châu Úc (3), châu Mỹ Latinh (1). Các nước này không chỉ nghèo về cơ sở hiện có, mà nghèo cả về tiềm năng phát triển; nợ nước ngoài chồng chất, thường xuyên nhận trợ cấp của LHQ Quốc (chưa kể đến thiên tai, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đang diễn ra ở nhiều nước).

d. Một số tổ chức liên kết kinh tế lớn hiện nay trên thế giới. Dưới tác động của cuộc cách mạng KH-KT-CN hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và khu vực theo hướng quốc tế hoá và khu vực hoá. Cuộc CM này CN hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và khu vực theo hướng quốc tế hoá và khu vực hoá. Cuộc CM này đã hình thành từ giữa thế kỷ XX, hiện nay đang phát triển rất mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, mang sắc thái mới của công nghệ thông tin (bao gồm cả tin học và viễn thông). Trên thế giới lại đang xuất hiện các cuộc điều chỉnh mới, nhằm thúc đẩy nhanh chóng NSLĐ và tiến bộ xã hội. Cùng với nó là sự kết thúc của chiến tranh lạnh, không còn sự đối đầu giữa 2 cường quốc lớn (Xô-Mỹ), xu thế hoà dịu, hình thành thế giới đa cực. CM KH-KT-CN hiện đại đang thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế; Xu hướng tăng cường hợp tác và nhất thể hoá kinh tế thế giới và khu vực ngày càng thể hiện rõ. Các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hình thành và đang hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực thương mại khoa học và công nghệ, văn hoá-xã hội .v.v. Trong đó, có những hình thức tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế, và các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đặc thù (tự do hoá kinh tế, thương mại, đầu tư, thông tin) đã tạo ra môi trường thuận lợi để đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Trên thế giới đã có hàng trăm tổ chức liên kết chính phủ và hàng ngàn tổ chức phi chính phủ hoạt động ở dạng trên. Đáng kể nhất là các tổ chức sau:

● Tổ chức thương mại thế giới (WTO). WTO được thành lập do kết quả của Hội nghị “Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)”. GATT được 30 nước ký ngày 30/10/1947. Nội dung chủ yếu là giảm thuế quan và

hội nghị thảo luận về số lượng các điều khoản giảm thuế và các mức cắt giảm thuế quan ngày càng nhiều. Đến 1986, các Bộ trưởng thương mại GATT đàm phán lần thứ 8 tại Urugoay với chủ đề: “Buôn bán hàng hoá và dịch vụ”, vòng đàm phán này dự kiến kéo dài 4 năm, nhưng đã kéo dài đến 1993. Năm 1994, các Hiệp định của đàm phán Urugoay được ký kết tại Ma Rốc. Tại đây, một Uỷ ban trù bị được thành lập để tiến tới việc hình thành WTO. Ngày 01/01/1995 WTO ra đời. Sự ra đời của WTO là một bước ngoặt lớn, góp phần vào quá trình thiết lập một hệ thống mậu dịch tự do thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng. Hiện nay, WTO có 130 nước là thành viên chính thức, 34 nước quan sát viên (chủ yếu là các nước đang phát triển). WTO chiếm 98% tổng giá trị thương mại thế giới. Việt Nam là 1/28 nước đang trong quá trình đàm phán xin gia nhập WTO.

● Liên Hiệp Châu Âu (EU-15). Thành lập 1957 tại Rôma (Ý), đây là tổ chức liên kết kinh tế khu vực ra đời sớm nhất TG (chỉ sau Hội đồng tương trợ kinh tế-khối XEV-1949, hiện nay không hoạt động). Từ 1957-1972, EU chỉ có 6 nước thành viên (Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lúc xămbua). Mục tiêu ban đầu chỉ là phát triển mậu dịch tự do, đồng minh thuế quan, rồi tiến tới thành lập một thị trường chung dưới tên gọi là thị trường chung Châu Âu. Năm 1973, EU kết nạp thêm 6 nước là Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tên gọi là Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC-12). Đến năm 1993, kết nạp thêm 3 nước (Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển) nâng tổng số các nước trong khối là 15 và đổi tên là Liên minh Châu Âu (EU-5). EU-15 có vai trò lớn trên thị trường thế giới. Tỉ trọng kim ngạch về ngoại thương thuộc loại cao (TNBQ/người trên 7.000 USD, mức TB của thế giới là 1.500USD/người). EU- 15 mạnh về các mặt hàng CNCB' hiện đại và hàng tiêu dùng cao cấp như (xe hơi, tủ lạnh, ti vi, máy giặt, giấy, sữa, bơ, rượu nho .v.v.). Do hoạt động mạnh, có kết quả nên hiện nay đã tiến tới “LM về tiền tệ - Euro”. Những lợi thế để EU-15 tiến tới liên minh về tiền tệ: Phần lớn các quốc gia này đều tiến hành CNH’ sớm nhất thế giới (từ thế kỷ 17-18), trở thành các nước đế quốc, xâm chiếm nhiều thuộc địa, vơ vét được nhiều tài nguyên, có nguồn vốn tích luỹ ban đầu. Về mặt địa lý, phần lớn các nước này nằm gần nhau ở Tây Âu, tiếp cận với Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, rất thuận tiện trong giao lưu với nhau và với các nước trên thế giới. Tài nguyên và dân số không chênh lệch nhau mấy, đều nằm trong khu vực ôn đới mát dịu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Các dân tộc đều có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của nền VM Bắc Địa Trung Hải; phong tục, tập quán, ngôn ngữ không xa lạ với nhau, rất thuận lợi trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, vốn đầu tư. EU đều có trình độ phát triển và mức sống cao nhất nằm trong tổng số 20 nước có GNP/người cao nhất thế giới (trong G-7 thì EU có 4 nước). Hiện nay EU-15 đang mở rộng thị trường sang khu vực châu Á-TBD để tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Năm 1990, EU đã quan hệ buôn bán với Việt Nam và chiếm > 10% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.

● Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Thành lập năm 1959 (hoạt động mạnh vào những năm 1960-1970); đến năm 1973 có 13 nước thành viên: ở Trung Đông có 6 nước (Iran, Irắc, Aráp Xêut, Kata, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, Kô oét; châu Phi có 4 nước (Gabông, Nigiêria, Libi, Algiêri); châu Mỹ La tinh có 2 nước (Vênêxuêla, Êqudo); Đông Nam Á có 1 nước (Inđônêxia). Mục đích của tổ chức này là bảo vệ quyền lợi dân tộc của các quốc gia XK dầu lửa; hạn chế ảnh hưởng của 5 Công ty dầu lửa lớn của Mỹ, 2 của Anh và 1 của Pháp đang hoạt động ở các nước này. Khi mới thành lập, OPEC có tác dụng điều chỉnh giá cả, phân chia thị trường, hạn chế mức sản xuất và xuất khẩu. Đến năm 1986, do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các quốc gia, tổ chức này bị phân hoá. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, do nhu cầu về dầu lửa thế giới tăng OPEC trở lại với vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế-thương mại. Hiện nay, OPEC chiếm 1/3 tổng sản lượng dầu mỏ TG (dẫn đầu là Arập Xêút 8,5% và Irắc 4,2% sản lượng dầu mỏ thế giới). Trên thị trường các nước TBCN thì OPEC cung cấp 45% nhu cầu. Nhưng các nước này, CNCB' hiện đại chưa phát triển, phải nhập nhiều HTD, LT - TP.

● Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Hình thành năm 1961, chủ yếu là những nước tư bản giàu mạnh tập hợp xung quanh Mỹ. Hiện nay có 29 nước; Bắc Mỹ 3 nước (Hoa Kỳ, Canađa, Mêhicô); Châu Á có 3 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ); Châu Úc-Đại Dương có 2 nước (Ôxtrâylia, Niu Dilân); 15 nước EU; Ở Bắc Âu có 3 nước (Thụy Sỹ, Thuỵ Điển, Phần Lan); Ở Đông Âu có 3 nước (Séc, Hung Ga Ri, Ba Lan). OECD là nguồn đầu tư to lớn sang các nước đang phát triển và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - thương mại thế giới, chiếm 80% kim ngạch XK và 75% GNP toàn TG.

● Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Thành lập 1967, ban đầu gồm 5 nước (Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philipin và Singapo); Năm 1984 thêm Bruney; Năm 1995 thêm Việt Nam; Năm 1997 thêm Mianma và Lào và năm 1999 tại Hà Nội kết nạp Cămpuchia là nước thứ 10, hiện nay tính thêm Đông Timo. Trong khu vực (trừ Singapo và Bruney) có mức thu nhập cao hơn mức trung bình của thế giới, còn lại đều có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình của thế giới (khoảng 1.280USD/người - chung cho cả khối, năm 1996). Đều rất đông dân, gia tăng dân số còn cao (2%). ASEAN có thế mạnh về một số nông sản nhiệt đới (lúa gạo, cao su, cà phê, ...), khoáng sản (thiếc chiếm 35% sản lượng thế giới), dầu mỏ. Hầu hết các nước này đều là nước nông- CN (trừ Singapo có CNCB' hiện đại khá phát triển, đã tham gia nhiều vào thị trường thế giới). Trong khoảng 30 năm gần đây, các nước như Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia có tốc độ tăng trưởng nền kinh tế khá cao, đã chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, ASEAN có tốc độ phát triển kinh tế khá mạnh, có ảnh hưởng lớn trong khu vực Đông Nam Á.

● Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Tổ chức này được thành lập do sáng kiến của Ôxtrâylia tại “Hội nghị Bộ trưởng kinh tế-thương mại và ngoại thương” của 12 nước khu vực Châu Á-TBD họp tại

Can-bơ-rơ (thủ đô Ôxtrâylia) tháng 11/1989. Hiện nay, APEC có 18 nước thành viên. APEC được coi là một lực lượng kinh tế chủ đạo ở vành đai Thái Bình Dương, khu vực kinh tế năng động nhất hiện nay. Với số dân chiếm 38,25% thế giới (trên 2,1 tỉ người); sản phẩm làm ra chiếm 53% GDP và chiếm 45% sản phẩm xuất khẩu của thế giới. Hàng năm, APEC đã tổ chức hàng trăm hội nghị từ cấp chuyên viên cao cấp, Bộ trưởng đến Hội nghị thượng đỉnh để bàn về những vấn đề cùng quan tâm, để duy trì sự phát triển về lợi ích chung của các nước trong khu vực:

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 1 pptx (Trang 92 - 95)