Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2019 (Trang 31 - 41)

3 .Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Vị trí địa lý

Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 110 km về phía Bắc. Có tọa độ địa lý như sau: Từ 22o 15’16" đến 22o 38’31" vĩ độ Bắc; từ 105o 14’15" đến 105o36’39" kinh độ Đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng;

+ Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang;

+ Phía Đông giáp huyện Pác Nặm, huyện Chợ Đồn và huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn;

+ Phía Tây giáp huyện Lâm Bình, của tỉnh Tuyên Quang.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 86.353,7 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 11 xã). Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 279, Quốc lộ 2C chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Địa hình, địa mạo

Huyện Na Hang nằm trung tâm hạ lưu sông Gâm, độ cao trung bình 480m so với mặt nước biển. Địa hình của huyện bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp. Địa mạo Castơ: Là dạng địa mạo đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung hầu hết ở các xã trên địa bàn huyện.

- Khí hậu

Huyện Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Thủy văn, nguồn nước

Sau khi xây dựng Thủy điện Tuyên Quang chế độ thủy văn phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết và vận hành của nhà máy. Ngoài ra, còn có suối Nặm Mường cùng nhiều suối nhỏ khác đều có tốc độ dòng chảy lớn nhưng đã được

hạn chế bởi lưu vực lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang với diện tích trên 8.000 ha.

Hệ thống sông, suối, hồ của huyện Na Hang là nguồn cung cấp hàng tỷ m3/năm nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú, có ở khắp địa bàn và có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân và khai thác quy mô công nghiệp. Hạn chế lớn nhất của huyện là lượng nước mưa mùa khô thấp, tuy mức độ không đến mức trầm trọng và ở những tháng đầu mùa mưa chất lượng nước tầng nông không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lưu vực.

- Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Năm 2012 huyện Na Hang đã được tiến hành điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 trên cơ sở điều tra 80.554 ha, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1 Phân loại đất của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

STT Tên nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất phù sa 178 0,21 2 Nhóm đất glây 86 0,10 3 Nhóm đất đen 1.411 1,63 4 Nhóm đất xám 68.069 78,83 5 Nhóm đất đỏ 582 0,67 6 Nhóm đất dốc tụ 89 0,10

Tổng diện tích điều tra 80.554 93,28 Tổng diện tích tự nhiên 86.354 100,00

Kết quả điều tra, phân loại, lập bản đồ đất đã mang lại khả năng tiếp cận, xây dựng được cách ứng xử, nhìn nhận đối với đất, phục vụ công tác quy hoạch, công tác quản lý đất, phương pháp sử dụng đất, khai thác đất cho đúng các đối tượng nhằm mang lại hiệu quả nhất, tạo được cái nhìn đầy đủ về hệ sinh thái đất đai để đối phó với những ảnh hưởng tác động do hoạt động của con người và biến đổi khí hậu.

Theo kết quả phân hạng đất nông nghiệp năm 2019 trên địa bàn huyện Na Hang có 81.265 ha diện tích đất nông nghiệp được điều tra, trong đó kết quả phân hạng như sau:

Bảng 3.2: Phân hạng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Na Hang

Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích điều tra (ha) 81.265 100

Tổng đất nông nghiệp Rất thích hợp 59.972 73,80 Thích hợp 15.872 19,53 Ít thích hợp 4.562 5,61 Không thích hợp 859 1,06 Đất trồng lúa Rất thích hợp 0,78 0,78 Thích hợp 0,93 0,93 Ít thích hợp 0,82 0,82 Không thích hợp 0,00 0,00 Đất trồng cây hàng năm khá Rất thích hợp 563 0,69 Thích hợp 281 0,35 Ít thích hợp 981 1,21 Không thích hợp 859 1,06 Đất trồng cây lâu năm Rất thích hợp - 0,00 Thích hợp 1.322 1,63 Ít thích hợp - 0,00

Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Không thích hợp - 0,00 Đất rừng đặc dụng Rất thích hợp 17.040 20,97 Thích hợp 4.498 5,53 Ít thích hợp 46 0,06 Không thích hợp - 0,00 Đất rừng phòng hộ Rất thích hợp 18.478 22,74 Thích hợp 3.617 4,45 Ít thích hợp - 0,00 Không thích hợp - 0,00 Đất rừng sản xuất Rất thích hợp 23.189 28,54 Thích hợp 5.398 6,64 Ít thích hợp 2.869 3,53 Không thích hợp - - Đất nuôi trồng thủy sản Rất thích hợp 66 0,08 Thích hợp - - Ít thích hợp - - Không thích hợp - -

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, 2019

Qua bảng 3.2 ta thấy, tài nguyên đất huyện Na Hang khá đa dạng, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông lâm nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Phần lớn diện tích thích hợp cho phát triển rừng sản xuất với diện tích 23.189 ha chiếm 28,54% diện tích được điều tra tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất trong nhiều năm chưa hợp lý nên nhiều nơi đất bị xói mòn, rửa trôi và suy thoái về chất lượng. Vì vậy, trong những năm tới, huyện cũng như các cơ quan ban ngành cần có những biện pháp canh tác phù hợp, tạo điều kiện sử dụng đất hiệu quả, tiết

- Thực trạng môi trường

Là huyện miền núi có mật độ dân số không cao, công nghiệp chưa phát triển mạnh, môi trường thiên nhiên ở Na Hang nói chung là tốt và có chiều hướng được cải thiện dần. Khu vực thị trấn, trung tâm kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều nét tự nhiên. Tuy nhiên, do khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản chưa thực sự gắn liền với đầu tư phục hồi tài nguyên và gắn với bảo vệ môi trường, diện tích rừng trong 10 năm qua tăng mạnh nhưng mức tăng chất lượng rừng còn hạn chế, độ dày tán che thấp, diện tích đất chưa có tán che còn lớn, hiện tượng xói mòn đang diễn ra mạnh nhất là vào mùa mưa.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội

- Lĩnh vực kinh tế

Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn tỉnh và khu vực, kinh tế của huyện Na Hang có những bước phát triển theo chiều hướng tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ - thương mại - du lịch. Tuy nhiên, nền kinh tế trọng tâm của huyện vẫn là phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản, từng bước thực hiện giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư hình thành nền tảng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống.

+ Ngành chăn nuôi - Thuỷ sản

Thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng, hỗ trợ lãi suất tiền vay, giao quỹ đất lâm nghiệp… nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển nghành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tính đến ngày 01 tháng 10 năm 2018 trên địa bàn huyện có 13.028 con trâu; đàn bò 3.456 con;

đàn lợn 38.188 con; đàn dê 7.812 con; Gia cầm 210.970 con. thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, triển khai kế hoạch tiêm phòng theo đúng quy định. Tăng cường công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại các Trạm, chốt kiểm dịch tại các tuyến đường liên huyện để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là ngăn chặn việc vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc từ địa phương khác vào địa bàn. Tính đến ngày 17/12/2019 phát hiện và tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 22 thôn/07 xã, thị trấn (số lượng lợn tiêu hủy 368 con, trọng lượng 13.944,5 kg).

Nhìn chung nghành chăn nuôi trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần về số lượng các đàn đại gia súc, tăng số lượng đàn gia cầm, đàn dê và đàn lợn thả đồi thường xuyên chú trọng đất chất lượng và đầu tư vào phát triển thương hiệu theo hướng hàng hóa.

+ Ngành lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 75.135,0 ha (chiếm 87,01% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất rừng sản xuất 31.455,4 ha (chiếm 36,43 % tổng diện tích tự nhiên), rừng phòng hộ 22.095,8 ha (chiếm 25,59 % tổng diện tích tự nhiên), rừng đặc dụng 21.583,8 ha (chiếm 24,99% tổng diện tích tự nhiên). Được quan tâm thường xuyên và huy động được nguồn lực từ nhân dân để phát triển lâm nghiệp và trồng rừng kinh tế theo mô hình hộ gia đình. Công tác quản lý, bảo vệ, trồng mới, khoanh nuôi và tái sinh rừng đảm bảo kế hoạch. Trong năm 2018 đã trồng mới 668,8 ha rừng tập trung, năm 2019 thực hiện trồng mới 633,0 ha rừng sản xuất. Tiếp tục thực hiện công tác giao quỹ đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình giai đoạn năm 2016-2020 để trồng rừng sản xuất.

Bảng 3.3: Diện tích trồng mới phân theo loại rừng ĐVT: ha Tống số Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Năm 2017 733,5 693,5 - 40 Năm 2018 668,8 638,9 - 29,9 Năm 2019 633,0 633,0 - -

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Na Hang, 2019) + Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, dịch vụ

Tính đến năm 2018, trên địa bàn huyện có tổng số 247 cơ sở sản xuất tập trung ở các ngành sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống và trang phục. Trên địa bàn huyện có 05 cơ sở chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ tre nứa tập trung ở thị trấn Na Hang, xã Yên Hoa và xã Thanh Tương; 02 hợp tác xã sản xuất và chế biến Chè đặc sản. Nhìn chung sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp trên địa bàn huyện (theo giá so sánh 2010) năm 2019: 1.275,7 tỷ đồng, vượt 4,9% kế hoạch. Về giá cả thị trường các sản phẩm hàng hóa thiết yếu trên địa bàn huyện tương đối ổn định không có sự biến động lớn về giá cả Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội thực hiện năm 2019: 1.350 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Giá trị xuất khẩu hàng hóa 2,5 triệu USD, đạt 100% kế hoạch. (Huyện ủy Na Hang, 2019)

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch của huyện Na Hang đã có những bước chuyển biến tích cực, Các hoạt động dịch vụ, kinh doanh diễn ra sôi nổi, đặc biệt trong các dịp nghỉ lễ và các chương trình lễ hội diễn ra trên địa bàn huyện. Dịch vụ vận tải tư nhân phát triển đã đưa những sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân xuống đến các xã, các thôn bản vùng sâu, vùng xa dịch vụ thương mại và những hộ buôn bán nhỏ lẻ phát triển. Na Hang là huyện có tiềm năng phát triển mạnh ngành du lịch, huyện có cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng với các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồi, hệ sinh thái rừng, lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.

Trên địa bàn huyện còn có một số di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh như: Thác Mơ, đền Pác Tạ ... là cơ sở để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.

+ Thực trạng cơ sở hạ tầng

Tập trung nguồn lực cho các công trình phát triển nâng cấp thị trấn Na Hang trở thành đô thị loại IV. Thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng đường bộ; đến nay, 100% xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; 12/12 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia, 88,55% số hộ dân được sử dụng điện. Bưu chính, viễn thông từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

- Lĩnh vực văn hóa-xã hội

+ Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được huyện quan tâm tập trung chỉ đạo duy trì kết quả huy động trẻ mầm non ra lớp học với tỷ lệ cao, phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, phấn đấu giảm tỷ lệ người không biết chữ xuống mức thấp nhất có thể. Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục đào tạo.

+ Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Trên địa bàn huyện: Có 2 Trung tâm y tế, 1 phòng y tế và 12 trạm y tế xã được xây dựng. Công tác khám, chữa bệnh cơ bản đáp ứng nhu cầu người dân, thực hiện tốt khám chữa bệnh theo bảo hiểm được cấp. Các chương trình mục tiêu y tế được triển khai đầy đủ, có hiệu quả. Công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, không có dịch bệnh lớn sảy ra. Nhìn chung các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đã tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, chương trình y tế quốc gia, củng cố nâng cao chất lượng trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân từ Trung tâm y tế huyện Na Hang, Trung tâm y tế khu vực xã Yên Hoa đến các trạm y tế các xã, thị trấn.

+ Dân số, lao động

Huyện Na Hang có mật độ dân số ở mức trung bình so với mức trung bình của tỉnh Tuyên Quang. Tỷ lệ phát triển dân số ở mức thấp so với tỷ lệ phát triển dân số chung. Dân số phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện, chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện đất đai và điều kiện giao thông, thường tập trung ở những nơi có đất canh tác nông nghiệp, ven đường giao thông và thị trấn.

Bảng 3.4:Tình hình dân số của huyện Na Hang giai đoạn 2017-2019

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ tăng (%) Số lượng (người) Tỷ lệ tăng (%) Số lượng (người) Tỷ lệ tăng (%) 1 Tổng số 42.343 100,93 42.774 101,02 43.383 101,42 Thành thị 8.095 101,54 8.227 101,63 8.361 101,63 Nông thôn 34.248 100,79 34.547 100,87 35.022 101,37 2 Giới tính - Nam 21.806 101,45 22.039 101,07 22.274 101,07 - Nữ 20.537 100,39 20.735 100,96 21.109 101,80

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Na Hang, 2019)

Với dân số khoảng 43.383 người năm 2018, huyện hiện có cộng đồng các dân tộc (Tày, Dao, Kinh, H mông, Nùng...) cùng sinh sống. Trong đó, người Tày chiếm đa số, tiếp đến là dân tộc Dao, Kinh. Bên cạnh đó, đồng bào dưới xuôi lên mang theo chất văn hoá và các hoạt động chính trị xã hội và làm kinh tế năng động làm thay kinh tế - xã hội đời sống văn hoá phong phú đa dạng.

Bảng 3.5: Tình hình các dân tộc trên địa bàn huyện Na Hang S T T Tên xã Số hộ Dân tộc K in h T ày H oa N ùn g H m ôn g D ao K c Toàn huyện 10.725 5.786 23.050 259 348 3.403 12.123 373 1 Thị trấn 2.160 3.756 3.653 195 41 66 489 90 2 Thanh Tương 795 577 1.912 15 6 2 749 18 3 Năng Khả 1.467 593 3.205 17 4 9 1.334 20 4 Sơn Phú 645 197 574 13 165 2.105 5 5 Đà Vị 1.29 113 3.917 658 791 13 6 Hồng Thái 313 36 74 379 1.102 3 7 Yên Hoa 1.129 218 3.203 3 190 81 1.332 12 8 Côn lôn 500 61 1.674 1 190 193 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2019 (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)