Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu dân cư số 2, thị trấn hương sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 53)

4.1.1.1 Vị trí địa lý.

Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2018 là 146.086 người, mật độ dân số 586 người/km2.

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 210 23 33’ – 21035 22’ vĩ Bắc; 105051 – 106002 kinh độ Đông.

Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã, trong đó có 6 xã miền núi, với 31 xóm. Các xã của huyện gồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa,Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.

Các xã của huyện được chia làm ba vùng. Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 7 xã: Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. Vùng 2 gồm thị trấn Hương Sơn và 6 xã vùng nước máng sông Cầu: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nước máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ.

Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B).

Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Khi tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10- 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp

nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

4.1.1.3. Khí hậu – thủy văn

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.

Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o – 24,4oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 280 C) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,20 C) là 13,70 C. Tổng tích ôn hơn 8.0000 C. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155 Kcal/cm2.

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81- 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.

Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất

- Căn cứ vào tính chất đất có thể phân đất đai của huyện thành những nhóm đất chính sau:

+ Đất đồi: phân bố dọc theo các triền suối, đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trunh bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hàng năm.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: phân bố xen kẽ, rải rác, ở khắp các đồi núi, chứa nhiều cát, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đến trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân nghèo chất dinh dưỡng.

+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa, đây là loại đất để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, lân, kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất dễ chua. Do địa hình có chỗ trũng, chỗ cao nên khả năng giữ nước, giữ màu hạn chế. Hiện nay loại đất này đang được cấy hai vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.

+ Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: phân bố rải rác ở các ven sông suối của địa hình đồi núi thoải.

+ Đất Feralít phát triển trên phiến thạch sét: Có thành phần cơ giới nặng, đất phân bố tập trung, tầng đất dày hay mỏng và tỷ lệ mùn trong đất phụ thuộc vào mức độ che phủ của cây rừng, ở những vùng còn nhiều rừng phần lớn đất có tầng dày, tỷ lệ mùn khá và ngược lại. Phần lớn loại đất này nằm trên địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Loại đất này thích hợp cho phát triển lâm - nông nghiệp, trồng rừng ở những nơi tầng đất mỏng, trồng cây công nghiệp (cây chè), cây ăn quả.

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:Lưu vực một số suối có nước quanh năm, vào mùa khô lưu lượng nước ít hơn, một số thì chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như cạn kiệt.

- Nguồn nước ngầm: Do địa hình miền núi nên nước ngầm chỉ có ở chân các hợp thuỷ và gần suối, mạch nước ngầm cách mặt đất khoảng từ 25 - 30 m, hình thức khai thác là giếng khoan, và một số vùng thấp hơn thì dùng giếng khơi.

Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê 31/12/2017, huyện có 5530,05 ha đất lâm nghiệp (trong đó: rừng sản xuất là 5530,05 chiếm 100% diện tích đất lâm nghiệp).

Về thảm thực vật: hệ thực vật ở đây mang đặc tính của khu bản địa Bắc nên chủ yếu là rừng tái sinh trồng keo và bạch đàn.

Về động thực vật: Tuy chưa có những khảo nghiệm thực tế nhưng trên địa bàn huyện còn một số loại chim và động vật nhỏ. Những loài động vật quý không còn do sự tác động của con người.

Tài nguyên nhân văn

Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn gìn giữ bản sắc dân tộc, được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống văn hoá đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hoá của từng dân tộc.

Thực trạng môi trường

Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và việc sử dụng nhiều loại thuốc hoá học không hợp lý, cùng với việc vệ sinh chất thải sau khi sử dụng không đúng quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến môi trường sống.

Việc khai thác tài nguyên rừng cùng với phát triển kinh tế vườn đồi không theo định hướng đã làm tổn hại đến môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường đất. Với việc chặt phá rừng cộng với địa hình có độ dốc gây ra sói mòn, rửa trôi, lở đất khi mưa, làm mất lớp đất màu gây ra hiện tượng hoang hoá cho đất ảnh hưởng đến việc bảo vệ độ phì của đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp.

Từ hiện trạng khai thác tài nguyên và việc sử dụng đất cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc đầu tư bảo vệ cảnh quan môi trường tương xứng với mức độ đầu tư khai thác và đảm bảo cho phát triển bền vững là rất cần thiết.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phú Bình năm 2020

SST Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 25.220,36 100% 1 Đất nông nghiệp NNP 21.117,89 83.73

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.060,58 71.32

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.522,16 69.87

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.535,09 71.61

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.987,07 28.39

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.538,42 30.13

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.613,37 26.58 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5.613,37 26.58 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0.0 0.00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.0 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 407,54 1.93 1.4 Đất làm muối LMU 0.0 0.0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 36,41 0.17

2 Phi nông nghiệp PNN 4.095,95 16.24

2.1 Đất ở OTC 1.141,90 27.88

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.076,25 94.25

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 65,65 5.75

SST Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp

CTS

12,75 0.71

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 154,01 8.63

2.2.3 Đất an ninh CAN 0.55 0.03

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 138,76 7.78 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp

CSK

157,65 8.84 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.320,78 74.01

2.3 Đất tôn giáo TON 30,03 0.73

2.4 Đất tín ngưỡng TIN 13,93 0.34

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 123,01 3.00

2.6 Đất sông suối, kênh, rạch SON 711,51 17.37

2.7 Đất mặt nước chuyên dùng MNC 291,08 7.11

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.0 0.0

3 Đất chưa sử dụng CSD 6,51 0.03

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 3,98 61.14

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,53 38.86

(Nguồn: UBND huyện Phú Bình)

4.1.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên * Thuận lợi

- Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh. Với sự phát triển của mạng lưới đường giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là QL3 và những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liến huyện với các địa phương giáp ranh và thủ đô, Phú Bình sẽ có những vận hội mới phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Về tài nguyên đất đai của huyện, về cơ bản hiện nay quĩ đất đã được khai thác hết. Quĩ đất cho các công trình phúc lợi của địa phương từ xã đến huyện rất eo hẹp. Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng đất nhìn chung xấu, nên năng suất thực tế không cao và tiềm năng tăng năng suất cây trồng hạn chế. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha đất nông nghiệp thấp, chỉ khoảng 25 triệu đồng.

- Thế mạnh của Phú Bình là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy là thế mạnh nhưng khả năng tăng diện tích cho sản xuất nông nghiệp không còn. Với xu hướng công nghiệp hóa, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm. Ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế. Những năm gần đây năng suất lúa tuy có tăng nhưng không nhiều. Phú Bình không có tiềm năng về phát triển các loại cây con đặc sản và cây công nghiệp như chè, như ở một số huyện khác của tỉnh. Là huyện trung du nhưng do quĩ đất hạn hẹp, Phú Bình không có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc với qui mô lớn.

- Phú Bình có diện tích đất lâm nghiệp và rừng khá lớn. Tuy nhiên có thể nói rừng và lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của huyện.

* Khó khăn

- Xuất phát điểm để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất thấp so với mặt bằng chung toàn quốc.

- Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên xã là một trở ngại và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế của huyện. Mấy năm gần đây tuy có được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng hệ thống đường giao thông chưa được cải thiện nhiều, còn cần phải có đầu tư lớn mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. Có thể nói phát triển, nâng cấp đường giao thông là khâu mấu chốt để tạo ra sự bứt phá kinh tế của huyện trong những năm tới.

- Phát triển nông nghiệp của huyện vẫn luôn là thách thức đối với Phú Bình. Những năm tới, nông nghiệp của huyện vẫn giữ vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu và ổn định cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân của huyện. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa chủ yếu vào nông nghiệp, kinh tế của huyện không thể có bước phát triển bứt phá để cất cánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu dân cư số 2, thị trấn hương sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)