Khái quát chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2017 2019 (Trang 27 - 29)

Tình hình giải quyết đơn thư, tranh chấp, khiếu nại nhìn chung vẫn diễn biến phức tạp và gay gắt ở một số địa phương, nhất là những thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, bầu cửĐại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Đặc biệt, tình hình khiếu kiện đông người tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường có đoàn lên tới vài trăm người với thái độ bức xúc, gay gắt, nhiều lần tập trung lên Trung ương. Đáng chú ý, các đoàn công dân khiếu kiện đông người có sự liên kết với nhau, tổ chức chặt chẽ và được sựủng hộ lương thực, tiền của một số tổ chức tự phát.

Các vụ việc khiếu nại phức tạp, chủ yếu là về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội; khiếu nại đòi lại cơ sở tôn giáo; khiếu nại đòi lại nhà đất trước đây có sử dụng nhưng nay tổ chức, cá nhân khác sử dụng; khiếu nại tranh chấp đất đai trong nhân dân; có những trường hợp từ việc khiếu nại nhưng không đạt được mục đích đã chuyển sang tố cáo cán bộ, công chức giải quyết. Đáng lo ngại là khiếu nại đang bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xuyên tạc, bôi xấu, đe doạ và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, tác động tiêu cực vào tâm lý, của cán bộ, nhân dân (Thanh tra chính phủ, 2016).

Tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, tình hình khiếu nại tố của công dân tuy có giảm về số lượng nhưng lại tăng về số vụ việc và số đoàn đông người. Xuất hiện nhiều vụ việc có tính chất phức tạp liên quan tới việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định canh, định cư; việc bố trí đất sản xuất; tranh chấp đất đai liên quan đến đất có nguồn gốc nông lâm trường. Tại các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, tình hình khiếu nại của công dân có chiều hướng giảm cả về số lượng đoàn đông người và số vụ việc. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, vẫn còn tình trạng công dân tập trung đông người kéo về Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại. Phần lớn vụ việc pháp sinh từ những năm trước, đã được cấp, ngành giải quyết theo thẩm quyền. Có những vụ việc đã được cơ quan, bộ, ngành trung ương phối hợp với địa phương kiểm tra, rà soát, giải quyết (Khánh An, 2017).

Tình hình khiếu nại của công dân khu vực phía Bắc tuy có giảm về số lượng ngườu và số đoàn đông người nhưng lại xuất hiện nhiều vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có hành vi vi phạm pháp luật như vụ việc khiếu kiện, giữ người trái pháp luật tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội (4/2017); vụ việc tập trung đông người phản đối, ngăn cản cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng tỉnh lộ 277 đoạn từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ (huyện Phong Yên) tỉnh Bắc Ninh (4/2017); khiếu khiện của hàng trăm hộ dân liên quan đế công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án cải tại, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn qua thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; vụ việc trên 200 hộ tiểu thương phán đối di chuyển chợĐông Đăng (tỉnh Lạng Sơn), đơn thư của công dân liên quan đến Chợ Ninh Hiệp (Hà Nội); khiếu kiện của các đoàn đông người tại Hà Nội phán ánh liên quan thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị phường Dương Nội (Hà Nội), phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm), công dân quận Hoàng Mai,... Đa số các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp tại các tỉnh thành phố khu vực miền Bắc (cũng như cả nước nói chung) thời gian qua, hầu hết là các vụ việc cũđể lại, đã được chức năng xem xét, giải quyết nhiều lần, tuy nhiên công dân vẫn khiếu kiện với thái độ gay gắt, bức xúc, ít nhiều ảnh hưởng tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là tại các thời điểm diễn ra kỳ họp Trung ương, họp Quốc hội,... (Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2017 2019 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)