Quy trình của côngtác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu dân cư số 2, thị trấn hương sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 37)

bàn tỉnh Thái Nguyên

Ngay sau khi UBND tỉnh giới thiệu địa điểm, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đầu tư được phê duyệt thì tiến hành đồng thời các công việc theo quy định tại điều 26, Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 22/08/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm: Thực hiện theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

Bước 2: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện (sau đây gọi là Hội đồng bồi thường) và tổ công tác đối với trường hợp nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng được giao cho Hội đồng bồi thường thực hiện:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng dự án trên địa bàn. Thành phần Hội đồng bồi thường gồm:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chủ tịch Hội đồng; - Lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường: Phó Chủ tịch Hội đồng; - Lãnh đạo phòng Tài chính kế hoạch: Ủy viên;

- Lãnh đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Quản lý đô thị: Ủy viên; - Lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ủy viên - Lãnh đạo Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội: Ủy viên; - Lãnh đạo Chi cục Thuế: Ủy viên;

- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án: Ủy viên;

- Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ 1 đến 2 người) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án giới thiệu tham gia;

- Một số thành viên khác do chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Hội đồng bồi thường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số và theo quy định của pháp luật; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

b) Tổ công tác giúp việc (do Hội đồng bồi thường quyết định thành lập) có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng bồi thường lập và trình thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp theo phân công của Hội đồng bồi thường.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm:

a) Thông báo thu hồi đất:

UBND cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai và Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ;

b) Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm:

Sau khi có thông báo thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp xã và người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc điều tra, khảo sát, thống kê, kiểm đếm được lập thành biên bản hoặc biểu kê có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia, chữ ký của người có đất và tài sản trong phạm vi thu hồi (hoặc

người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật) có đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; số liệu trong biên bản hoặc biểu kê không được sửa chữa tẩy xoá.

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai;

c) Xác nhận các hồ sơ liên quan:

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận các nội dung:

+ Tình trạng tranh chấp, nguồn gốc, quá trình, thời điểm sử dụng đất đối với trường hợp người đang sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận;

+ Tính hợp pháp, thời điểm và quá trình hình thành của tài sản gắn liền với đất;

+ Xác nhận đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, tỷ lệ phần trăm (%) diện tích đất nông nghiệp thu hồi quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ; số nhân khẩu trong độ tuổi lao động (đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp, thu hồi đất ở kết hợp với kinh doanh có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, học nghề và tìm kiếm việc làm);

+ Xác nhận đối tượng hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Khoản 7 Điều 22 Quy định này.

- Công an cấp xã xác nhận về nhân khẩu thường trú của từng hộ.

- Cơ quan thuế (Cục thuế hoặc Chi cục thuế trực tiếp quản lý) có trách nhiệm xác nhận về thu nhập sau thuế làm căn cứ hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Quy định này.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện xác nhận đối tượng chính sách được hưởng hỗ trợ.

Việc xác nhận trên là cơ sở lập phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người được giao nhiệm vụ xác nhận phải trung thực, khách quan và phải ký tên đóng dấu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về xác nhận của mình.

Bước 4: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: a) Việc lập, lấy ý kiến và hoàn chỉnh Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai và Điều 28 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ;

b) Thẩm định Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Sau khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi hồ sơ trình thẩm định phương án bồi thường đến cơ quan tài nguyên môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp tỉnh phê duyệt phương án; Phòng tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp huyện phê duyệt phương án). Hồ sơ trình thẩm định nộp tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường ba (03) bộ, gồm:

- Thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền;

- Bản đồ trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất bị thu hồi;

- Biên bản hội nghị lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; - Văn bản tổng hợp ý kiến đóng góp của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng; các biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

- Biên bản kiểm kê tài sản, đất đai theo mẫu quy định có chữ ký của các thành viên tham gia, chữ ký của người có đất và tài sản trong phạm vi thu hồi (hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật) có đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, các biên bản, biểu kê được sắp xếp theo thứ tự phương án dự toán bồi thường, có phô tô công chứng hoặc chứng thực các loại giấy tờ nhà đất có liên quan. Trường hợp các hộ chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có tường trình của người sử dụng đất và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất; các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);

- Các bản xác nhận quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này;

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kèm theo các phụ lục tính toán chi tiết, biểu tổng hợp, biểu thuyết minh tính toán bồi thường, hỗ trợ đất, tài sản, các khoản hỗ trợ theo quy định; bản số Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; ảnh (hoặc băng hình) hiện trạng khu vực đất thu hồi (nếu có);

- Phương án đào tạo chuyển đổi nghề theo quy định tại Khoản 3 Điều 20, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (nếu có).

Cơ quan tài nguyên môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan (thuộc chuyên môn ngành nào thì ngành đó thẩm định) thực hiện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án. Thời gian thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với dự án lớn và phức tạp thì thời gian thẩm định có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Biên bản thẩm định phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được lưu trữ tại cơ quan chủ trì thẩm định.

Bước 5: Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi; gửi Thông báo về thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.

Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành theo quyết định cưỡng chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu dân cư số 2, thị trấn hương sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)