Kết quả giao đất lâm nghiệp cho các hộ có nhu cầu sử dụng đất
a. Những quy định về giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Thông tư số 38/2006/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện giao rừng, giao đất.
Liên ngành phòng TN&MT, Hạt kiểm lâm, phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch đã hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện đối với các xã có đất lâm nghiệp.
Năm 2009 huyện đã đo đạc, lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp đảm bảo chính xác, phân định rõ 3 loại rừng, đối tượng quản lý, sử dụng (tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân), số lô, khoảnh, tiểu khu hoặc số thửa, số tờ bản đồ, diện tích. Có ranh giới rõ ràng để làm cơ sở cho việc lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo chính xác, tránh được sai sót, tranh chấp, khiếu nại sau khi đã cấp quyền sử dụng đất.
* Loại đất được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân bao gồm các loại đất sau:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất rừng tự trồng, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đất trồng rừng theo các dự án: 661, 327 và Việt Đức: Những trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đợt này. Những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải cấp đổi lại (vì khi đo đạc lập bản đồ địa chính sẻ có biến động về số lô, số khoảnh, số thửa, số tờ bản đồ và diện tích).
+ Đất rừng được giao theo Dự án định canh, định cư.
* Về đối tượng giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thực hiện theo Điều 70 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
Những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú;
Những hộ gia đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm;
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giản biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương;
Con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
* Về hạn mức đất lâm nghiệp: Tuỳ thuộc vào quỹ đất lâm nghiệp của từng địa phương và nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại địa phương để có
phương án giao đất được xét duyệt đảm bảo dân chủ, công khai và công bằng xã hội, đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng không được vượt quá hạn mức giao đất lâm nghiệp tại Điều 70 của Luật Đất đai năm 2003 cho mỗi loại đất.
b. Quy định về tổ chức thực hiện và trình tự thủ tục:
Công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại các xã theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi, đáp ứng nhu cầu về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các hộ gia đình, cá nhân. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bố Trạch triển khai hướng dẫn lập hồ sơ giao đất, cấp GCN QSD đất đầy đủ các thủ tục sau:
* Trình tự, thủ tục giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân: + Tại cấp xã:
UBND xã tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương chính sách của Nhà nước về việc đất lâm nghiệp và nghĩa vụ quyền lợi cho nhân dân địa phương mình biết.
Thành lập ban chỉ đạo, Hội đồng tư vấn xét giao đất và cấp GCN QSD đất. Đồng thời cử cán bộ để tham gia cùng đơn vị tư vấn.
Chỉ đạo hướng dẫn cho các thôn họp toàn thể đại diện các hộ của thôn để xem xét đề nghị UBND cấp xã về phương án; điều chỉnh phương án giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSD đất cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn.
+ Đối với cấp Huyện:
Chỉ đạo Hội đồng tư vấn của xã kiểm tra về điều kiện cần và đủ của hộ gia đình có đơn đề nghị giao đất lâm nghiệp để đảm bảo các điều kiện và các căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật, nhằm tránh tình trạng tranh chấp sau này.
* Trình tự thủ tục cấp GCN QSD đất lâm nghiệp:
Hồ sơ địa chính cấp GCN QSD đất Lâm nghiệp để nộp lên cơ quan địa chính cấp huyện thẩm tra và xét duyệt gồm:
- Biên bản xét cấp GCN QSD đất của hội đồng tư vấn cấp đất của xã. - Đơn xin cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp.
- Trích lục sơ đồ thửa đất.
c. Kết quả thực hiện giao đất lâm nghiệp
Trong quá trình giao đất lâm nghiệp đã đo vẽ thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính của 29 xã với 101 tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp từ tư liệu bản đồ địa chính cơ sở tỉ lệ 1/10.000 với diện tích 170.882,95 ha.
+ Đất lâm nghiệp: Đã cấp giấy chứng nhận QSD đất được 5.762 giấy chứng nhận với diện tích 139.589,35ha đạt 94 % so với số hộ có sử dụng đất lâm nghiệp.
Lâm trường Bố Trạch sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn xã Xuân Trạch và đã được cấp 11 giấy chứng nhận QSD đất với diện tích 10.063,6 ha.
Lâm trường Bồng Lai sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn 06 xã và đã được cấp 13 giấy chứng nhận QSD đất với diện tích 9.644,7 ha.
Bảng 3.4. Kết quả giao đất lâm nghiệp ở huyện Bố Trạch đến năm 2013
TT TÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT (ha) TRONG ĐÓ Số GCN đã ký Giao GCN (giấy) Lâm
nghiệp Chưa SD UBND xã Tổ chức
Hộ gia đình 1 TT.Hoàn Lão 13,88 0 13,88 0 0 0 2 TT.NTVT 2.392,77 0 1.562,96 829,81 0 3 3 Xuân Trạch 15.392,27 487,97 1.256,8 13.100,77 1.034,7 627 4 Mỹ Trạch 159,54 0,09 23,27 10,92 125,35 91 5 Hạ Trạch 895,71 50,95 45,94 820,8 28,97 57 6 Bắc Trạch 751,68 9 6,81 406,7 338,17 145 7 Lâm Trạch 2.246,40 1,97 253,32 97,84 1.895,24 391 8 Thanh Trạch 1.301,41 0,94 151,97 733,33 416,11 224 9 Liên Trạch 1.949,76 9,45 128,05 192,6 1.629,11 917 10 Phúc Trạch 3.487,87 557,95 598,1 1.156,24 1.733,65 456 11 Cự Nẫm 1.533,85 0,82 512,69 420,08 601,08 333 12 Hải Trạch 36,2 0,5 24,79 11,41 0 1 13 Thượng Trạch 71.274,37 0 17.973,32 53.301,05 0 4 14 Sơn Lộc 659,76 0,7 19,67 576,61 63,48 110 15 Phú Trạch 323,76 0 92,36 231,4 0 5 16 Hưng Trạch 8.217,20 1,73 919,5 5.700,42 1.597,28 581 17 Đồng Trạch 55 0 55 0 0 0 18 Đức Trạch 88,7 0 12 68 8,7 10 19 Sơn Trạch 7.376,29 990,08 596,18 6.051,67 728,44 398 20 Vạn Trạch 1.041,39 0,18 0 622,96 418,43 521 21 Hoàn Trạch 24,17 0 24,17 0 0 0 22 Phú Định 13.298,43 0,83 1343,03 11.539,77 415,63 246
TT TÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT (ha) TRONG ĐÓ Số GCN đã ký Giao GCN (giấy) Lâm
nghiệp Chưa SD UBND xã Tổ chức
Hộ gia đình 23 Trung Trạch 192,71 0 192,71 0 0 0 24 Tây Trạch 309,46 0 0 157,41 152,05 334 25 Hoà Trạch 0 0,23 0 0 0 0 26 Đại Trạch 505,27 85,76 479,54 0 25,27 21 27 Nhân Trạch 28,25 0 28,25 0 0 0 28 Tân Trạch 36.231,6 0 4789,3 31.442,3 0 4 29 Nam Trạch 132,07 26,84 132,07 0 0 0 30 Lý Trạch 963,18 0,49 0 551,9 411,28 283 Tổng 170.882,95 2.226,48 29.978,88 128.023,99 11.622,94 5.762
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường, 2013)
Số liệu bảng trên cho thấy Tổng diên tích đất Lâm nghiệp trên toàn huyện là 170.882,95 ha, trong đó UBND xã quản lý là 29.978,88 ha (chiếm 18%); giao cho các tổ chức là 128.023,99 ha (chiếm 75%) và giao cho các hộ gia đình là 11.623,94 ha (chiếm 7%). Tuy nhiên vẫn còn là 2.226,48 ha diện tích đất lâm nghiệp chưa giao để sử dụng. Tổng số GCN đã cấp là 5.762 giấy.
18%
75% 7%
UBND xã Tổ chức Hộ gia đình