Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu dân cư số 2, thị trấn hương sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

4.1.2.1. Nông nghiệp

Trong năm 2020 tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã tiếp tục phát triển ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Công tác chỉ đạo sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như phòng chống dịch bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn được quan tâm chú trọng. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt được đảm bảo. Các đàn vật nuôi được duy trì và phát triển.

4.1.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và của huyện Phú Bình, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương tiếp tục được quan tâm, đầu tư và phát triển, đặc biệt là các làng nghề của xã. Tốc độ tăng trưởng từ các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã ngày một ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương, nhất là các nghề như mộc, mỹ nghệ, xây dựng, các dịch vụ vận tải…

4.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm

- Dân số: Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chiến dịch dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và công tác KHHGĐ ở các địa phương với đội ngũ y tá thôn bản được kiện toàn và hoạt động đều đặn ở các xã.

- Lao động, việc làm và thu nhập: Phú Bình là huyện phát triển khá đồng đều trên cả 2 lĩnh vực là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên hầu hết số lao động này có việc làm quanh năm, chủ yếu là lao động phổ thông.Điều này cho thấy nhu cầu học nghề của lao động nông thôn đang phù

hợp với xu hướng phát triển chung trong giai đoạn hiện nay là theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

4.1.2.4. Công tác Y tế - Văn hóa – Giáo dục - thông tin

- Y tế: Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế đạt chuẩn, cơ sở y tế xã có thể đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khám chữa bệnh thông thường ; 100% người dân có bảo hiểm y tế và được chăm sóc y tế thường xuyên.

- Giáo dục – đào tạo : Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 90% dân số trong độ tuổi đi học, bao gồm cả trình độ trung học và tương đương: học nghề, giáo dục chuyên nghiệp, tốt nghiệp phổ thông và bổ túc; Kiên cố hóa toàn bộ trường, lớp học; Đến năm 2015, 100% trường đạt chuẩn quốc gia.

- Văn hóa: Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao hướng vào quần chúng nhân dân.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Trước năm 2020 nâng cấp toàn bộ ĐT266 bao gồm: 5,2km mặt đường BTN lộ giới 42m và 8km mặt đường BTN đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Phối hợp với huyện Phổ Yên và nhà đầu tư xây dựng mới 10km đường cấp cao đô thị lộ giới 120m, nối từ đường cao tốc Hà Nôi ÷ Thái Nguyên qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình, về khu vực trung tâm huyện Phú Bình (Trong đó, đoạn qua địa bàn huyện Phú Bình khoảng 5,8km); Phối hợp với Sở GTVT và các ngành của tỉnh hoàn thành xây dựng các đoạn tuyến đường Vành đai V qua địa bàn huyện; Nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến đường huyện đạt cấp VI trở lên, đường xã từ GTNT loại A trở lên; Bê tông hóa 90% các tuyến đường liên thôn, xóm, bản.

- Thủy lợi: Huyện đã và đang hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, kiên cố hóa kênh mương nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất sản xuất nông nghiệp.

4.1.2.6. Nhận xét chung * Thuận lợi

- Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, huyện cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho huyện, tỉnh cũng như cho cả nước.

- Về khoáng sản, Phú Bình có nguồn đá, cát sỏi sông Cầu đáp ứng cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như một số huyện khác của tỉnh. Do vậy, huyện không có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

* Khó khăn

- Phú Bình có nguồn lao động dồi dào nhưng hầu hết là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động nông nghiệp chiếm đến 78%. Điều đó đang đặt ra thách thức đối với huyện trong việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm tại địa phương cho người lao động.

- Do là huyện nghèo nên thu nhập của nhân dân thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, sức mua và thị trường nội huyện còn eo hẹp. Bởi vậy thị trường nội huyện chưa tạo ra được hấp dẫn cho việc phát triển các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu dân cư số 2, thị trấn hương sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)