Kết quả giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2019 (Trang 52 - 58)

3 .Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Kết quả giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

dng đất cho các h gia đình trên địa bàn huyn

Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 17/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án giao rừng trồng gắn với giao đất lâm nghiệp thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Phương án giao rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã quy hoạch lại là

rừng sản xuất sau điều chỉnh phân 3 loại rừng theo Quyết định 1770/QĐ-CT ngày 31/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Văn bản số 2349/UBND-NLN ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh Tuyên Quang về hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng 327, 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất khi thực hiện giao rừng. Trong giai đoạn năm 2017-2019 công tác giao đất lâm nghiệp đã được triển khai thực hiện cho các hộ gia đình và cá nhân, nhóm cộng đồng dân cư sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả tiềm năng rừng và đất lâm nghiệp của huyện, đồng thời tạo động lực khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ và đầu tư phát triển rừng. Kết quả giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện được tổng hợp ở bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Kết quả giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Na Hang giai

đoạn 2017-2019 Stt Đơn vị hành chính Shốộ Số nhân khẩu (người) Tổng số

thửa đất DiGiao ện đất lâm nghiệp (ha) tích DT. có rừng DT. mất rừng 1 Xã Sơn Phú 16 92 20 25,71 19,41 6,30 2 Xã Năng Khả 27 126 39 43,65 42,75 0,90 3 Xã Sinh Long 26 122 32 51,22 50,40 0,82 4 Xã Thượng Nông 49 227 51 31,36 30,71 0,64 5 Xã Hồng Thái 3 16 4 2,87 2,50 0,36 6 Yên Hoa 35 173 39 93,79 73,33 20,45 7 Đà Vị 3 17 3 5,93 5,93 0,00 8 Thị Trấn 9 61 11 17,42 11,19 6,23 9 Thượng Giáp 3 20 3 2,21 2,21 0,00 10 Khâu Tinh 1 5 2 5,14 5,14 0,00 Tổng 172 859 204 279,29 243,58 35,70

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Hang, 2019)

Qua bảng 3.7 ta thấy, trong giai đoạn 2017-2019 công tác giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân,

nhóm đồng sử dụng trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã được tiến hành trên địa bàn của 10/12 đơn vị cấp xã của huyện, kết quả tổng hợp cụ thể như sau:

- Tổng số hộ gia đình, cá nhân: 172 hộ - Tổng số nhân khẩu được giao: 859 người.

- Tổng số thửa đất được giao: 204 thửa

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao: 279,29 Trong đó: + Diện tích có rừng: 243,58 ha

+ Diện tích không có rừng: 35,70 ha

- Công tác cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu tài sản là rừng sản xuất được thực hiện tốt với tổng số 204 giấy chứng nhận cho 279,29 ha (100% diện tích đất lâm nghiệp được giao)

- Công tác giao đất được thực hiện trên cơ sở đảm bảo công bằng, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của từng địa phương. Căn cứ kết quả đã giao đất lâm nghiệp đã thực hiện ta có thể thấy trung bình 01 hộ gia đình được giao diện tích khoảng 1,36 ha đất lâm nghiệp, mức giao tối đa không quá 5ha/hộ, tối thiểu không hạn chế mà theo diện tích của từng lô, đảm bảo nguyên tắc giao trọn lô rừng theo hồ sơ thiết kế trồng, chăm sóc rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Có thể thấy diện tích rừng trồng được giao cho các hộ tương đối lớn chiếm 87,22% tổng diện tích đất giao với số vốn đầu tư lên tới 3.623.756.103 đồng nên khi các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ hoàn vốn đầu tư và nghĩa vụ khác tùy theo khả năng sinh lời hoặc loại cây trồng đã được giao. Kết quả giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất cho các hộ gia đình, cá nhân phân theo loài cây được tổng hợp tại bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8: Kết quả giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu rừng cho các hộ gia đình, cá nhân phân theo loài cây S T T Loài cây Số lượng (thửa) Diện tích (ha) Vốn đầu tư (đồng) Giao đất Có rừng Mất rừng 1 Chè Shan tuyết 35 31,36 30,18 1,18 1.142.505.700 2 Nhãn 5 2,18 2,18 - 16.068.955 3 Lát hoa 55 86,54 73,22 13,32 1.333.204.063 4 Mỡ 68 90,16 80,82 9,35 693.034.066 5 Keo 8 19,25 18,41 0,85 231.879.642 6 Quế 3 0,99 0,99 - 4.676.511 7 Hỗn giao 30 48,81 37,80 11,01 202.387.166 Quế+ Mỡ 3 3,40 1,28 2,13 19.498.739 Quế+De 6 19,64 18,53 1,11 57.979.396 Quế +Lát 21 25,77 17,99 7,77 124.909.031 Tổng cộng 204 272,29 243,58 35,70 3.623.756.103

Qua bảng 3.8 ta thấy diện tích đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện với 7 loại cây trồng gồm: Cây Chè shan tuyết, cây nhãn, cây mỡ, cây keo, cây lát hoa, cây quế và cây de. Các loại cây trồng có những thế mạnh, khả năng và tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng khác nhau nhưng có thể nhóm phân loại thành 3 nhóm cơ bản như sau:

- Nhóm rừng trồng cây đặc sản gồm cây nhãn và cây Chè shan tuyết: + Rừng trồng cây Chè shan tuyết: Trên địa bàn huyện đã giao 35 thửa đất lâm nghiệp với diện tích là 31,36 ha đất (chiếm 11,23% tổng diện tích giao) cho các hộ gia đình, cá nhân. Chi phí nhà nước đã đầu tư là 1.142.505.700 đồng (chiếm 31,53% tổng vốn đầu tư). Hiện nay các hộ đang chăm sóc và có nguồn thu nhập ổn định, dù sản lượng không nhiều nhưng cây Chè shan tuyết tại huyện Na Hang lại có hương vị rất đặc trưng, có thể lưu giữ và nhân rộng để phát triển sản xuất thực phẩm và phục vụ du lịch nên tình trạng mất rừng là rất ít.

+ Rừng trồng cây Nhãn gồm 05 thửa đất tại xã Yên Hoa, huyện Na Hang có diện tích đất và rưng là 2,18 ha (chiếm 0,78% tổng diện tích đất giao), chi phí nhà nước đã đầu tư là 16.068.955 đồng (chiếm 0,44% tổng vốn đầu tư).

- Nhóm rừng trồng cây lâm nghiệp lấy gỗ gồm:

+ Rừng trồng cây Lát hoa: Là cây gỗ lớn, có khả năng thích nghi ở nhiều loại đất, nhiều loại địa hình và Lát Hoa cho gỗ đẹp, từ màu sắc đến thớ và vân gỗ nên rất được ưa chuộng. Bởi vậy cây Lát hoa là một trong những loài cây được trồng nhiều nhất trên địa bàn huyện Na Hang khi thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng theo Quyết định Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay trên địa bàn huyện đã tiến hành giao 55 thửa đất với diện tích là 86,54 ha (chiếm 30,98% tổng diện tích giao), trong đó diện tích còn rừng tại thời điểm lập phương án là 73,22

ha, diện tích mất rừng là 13,32 ha (chiếm 18% tổng diện tích đất trồng cây lát hoa được giao). Khoản vốn Nhà nước đã đầu tư là 1.333.204.063 đồng (chiếm 36,79% tổng vốn đầu tư)

+ Rừng trồng cây Mỡ: Trên địa bàn huyện đã giao 68 thửa với diện tích là 90,16 ha đất lâm nghiệp (chiếm 32,28% tổng diện tích giao), trong đó diện tích có rừng là 80,82 ha, diện tích mất rừng là 9,35 ha. Chi phí nhà nước đã đầu tư là 693.034.066 đồng (chiếm 19,12% tổng vốn đầu tư)

+ Rừng trồng cây Keo: Trên địa bàn huyện đã giao 8 thửa với diện tích là 19,25 ha đất lâm nghiệp (chiếm 6,89% tổng diện tích giao), trong đó diện tích có rừng là 18,41 ha, diện tích mất rừng là 0,85 ha. Chi phí Nhà nước đầu tư là 693.034.066 đồng (chiếm 6,40% tổng vốn đầu tư).

+ Rừng trồng cây Quế: Cây quế là cây trồng đa năng vì khi thu hoạch chẳng phải bỏ đi thứ gì, từ lá, thân, gốc đều bán được. Trên địa bàn huyện đã giao 3 thửa với diện tích là 0,99 ha đất lâm nghiệp (chiếm 0,35% tổng diện tích giao) với số vốn đầu tư là 4.676.511 đồng (chiếm 0,13% tổng vốn đầu tư).

- Nhóm rừng trồng hỗn giao: Quế-Mỡ, Quế-Lát, Quế-De, nhìn tổng thể thì đa phần đều đạt được thành quả và có thu được sản phẩm. Trên địa bàn huyện đã giao 30 thửa với tổng diện tích đất là 48,81 ha (chiếm 17,48% tổng diện tích giao), trong đó diện tích có rừng là 37,8 ha, diện tích mất rừng là 11,01 ha. Chi phí Nhà nước đầu tư là 202.387.166 đồng (chiếm 5,59% tổng vốn đầu tư).

* Đánh giá chung về tình hình giao đất lâm nghiệp

Nhìn chung chính sách giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng cho hộ gia đình, cá nhân đã có ảnh hưởng tích cực đến tư tưởng và thái độ người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển kinh tế rừng. Kết quả công tác giao đất lâm nghiệp đã phản ánh tốt nhiệm vụ chức năng của cơ quan quản lý đất đai và ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt vai

trò trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, tăng lòng tin cho người sử dụng đất để người dân an tâm đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn còn một số hạn chế liên quan tới nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phân 3 loại rừng. Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm gây ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2019 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)