Đánh giá chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Hang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2019 (Trang 58 - 76)

3 .Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.2.3. Đánh giá chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Hang

Na Hang qua ý kiến người dân

3.2.3.1. Hiểu biết của người dân về chính sách giao đất lâm nghiệp

Nhiệm vụ phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân biết và hiểu về chính sách, pháp luật và trách nhiệm của người sử dụng đất, sử dụng rừng trong trình tự thủ tục lập hồ sơ giao đất lâm nghiệp và cấp GCNQSD đất là rất quan trọng. Kết quả điều tra, phỏng vấn 80 cá nhân là đại diện cho các hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cho thấy đa số nhân dân được tiếp cận thông tin từ các nguồn chính thống.

- Hiểu biết của người dân về công tác giao đất lâm nghiệp

Bảng 3.9: Sự hiểu biết của người dân về công tác giao đất lâm nghiệp STT Nội dung S(phiố lượếu) ng T(%) ỉ lệ

1 Ông (bà) nắm biết thông tin về chính sách giao

đất lâm nghiệp từđâu? 80 100,0

Cuộc họp thôn, tổ dân phố 51 63,75

Thông báo tại UBND xã 3 3,75

Truyền thông địa phương 0 -

Nguồn khác: ……… 26 32,50

Ông (bà) có biết các bước thực hiện công tác

giao đất lâm nghiệp không? 80 100

Biết rõ các bước thực hiện 9 11,25

Không biết 20 25,0

Biết nhưng không biết rõ 51 63,75

+ Qua phỏng vấn tìm hiểu ý kiến của 80 người dân là đại diện các hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp thì tất cả người dân được hỏi đều có biết chính sách giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng, trong đó: có 51người được hỏi (chiếm 63,75% trong tổng số người được hỏi) cho biết nguồn thông tin chủ yếu họ biết được qua cuộc họp thôn, tổ dân phố; Có 26/80 người được hỏi (chiếm 32,5% trong tổng số người được hỏi) cho biết họ nắm biết thông tin về chính sách giao rừng qua kênh truyền miệng từ người thân, hàng xóm và trưởng thôn; Có 3/80 người được hỏi (chiếm 3,75% trong tổng số người được hỏi) cho biết họ nắm biết thông tin qua thông báo tại Ủy ban nhân dân xã.

+ Khi hỏi về sự hiểu biết của người dân về trình tự thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp tại địa phương thì đa số mọi người được hỏi có biết các bước thực hiện công tác giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp nhưng không biết rõ về chi tiết do khi triển khai thực hiện có nhiều nội dung tuyên truyền nên không tiếp thu được hết mà chỉ dừng lại ở việc xác định việc theo các cấp thực hiện. Có 20 người(chiếm 25%) trong tổng số 80 người được hỏi cho biết họ không biết quy trình thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp.

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm

nghiệp

Quyền lợi của người sử dụng đất được quy định khá rộng tùy theo đối tượng sử dụng đất, hình thức sử dụng đất. Trong phạm vi đề tài này chỉ đề cập đến một vài các khía cạnh cơ bản về các quyền sử dụng đất của nông hộ, các quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao rừng gắn liền với giao đất thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất trên địa bàn nghiên cứu và được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.10: Sự hiểu biết của người dân về quyền của người được giao đất lâm nghiệp STT Nội dung Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%) 1

Ông (bà) có biết các quyền khi một hộ gia đình

được Nhà nước giao đất lâm nghiệp, cấp GCNQSD đất không?

80 100

57 71,25

Không 23 28,75

2 Ông/bà có muốn chuyển nhượng (bán) lô đất

được giao không? 80 100

15 18,75

Không 65 81,25

3 Ông/bà có muốn chuyển đổi lô đất được giao

với các hộ gia đình khác trong xã không? 80 100

9 11,25

Không 71 88,75

4 Gia đình có dùng giấy CNQSD đất để thế

chấp vay vốn ngân hàng không? 80 100

17 21,25

Không 63 78.75

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2019)

Khi được hỏi về quyền của hộ gia đình, cá nhân khi được Nhà nước giao đất lâm nghiệp, cấp GCNQSD đất thì có 57 (chiếm 71,25%) người trong tổng số 80 người được hỏi có câu trả lời ngay và tập trung ở một số nội dung chính như: Được cấp GCNQSD đất, được khai thác và bán rừng và trồng rừng, được chia đất cho các con, được bán… Có 23 người được hỏi không

biết rõ các quyền khi được nhà nước giao đất lâm nghiệp. Tuy nhiên sau khi đưa ra các gợi ý về quyền lợi cơ bản thì tất cả mọi người được hỏi đã biết về các quyền này và lý do chính là do chưa có cái nhìn tổng quan và chưa quan tâm nghiên cứu đầy đủ các quyền. Đa phần người dân được hỏi quan tâm và biết tới các quyền sau:

+ Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Qua điều tra có 15/80 người được hỏi cho biết muốn chuyển nhượng diện tích đất lâm nghiệp được giao, trong đó có một số lý do chủ yếu gồm: thiếu người lao động, người quản lý đất và rừng được giao; thiếu vốn đầu tư kinh doanh, sản xuất hoặc thiếu tiền nuôi con đi học; Hộ gia đình sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu được trả giá cao. Có 65/80 người được hỏi cho biết sẽ không chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chỉ muốn nhận thêm quyền sử dụng đất.

+ Khi được hỏi về nhu cầu chuyển đổi, đã có 9/80 người được hỏi (chiếm 11,25%) cho biết có nhu cầu chuyển đổi thửa đất rừng với hộ khác để thuận tiện cho sản xuất và phát triển chăn nuôi của gia đình. Tuy nhiên vì là một huyện miền núi có địa hình đồi núi là chủ yếu, vị trí và các yếu tố khác của đất không đồng đều nên việc thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất rất ít được thực hiện giữa các hộ gia đình. Có 71/80 người được hỏi (chiếm 88,75%) cho biết không có nhu cầu chuyển đổi thửa đất được giao.

+ Quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn: Các hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình vay vốn đầu tư phát triển sản xuất trên diện tích đất được giao. Qua điều tra đã có 17/80 người được hỏi cho biết hộ gia đình họ đã thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang theo các chương trình vay vốn giải quyết việc làm, vay vốn có hỗ trợ lãi xuất theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của hội đồng nhân tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng

hóa với một số cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Có 63/80 người được hỏi cho biết hộ gia đình họ không dùng GCNQSD đất để thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn do nhiều lý do, trong đó chủ yếu là các hộ không có nhu cầu vay.

+ Về quyền tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên thực tế ít khi thực hiện do đất lâm nghiệp được giao cho cả hộ gia đình. Tuy nhiên đây cũng là các quyền mà dễ để xảy ra tranh chấp đất đai và ảnh hưởng mối quan hệ giữa các thành viên là anh, chị, em ruột sau khi lập gia đình riêng. Đối với các quyền cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn là khái niệm mới với các hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào thực hiện quyền cho thuê quyền sử dụng đất, quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Sự hiểu biết của người dân về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ là yếu tố rất quan trọng đến việc đảm bảo thực hiện đúng theo mục tiêu của Chính sách giao rừng của Nhà nước, quan điểm của địa phương nơi có đất đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người được giao đất lâm nghiệp, thực hiện nguyên tắc giao đất lâm nghiệp theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, không làm mất vốn của Nhà nước đã đầu tư trồng rừng. Bởi vậy khi đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây dựng Phương án giao đất lâm nghiệp sẽ căn cứ vào Loài cây trồng dự kiến được giao, tuổi rừng, trữ lượng rừng, diện tích đất lâm nghiệp dự kiến giao và nguồn vốn đầu tư để xác định cơ chế hưởng lợi cũng như nghĩa vụ tài chính cho các đối tượng được giao đất gắn với giao rừng. Kết quả điều tra, phỏng vấn sự hiểu biết về nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi được nhà nước giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng được tổng hợp thể hiện qua bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11: Sự hiểu biết của người dân về nghĩa vụ của người được nhà nước giao đất lâm nghiệp

STT Nội dung Số lượng

(phiếu)

Tỉ lệ

(%)

1

Ông (bà) có biết nghĩa vụ của hộ gia đình được Nhà nước giao đất lâm nghiệp, cấp GCNQSD

đất không?

80 100

71 88,75

Không 9 11,25

2 Theo Ông (bà) khi một hộ gia đình được Nhà nước giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu tài sản thì hộ gia

đình đó có phải thực hiện loại nghĩa vụ tài chính nào không?

80 100

73 91,25

Nghĩa vụ tài chính về thu tiền sử dụng đất 19 23,8 Nghĩa vụ tài chính liên quan việc hoàn vốn

đã đầu tư để trồng rừng 30 37,5

Nghĩa vụ tài chính về thuế thu nhập cá

nhân 4 5,0

Không biết chính xác 20 25,0

Không 7 8,75

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2019)

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn thể hiện tại bảng 3.11 có thể thấy đa số người dân biết về nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi được nhà nước giao

đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng, các ý kiến chủ yếu tập trung ở phần nghĩa vụ tài chính; sử dụng và bảo vệ đất rừng đúng ranh giới được giao; Trồng rừng sau khi khai thác... Có 9 người (chiếm 11,25%) trong tổng số 80 người được hỏi cho biết họ không biết nghĩa vụ của hộ gia đình khi được nhà nước giao rừng, giao đất lâm nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi chỉ đề cập tới nghĩa vụ tài chính về vốn đầu tư của Nhà nước vì nó quyết định tiến độ cũng như lợi ích của các bên.

+ Qua điều tra đại diện 80 hộ gia đình cho thấy có 7 người (chiếm 8,75%) cho rằng khi họ được Nhà nước giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì không cần thực hiện nghĩa vụ tài chính nào cả và là chương trình cấp sổ đỏ (GCNQSD đất) thông thường. Có 73 người (91,25%) biết là khi họ được Nhà nước giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng trồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì cần thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên đa phần người dân chưa biết khoản tiền họ phải nộp là vì lí do gì. Có 19 người (Chiếm 23,8%) trong tổng số người được hỏi còn có sự nhầm lẫn và họ hiểu rằng số tiền dó là tiền sử dụng đất phải nộp cho nhà nước.

3.2.3.2.Ý kiến của người dân về kết quả giao đất lâm nghiệp - Tư tưởng của người dân khi được giao đất lâm nghiệp.

Qua tìm hiểu tư tưởng của người dân khi được giao đất lâm nghiệp thì có 100% số hộ gia đình được hỏi đồng tình và hưởng ứng với kết quả thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp vì chính sách này đã tạo điều kiện cho người dân được làm chủ sử dụng đất, sở hữu rừng đối với diện tích đã nhận giao khoán, chăm sóc bảo vệ trong nhiều năm. Tuy nhiên thời gian từ khi người dân làm thủ tục tới khi được cấp, trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Kết quả điều tra, phỏng vấn về tư tưởng người dân về khết quả thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp được thể hiện ở bảng 3.12 dưới đây:

Bảng 3.12: Ý kiến của người dân về kết quả giao đất lâm nghiệp Stt Nội dung Số lượng (phiếu) Tỉ lệ (%) 1

Ông (bà) đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Hang (Tính chấp nhận)

80 100

Rất ủng hộ 80 100

Chỉ ủng hộ một phần - -

Không ủng hộ nhưng cũng không phản đối - -

Phản đối - -

Không biết/khó trả lời - -

2 Ông (bà) thấy thời gian giải quyết thủ tục hành

chính về giao đất như thế nào? 80 100 Nhanh - - Bình thường 34 42,50 Chậm 46 57,50 Hộ ông (bà) có gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục xin giao đất? 80 100 Có 6 7,50 Không 74 92,50

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2019)

Khi phỏng vấn ý kiến của đại diện 80 hộ gia đình đối với các quy định của Nhà nước và địa phương về thủ tục giao đất lâm nghiệp có 74 người (chiếm 92,5%) tổng số người được hỏi cho biết họ cảm thấy việc thực hiện thủ tục giao đất hiện nay đơn giản, dễ thực hiện do các cán bộ đến từng thôn làm việc, hướng dẫn từng hộ thực hiện việc lập hồ sơ xin giao rừng gắn với giao đất, cấp GCNQSD đất; Có 6 người (chiếm 7,5%) trong tổng số 80 người

được hỏi cho biết họ còn gặp khó khăn từ một số nội dung như việc xin chữ ký xác nhận của các chủ đất liền kề đi làm ăn xa và một số nguyên nhân khác.

- Ý kiến người dân về kết quả giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp

Bảng 3.13: Ý kiến của người dân về đất lâm nghiệp được giao

Stt Nội dung Số lượng

(phiếu)

Tỉ lệ

(%)

1 Theo ông (bà) mỗi hộ gia đình được giao không

quá 05 ha đất lâm nghiệp đã phù hợp chưa? 80 100,0

Đã phù hợp 71 88,75

Chưa phù hợp 9 11,25

2 Hộ ông (bà) có mong muốn được giao thêm đất

lâm nghiệp không? 80 100,0

75 93,75

Không 5 6,25

3 Ông, (bà) có biết ranh giới của thửa đất được

giao ở ngoài thực địa không? 80 100,0

54 57,5

Không biêt hoặc không biết chắc chắn 26 25,5

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2019) + Hạn mức giao đất và nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp:

Việc quy định hạn mức về diện tích giao đất lâm nghiệp nhằm đảm bảo công bằng, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của từng địa phương là điều rất cần thiết. Trên cơ sở quỹ đất lâm nghiệp của địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Na Hang quyết định giao đất lâm nghiệp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên quang với mức giao tối đa không quá 5ha/hộ gia đình, cá nhân, mức giao tối thiểu không hạn chế mà theo diện tích của từng lô, đảm bảo nguyên tắc giao trọn lô rừng theo hồ sơ

Qua bảng 3.12 ta thấy có 71 người (chiếm 88,75%) trong tổng số 80 người được hỏi cho rằng mức giao không quá 05 ha đất lâm nghiệp đã phù hợp với điều kiện của gia đình, có 9 người (chiếm 11,25%) là đại diện hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp có ý kiến cho rằng hạn mức đất được nhận còn thấp và chưa phù hợp với điều kiện và nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình lý do chủ yếu là do gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, có nguồn lao động có khả năng tham gia quản lý, sản xuất lâm nghiệp nhưng gặp khó khăn trong quy định về hạn mức giao và diện tích trước đây hộ gia đình đã nhận giao khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ trong hợp đồng nhận khoán lớn hơn diện tích hiện nay được giao. Đa số các hộ muốn được giao thêm đất lâm nghiệp tập trung ở nhóm hộ được giao với diện tích nhỏ hơn dưới 2,5 ha, có 5người (chiếm 6,25%) trong tổng số người được hỏi cho biết không có nhu cầu nhận giao thêm đất lâm nghiệp với lý do không có đủ nhân lực quản lý nhiều hơn nữa.

+Ranh giới của thửa đất

Nhằm đảm bảo người dân được giao đất nắm rõ ranh giới thửa đất được giao tại thực địa để không để phát sinh tranh chấp về đất đai sau khi giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Qua kết quả tổng hợp tại bảng 3.12 ta thấy khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2019 (Trang 58 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)