Khái quát về tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 (Trang 46 - 53)

- Thời kỳ trước khi có Luật Đất đai năm 1993

Trong tình hình chung của cả nước, công tác quản lý sử dụng đất của huyện còn nhiều hạn chế, bất cập như: Hệ thống văn bản pháp luật, hồ sơ địa chính chưa dầy đủ, tình trạng lãng phí trong sử dụng đất còn diễn ra phổ biến, công tác quản lý còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế.

- Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay

Trong thời kỳ 1993 - 2003, cùng với các địa phương trong tỉnh, Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân huyện Bố Trạch đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bước hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất. Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố dần đi vào nề nếp, hệ thống sổ sách hồ sơ địa chính đang từng bước được hoàn thiện và lưu giữ tốt hơn. Nhìn chung về cơ bản đã hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của huyện, được thể hiện ở các mặt sau:

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện

Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong huyện thực hiện việc quản lý và sử dụng đất. Kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các văn bản pháp luật về đất đai và bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực.

Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành từ cấp huyện đến xã. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai qua nhiều hình thức như: hội nghị, tiếp dân, trợ giúp pháp lý, lồng ghép các chương trình, đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng....

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

* Công tác xác định địa giới hành chính và giải quyết tranh chấp các cấp: Thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc phân định địa giới hành chính đến nay toàn huyện đã lập được bộ hồ sơ địa giới hành chính khá hoàn chỉnh về địa giới hành chính các cấp. Tuy nhiên trong thời gian qua vẫn còn tình trạng tranh chấp địa giới hành chính giữa các xã thuộc huyện và các xã tiếp giáp với huyện, thị xã Quảng Trạch, Đồng

Hới, đến nay tình hình đã đi vào ổn định sau khi giải quyết tại các xã Hạ Trạch – Bắc Trạch, Tây Trạch – Hoàn Trạch, Lý Trạch – Lộc Ninh.

* Công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính: Đã hoàn thành việc chôn mốc ĐGHC, lập bộ hồ sơ, bản đồ.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

* Đo đạc, lập bản đồ địa chính: Hiện có 20/30 xã, thị trấn có bản đồ địa chính chính quy các xã còn lại đang tiến hành đo đạc.

* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai (năm 1995, 2000, 2005) và đã hoàn thành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg). Từ năm 2005 đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện bằng công nghệ số.

* Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Đến nay đã xây dựng bản đồ QHSDĐ đến năm 2020 của huyện và 30 xã, thị trấn..

4. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất ở cả 2 cấp huyện, xã trên địa bàn Bố Trạch được triển khai. Tất cả đều xây dựng đúng quy định.

5. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của Sở và Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc giao đất nông lâm nghiệp cho các hộ nông dân theo Nghị định 64/CP, 02/CP của Chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên.

- Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện công trình được tiến hành thường xuyên. Song vấn đề thu hồi đất của hộ gia đình để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất còn thấp, công tác đền bù còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài làm chậm tiến độ đầu tư và trong cùng một thời gian có nhiều dự án triển khai trên địa bàn với quy mô đáng kể.

6. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đến nay trên địa bàn huyện có 1 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Công tác cấp GCN QSDĐ được thực hiện theo cơ chế “một cửa” được thực hiện và đi vào chiều sâu, đạt được những hiệu quả đáng kể và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Hệ thống hồ sơ, quản lý hồ sơ được chuẩn hóa theo đúng quy định. Xác định việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ là nhiệm vụ trọng tâm, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện theo tinh thần của Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội và Công văn số 1168/UBND ngày 25/9/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ.

Tính đến 31/12/2013, toàn huyện đã cấp được 104.630 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó: hộ gia đình, cá nhân là 103..929 GCN, tổ chức là 701 GCN). Tổng diện tích đã cấp 157.775,1 ha (trong đó: hộ gia đình, cá nhân là 28.778,85 ha, tổ chức là 128.996,25 ha).

Bảng 3.2. Thống kê tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ đến 31/12/2013

TT Loại đất

Kết quả cấp giấy

Tổng Trong đó Diện tích

(ha) Số giấy Hộ G.đình, cá nhân Tổ chức Diện tích (ha) Số giấy Diện tích (ha) Số giấy

I Nhóm đất nông nghiệp 155.813,10 58.436 27.677,45 58.331 128.135,65 105 1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.009,07 52.410 15.865,32 52.402 143,75 8 2 Đất lâm nghiệp 139.589,35 5.762 11.633,36 5.671 127.955,99 91 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 171,55 254 171,55 254 0 0 4 Đất nông nghiệp khác 43,13 10 7,22 4 35,91 6 II Nhóm đất phi n.nghiệp 1.962,00 46.194 1.101,40 45.598 860,60 596 1 Đất ở 109.674 45.534 109.674 45.534 0,00 0,00 2 Đất chuyên dùng 855,17 637 4,66 64 850,51 573 2.1 Đất trụ sở CQ, CTSN 5,84 25 0,00 0,00 5,84 25 2.2 Đất quốc phòng 578,89 18 0,00 0,00 578,59 18 2.3 Đất an ninh 23,74 3 0,00 0,00 23,74 3 2.4 Đất sản xuất, KD phi NN 93,25 135 4,66 64 88,59 71 2.5 Đất có m.đích công cộng 153,75 456 0,00 0,00 153,75 456 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 10,09 23 0,00 0,00 10,09 23 4 Đất phi nông nghiệp khác 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng cộng 157.775,1 104.630,0 28.778,85 103.929,0 128.996,25 701,0

7. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.

Tuy nhiên, trong những năm qua là thời điểm giá đất tại khu vực thị trấn Hoàn Lão và các trung tâm cụm xã tăng cao, vì vậy tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng quản lý sử dụng đất đai rất khó khăn.

8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Trong những năm qua,công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Thực hiện công tác tiếp dân định kỳ tại phòng tiếp dân huyện và các xã, thị trấn, cơ quan Thanh tra để kịp thời xử lý các vi phạm về công tác quản lý và sử dụng đất. Vì vậy, hạn chế xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, gây điểm nóng và không để tồn đọng các đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp.

9. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Trong vài năm trở lại đây trên địa bàn huyện triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai ngày càng phổ biến, trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên được sự quan tâm các cấp ngành công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, dứt điểm hạn chế tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo dài sự vụ.

- Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2013

Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Bố Trạch trong năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực, hiện trạng sử dụng đất tương đối hợp lý. Thực hiện cơ cấu sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm và quy hoạch sử dụng đất kỳ 2010 - 2015.

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bố Trạch năm 2013

TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Tổng diện tích (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 212.417,63

1 Đất nông nghiệp 195.697,12

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 23.828,28

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.347,86

1.1.1.1 Đất trồng lúa 6.962,51

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 42,50

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 7.342,85

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 9.480,42

1.2 Đất lâm nghiệp 170.882,95 1.2.1 Đất rừng sản xuất 58.585,12 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 19.292,32 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 93.005,51 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 944,24 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 41,65

2 Đất phi nông nghiệp 12.191,64

2.1 Đất ở 1.134,35

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1.034,78

2.1.2 Đất ở tại đô thị 99,57

2.2 Đất chuyên dùng 6.632,82

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 33,32

2.2.2 Đất quốc phòng 934,37

2.2.3 Đất an ninh 77,80

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 358,41 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 5.228,92

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 17,90

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 720,82

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 3.685,75 2.6 Đất phi nông nghiệp khác

3 Đất chưa sử dụng 4.528,87

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.295,65

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.458,28

3.3 Núi đá không có rừng cây 774,94

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013 tại bảng 3.3 cho thấy, huyện Bố Trạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 212.417,63 ha, được chia làm 3 nhóm đất chính như sau:

- Đất nông nghiệp: 195.697,12ha, chiếm 92,13% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 12.191,64 ha, chiếm 5,74% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 4.528,87ha, chiếm 2,13% tổng diện tích tự nhiên.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Bố Trạch năm 2013 (Nguồn: [29])

Từ bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 thể hiện diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó tập trung chủ yếu đất sản xuất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt đất phi nông nghiệp dành cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và phát triển đô thị của huyện còn thấp, chủ yếu mới tập trung ở các đô thị nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thị xã trong tương lai. Bên cạnh đó, đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ lớn, trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Đây là diện tích đất có khả năng để khai thác phục vụ cho các mục đích sử dụng. Do đó, trong thời gian tới huyện cần cân đối hài hòa diện tích đất giữa các mục đích sử dụng và đưa vào khai thác diện tích đất chưa sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong tương lai.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bố Trạch

* Thuận lợi:

- Nhìn chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường huyện Bố Trạch có nhiều tiềm năng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội.

- Có nguồn tài nguyên đất, rừng và thuận lợi về giao thông nên có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng: Nông – lâm kết hợp nhằm phát triển kinh tế, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất và có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật cao một cách nhanh chóng.

- Việc khai thác sử dụng đất cho các mục đích trên địa bàn huyện trong những năm qua đã góp phần đem lại những hiệu quả khá lớn về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và được thể hiện như sau:

- Trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản người dân đã dần phát triển mạnh thâm canh tăng vụ. Hình thành các vùng chuyên canh (như vùng lúa chất lượng cao; vùng rau đậu thực phẩm, vùng sản xuất cây công nghiệp). Phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế, làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo là vùng an ninh lương thực của huyện.

- Việc phát triển các mô hình trang trại, phát huy lợi thế về sông, hồ, biển để nuôi trồng thủy sản đã từng bước nâng cao giá trị sản xuất của lĩnh vực này trong phát triển kinh tế.

- Việc khai thác đất chưa sử dụng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng đem lại hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường, chống xói mòn đất, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng làm tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp.

Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ và đặc biệt Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích trong việc sử dụng đất.

* Khó khăn

- Do địa hình đồi núi chiếm đa số nên thường xuyên chịu nhiều thiên tai, lũ quét, gió Lào khô nóng ảnh hưởng đến đời sống và phát triển kinh tế của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)