Điều tra cán bộ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu dân cư số 2, thị trấn hương sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 73)

Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cùng với việc thu thập thông tin từ mẫu phiếu điều tra ngẫu nhiên của 15 cán bộ chuyên môn (cán bộ địa chính xã và cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng) tham gia công tác bồi thường GPMB tại Dự án cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án là do:

- Đơn giá bồi thường hỗ trợ của Nhà nước thấp, chưa thỏa đáng đối với người dân.

- Theo quy định thì việc bồi thường, hỗ trợ xác định theo hiện trạng sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp hộ gia đình cá nhân đã được cấp GCN QSD đất nhưng diện tích trên GCN QSD đất nhỏ hơn diện tích trích đo hiện trạng. Do đó nhiều hộ gia đình cá nhân gây khó khăn, không giao nộp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và không hợp tác với cơ quan chức năng.

- Một số trường hợp hộ gia đình cá nhân có diện tích đất canh tác sản xuất nông nghiệp nằm hoàn toàn trong dự án. Khi tiến hành lập phương án hỗ trợ có một số hộ gia đình không nhận bồi thường bằng tiền mà chọn phương án nhận bồi thường bằng đất nông nghiệp. Tuy nhiên quỹ đất nông nghiệp của địa phương lại không có. Do đó dẫn đến khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

Nguồn kinh phí để chi trả cho công tác bồi thường GPMB luôn kịp thời, đầy đủ. Hiện nay, khi thu hồi đất nhà nước bồi thường bằng tiền và đất. Việc xác định giá đất bồi thường GPMB đúng quy định. Xác định nguồn gốc đất là khâu quan trọng trong tính toán giá trị bồi thường, và gặp không ít khó khăn. Do quỹ đất phục vụ việc bồi thường cho người bị thu hồi đất rất ít và không tương xứng với vị trí đất bị thu hồi, nên các chuyên gia khuyến cáo nên bồi thường bằng tiền.

Kết quả điều tra ý kiến của cán bộ chuyên môn đối với công tác bồi thường GPMB của dự án nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.12:

Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ chuyên môn về công tác BT&GPMB tại dự án nghiên cứu

STT Nội dung Sốphiếuđiều tra

Tỷ lệ (%)

1 Thời gian hoàn thành dự án so với kế

hoạch 15 100 Nhanh 0 0 Đúng tiến độ 1 6,67 Chậm 14 93,33 2 Việc xác định nguồn gốc đất 15 100 Thuận lợi 5 33,33 Khó khăn 10 66,67

3 Khi thu hồi đất nên bồi thường như

thế nào 15 100

Bằng tiền 14 93,33

Bằng đất tương ứng 1 6,67

4 Kết quả thực hiện công tác bồi thường

GPMB 15 100

Nhanh 0 0

Đúng tiến độ 14 93,33

Chậm 1 6,67

5 Tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương sau khi thu hồi đất 15 100

Tốt hơn trước 2 13,33

Như cũ 13 86,67

Xấu đi 0 0

6 Chỗ ở mới khi tái định cư hiện nay như thế nào 15 100

Tốt hơn 12 80,00

Bằng nhau 3 20,00

Kém hơn 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra, phỏng vấn)

Qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho thấy sau khi thu hồi đất, tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương được cải thiện và tốt hơn trước nhiều. Người

dân cảm thấy chỗ ở mới khi tái định cư tốt hơn chỗ ở cũ, đời sống cũng được nâng cao rõ rệt. Người dân bị thu hồi đất rất hiểu biết trong pháp luật về đất đai cũng như trong công tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư.

4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Phú Bình

4.4.1. Giá đất chưa tiệm cận với giá thị trường

Đối với đất thuộc khu vực huyện Phú Bình, yếu tố giá bồi thường thiệt hại là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khiếu nại của nhân dân trong việc chấp hành chính sách về bồi thường GPMB từ đó làm chậm tiến độ triển khai các công trình. Đối với đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của nông dân khi bị thu hồi đất với quy mô lớn, người dân sẽ có nhiều bức xúc con cháu họ sẽ sống bằng gì, sống như thế nào khi mà đất nông nghiệp bị mất hết. Bên cạnh đó các dự án thường có hình thức hỗ trợ thông qua một khoản tiền nhất định, khoản tiền này phát huy tác dụng khác nhau.

Đối với những người năng động thì nó phát huy tác dụng thông qua sự đầu tư sinh lời, còn với những người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng trong một thời gian nhất định và sau đó dẫn đến thất nghiệp. Đây là vấn đề bức xúc hiện nay, không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình của họ mà còn làm ảnh hưởng tới toàn xã hội. Do vậy, việc chuyển đổi nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất dành cho đầu tư các dự án là trách nhiệm của Nhà nước và của chủ đầu tư.

Trong khi đó, chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau không nhất quán, đặc biết là giá bồi thường. Cụ thể là, người được bồi thường sau được hưởng những chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.

4.4.2. Chính sách hỗ trợ còn thấp

Nhiều dự án đầu tư không quan tâm đến việc thực hiện hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho người dân phải di chuyển chỗ ở, nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của người dân luôn gặp khó khăn.

Một số hộ dân chống đối, đơn thư, khiếu nại do chính sách hỗ trợ còn thấp lại được cơ quan nhà nước xem xét, bồi thường, hỗ trợ bổ sung (hỗ trợ khác) cũng là một nguyên nhân khiến các hộ dân bị thu hồi đất không chấp hành bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.

4.4.3. Việc bố trí tái định cư còn chậm

Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa quan tâm đến việc ổn định đời sống và tái định cư của người dân bị thu hồi đất. Vị trí đất dành cho tái định cư phải phù hợp với quy hoạch chung, được sự đồng thuận của người dân và cũng phải thực hiện công tác bồi thường GPMB nên thời gian bố trí được khu tái định cư mất khá nhiều thời gian.

4.4.4. Mức độ quan trọng của một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. phóng mặt bằng.

Công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, là công việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, và rất nhạy cảm, phức tạp gắn liền với quyền lợi của người dân, nhất là trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất đai, thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ về đất đai và giá bồi thường về đất đai, tài sản, cây cối, hoa màu. Đây là một công việc phức tạp, khó khăn chịu nhiều yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, cụ thể:

- Chủ quan: Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác định giá đất; nguồn vốn thực hiện dự án; vai trò, năng lực

của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác bồi thường GPMB.

- Khách quan: Chính sách bồi thường của Nhà nước; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị; thị trường Bất động sản.

- Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng chậm khi thực hiện dự án là do có sự chênh lệch về giá cùng khu vực .

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Phú Bình

4.5.1. Thuận lợi

Một số thuận lợi trong công tác bồi thường GPMB tại dự án nghiên cứu như sau:

- Được sự quan tâm chỉ đạo, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành chức năng của UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Phú Bình luôn xác định công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, là vấn đề quyết định trong công tác thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên đã thường xuyên quan tâm, tập trung chỉ đạo công tác bồi thường GPMB tại các dự án đang thực hiện trên địa bàn trong đó có 02 dự án nghiên cứu nêu trên.

- UBND huyện Phú Bình đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, động viên các tổ chức chính trị - xã hội, các xóm trên địa bàn xã tham gia, tạo sự đồng thuận của người bị thu hồi đất góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB.

- Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện đúng các quy định, chính sách pháp luật, quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB công khai minh bạch, công bằng dân chủ, đã làm hạn chế việc đơn thư khiếu nại của nhân dân, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.

4.5.2. Khó khăn

- Các văn bản pháp lý thay đổi liên tục dẫn đến quá trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng liên tục phải thay đổi theo làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

- Chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường. Cụ thể là người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường, GPMB.

- Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại.

- Tình trạng tạo thêm một số công trình, cây cối của một số đối tượng vẫn còn xảy ra khi đã công bố quy hoạch.

- Mức giá bồi thường quy định trong khung giá của tỉnh còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc thu hồi đất cho các dự án tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, không có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Đa phần các địa phương không còn quỹ đất nông nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi. Vì vậy quá trình bồi thường, GPMB cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giá bồi thường thiệt hại đối với các tài sản trên đất còn thấp, chưa tương xứng với giá thực tế.

4.5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Phú Bình thường, giải phóng mặt bằng của huyện Phú Bình

4.5.3.1. Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất một cách rõ ràng, cụ thể để hội đồng bồi thường, GPMB dễ thực hiện hơn nhằm đẩy nhanh việc lập hồ sơ và đẩy nhanh tiến độ các dự án.

- Xây dựng khung giá đất và bồi thường tài sản, hoa màu cần phù hợp hơn và sát với giá thị trường, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân có đất bị thu hồi.

- Vận động, tuyên truyền đến các hộ gia đình hiểu rõ hơn về chính sách sách pháp luật của Nhà nước về công tác Bồi thường giửi phóng mặt bằng để người dân nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật. Do đó sẽ hạn chế bớt các trường hợp người dân chống đối, buộc cơ quan Nhà nước phải tổ chức cưỡng chế.

- Cần đưa ra các chế độ, chính sách phù hợp hơn trong vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề và tái định cư. Để người dân nhận được quyền lợi chính đáng của mình, cũng như yên tâm lao động, sản xuất và ổn định đời sống.

4.5.3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện

- Cần có giải pháp hạn chế những bất cập, vướng mắc khi thực hiện công tác BT&GPMB dựa trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của Nhà nước, hiệu quả của nhà đầu tư và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.

- Tổ chức thực hiện phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ, công khai, có lý, có tình. Đồng thời tạo điều kiện để chủ đầu tư thoả thuận với người sử dụng đất trên cơ sở chính sách của Nhà nước.

4.5.3.3. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi

Nâng mức hỗ trợ đời sống và sản xuất từ 20-30% lên 100% mức thu nhập một năm sau thuế, đồng thời bổ sung thêm chính sách miễn, giảm thuế và cho vay ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm giúp họ sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh và ổn định cuộc sống. Mặt khác phải kịp thời điều chỉnh các khoản chi phí hỗ trợ khác cho kịp thời, phù hợp với sự thay đổi giá cả thị trường nói chung.

Đẩy mạnh bố trí tái định cư, tăng cường các chính sách hỗ trợ đối với hộ gia đình bị thu hồi đất, như:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với các hộ bị thu hồi đất nhằm vận động họ, tạo công ăn việc làm và hướng cho họ cách sử dụng đồng tiền bồi thường nhận được thành đồng vốn hữu ích;

- Tạo nguồn vốn riêng để chuẩn bị trước quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình trên địa bàn;

- Kết hợp, đẩy mạnh bố trí tái định canh đặc biệt với người dân vùng sản xuất nông nghiệp;

- Tăng cường công tác hướng nghiệp, tạo việc làm cho các lao động trong khu vực thu hồi giải tỏa, đặc biệt các đối tượng bị thu hồi tư liệu sản xuất chính đó là đất đai;

- Những chính sách hỗ trợ khác cần được phát huy như: cho vay vốn kinh doanh, hỗ trợ học sinh, sinh viên là con em của các hộ bị thu hồi giải tỏa về học phí cũng như các chính sách khuyến khích, động viên khác.

4.5.3.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền

- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các văn bản chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội

trên các phương tiện thông tin đại chúng, để mọi người dân được biết, nhận thức đầy đủ và chấp hành tốt những quy định đó.

- Tổ chức các đoàn công tác đi sâu, thâm nhập vào quần chúng nhân dân để nắm được tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình có đất bị thu hồi, từ đó xây dựng các biện pháp vận động một cách hợp lý, hiệu quả, trợ giúp kịp thời, tạo lòng tin trong nhân dân. Tránh tình trạng một số hộ dân có tình trạng lôi kéo, phản đối, làm trái chủ trương, chính sách của nhà nước quy định. Giúp cho công tác giải phóng mặt bằng thực hiện nhanh chóng, đúng tiến độ.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với dự án được lựa chọn nghiên cứu đã được Hội đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu dân cư số 2, thị trấn hương sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)