Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại vềđất đai là một vấn đề nhạy cảm, khó khăn vì nó liên quan đến quyền và lợi ích của người khiếu kiện và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Với tình hình công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, tranh chấp, khiếu nại vềđất đai như hiện nay để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tồn tại, nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, tranh chấp, khiếu nại trong thời gian tới UBND huyện Vân Đồn cần:
- Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, giám sát việc thực thi pháp luật vềđất đai, pháp luật về khiếu nại
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với việc tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại. Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, hiệu quả điều hành của chính quyền cơ sở trong giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại. Xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, đồng thời phải có phân công trách nhiệm một cách rõ ràng để chỉ đạo, giải quyết có hiệu quảđơn thư tranh chấp, khiếu nại trên địa bàn.
Thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, kể cả tham gia tố tụng tại tòa án (hạn chế việc ủy quyền trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại nói chung) để giải quyết tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, cố bảo vệ cái sai của người tiền nhiệm.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tập thể, cá nhân có trách nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, thi hành các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với người thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, không chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết đã có hiệu lực của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tranh chấp, khiếu nại đất đai
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềđất đai, pháp luật về khiếu nại. Đây là giải pháp mang tính gián tiếp, theo đó, nó có tác động
vào ý thức nhằm không ngừng nâng cao nhận thức về đất đai của mọi cơ quan, tổ chức và công dân thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với sựđa dạng các hình thức, như: Các buổi nói chuyện chuyên đề, hỏi - đáp pháp luật đất đai, khiếu nại về đất đai, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật vềđất đai, khiếu nại về đất đai, v.v. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật phải đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với đặc điểm và trình độ dân trí, tình hình thực tế ở Vân Đồn; sử dụng triệt để các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, trên panô, áp phích cơ động, bản tin nội bộ, thông qua đội ngũ báo cáo viên,… tất cả là để tạo điều kiện cho người tham gia khiếu nại có sự hiểu biết cơ bản và hiểu biết sâu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đầu tư xây dựng tủ sách pháp luật đến từng xã, thị trấn, cung cấp đủ các văn bản pháp luật, sách tài liệu hướng dẫn nghiệp vụđối với chính quyền cơ sở. Phát huy và đề cao vai trò của các tổ chức: Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,... trong quá trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Vận động quần chúng tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống các loại tội phạm.
- Nâng cao vai trò của công tác hòa giải cấp cơ sở
Nhiệm vụ của công tác hòa giải cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp đất đai là một nhiệm vụ quan trọng, qua đó nếu áp dụng tốt, vận dụng được đầy đủ các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội sẽ giải quyết được tranh chấp đất đai một cách có lý, có tình. Qua đó giải quyết được nhanh chóng, hiệu quả các vụ tranh chấp đất đai, người dân giữđược tình làng nghĩa xóm nên cần thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn cho các thành phần chính, nòng cốt thực hiện công tác hòa giải cơ sở này như: Bí thư kiêm trưởng thôn, Ban công tác mặt trận thôn, …để họ biết và cùng phối hợp với UBND xã, huyện để thực hiện hòa giải. Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm, đào tạo nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại nhất là cán bộ cấp cơ sở để nắm chắc các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai thì vấn đề của
người dân sẽ được giải quyết ngay tại cấp cơ sở và tránh khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp...
- Hoàn thiện hệ thống hồ sơđịa chính, tăng cường công tác quản lý đất đai
Đo vẽ lại hệ thống bản đồ địa chính của các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai và phù hợp với thực tế quản lý, sử dụng đất ở địa phương. Đầu tư xây dựng kho lưu trữ tài liệu, hồ sơ, sổ sách... về đất đai đảm bảo công tác lưu trữđạt hiệu quả. Thường xuyên cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất đai. Đẩy mạnh công tác cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện, qua đó người dân sẽ có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp, thuận lợi cho cả người sử dụng và cơ quan quản lý trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Đặc biệt chú trọng việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB các dự án theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định như công khai minh bạch thông tin về quy hoạch, dự án, xác định giá đất cụ thể khi tính toán bồi thường đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại vềđất đai
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại ở huyện Vân Đồn hầu như còn yếu, cần xây dựng một cổng giao tiếp điện tử riêng; mỗi công dân sẽ là một thành viên của mạng giao tiếp đó. Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước đều được cung cấp tới người dân. Các thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đều có thể thực hiện thông qua cổng giao tiếp điện tử. Công dân được đăng nhập, đăng ký được tiếp, đối thoại trực tuyến với người có thẩm quyền giải quyết; gửi đơn thư tranh chấp, khiếu nại cho cơ quan có thẩm quyền. Công dân sẽ nhận được câu trả lời về việc tranh chấp, khiếu nại, lịch hẹn gặp trực tiếp hoặc trực tuyến đối thoại. Tại các trụ sở tiếp công dân cũng phải được trang bị các thiết bị thông tin nhằm phục vụ cho công tác tiếp dân có hiệu quả hơn. Có thể trang bị sổ sách bằng máy tính, người đến trụ sở tiếp dân tự mình đăng ký vào danh sách những người cần được tiếp, nội dung sơ bộ của đơn thưđể tiện cho việc phân loại. Đối với
những người có trình độứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế thì cán bộ tiếp dân sẽ giúp đỡ họ thực hiện công việc này. Bảng điện tử sẽ lần lượt hiển thị tên công dân đến lượt được vào tiếp, vị trí được tiếp và người tiếp mình. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại; trước mắt phải tập trung đầu tư xây dựng, triển khai áp dụng phần mềm quản lý đơn thư tranh chấp, khiếu nại để tích hợp cơ sở dữ liệu, tạo cơ sở cho việc triển khai nối mạng hệ thống thông tin, tăng cường quản lý, theo dõi và giám sát tình hình và công tác giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại của công dân.
- Xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, khiếu kiện kéo dài
Tiếp tục quan tâm rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Trong quá trình giải quyết cần tổ chức đối thoại công khai, dân chủ để nắm bắt được cụ thể vụ việc, hiểu được tâm lý của người khiếu kiện để giải quyết một cách có lý có tình và quan trọng là phải có tính khả thi để giải quyết dứt điểm vụ việc. Đối với những vụ việc đã giải quyết hết thẩm quyền theo luật định, cần nghiên cứu vận dụng hoặc đề xuất các biện pháp hỗ trợ để động viên, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu kiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ