Hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, đề tài lựa chọn 3 xã điển hình nhất của huyện làm địa bàn nghiên cứu. Trên địa bàn mỗi xã, chọn 30 hộ điển hình theo sự hướng dẫn của cán bộ địa phương đảm bảo có 10 hộ khá, 10 hộ trung bình và 10 hộ nghèo. Kết quả điều tra các hộ trên địa bàn nghiên cứu được tổng hợp qua bảng 3.5.
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp số liệu điều tra các hộ gia đình
TT Chỉ tiêu ĐVT Xã Xuân Trạch Xã Sơn Trạch Xã Hưng Trạch BQ chung
1 Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,4 4,15 4,11 4,22 2 Tổng số lao động BQ/hộ LĐ 2,48 2,31 2,48 2,42 3 Tỷ lệ người trong độ tuổi
lao động % 56,46 55,76 60,26 57,49 4 Diện tích rừng trồng sản xuất BQ/hộ Ha 2,25 2,61 1,63 2,16 5 Tổng thu nhập bình quân/hộ Nghìn đồng 28.339 25.618 27.571 27.366 - Thu từ lâm nghiệp 7.158 4.625 7.210 6.331 -Thu nhập từ Nông nghiệp 6.875 4.345 4.527 5.249 -Thu từ cây công nghiệp 5.765 4.785 6.067 5.539 - Thu từ ngành nghề khác 8.541 12.433 9.767 10.247 6 Thu nhập bình quân/lao
động/năm 8.579 4.325 4.039 5.647
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014)
Kết quả điều tra ở bảng 3.5 cho thấy, tổng số nhân khẩu, số lao động trung bình và tỉ lệ trong độ tuổi lao động của các hộ điều tra trong 3 xã là gần đồng đều nhau. Tuy nhiên, xét về độ tuổi lao động cho thấy: Xã Hưng Trạch có tỉ lệ trong độ tuổi lao động lớn nhất (60,26%) và xã có tỉ lệ trong độ tuổi lao động nhỏ nhất là Sơn Trạch (55,76%). Nguyên nhân do Sơn Trạch có số lao động trẻ có xu hướng đi làm ăn và lập nghiệp ở xa, số lao động còn lại chủ yếu rơi vào độ tuổi trung niên.
7.158 4.625 7.210 6.875 4.345 4.527 5.765 4.785 6.067 8.541 12.433 9.767 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 nghìn đồng Thu nhập từ lâm nghiệp Thu nhập từ nông nghiệp thu nhập từ cây công nghiệp Thu từ ngành nghề khác
Xuân Trạch Sơn Trạch Hưng Trạch
* Về thu nhập và cơ cấu thu nhập
Sau khi nhận đất sản xuất ổn định lâu dài người dân đã thực sự an tâm đầu tư vốn và kỹ thuật vào sản xuất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất làm cho thu nhập của nông hộ tăng lên. Qua bảng điều tra cho ta thấy:
- Về thu nhập bình quân trên hộ xã Xuân Trạch cao nhất với 28.339.000 đồng/hộ, tiếp đó là xã Hưng Trạch và Sơn Trạch.
- Về cơ cấu thu nhập: Xã Hưng Trạch có nguồn thu từ lâm nghiệp cao nhất, chiếm đến 26% trong cơ cấu thu nhập hộ gia đình, lý do người dân ở đây đã nhận thức được hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng rừng;. Trong khi xã Sơn Trạch, Xuân có thu nhập từ sản xuất Lâm nghiệp thấp hơn (chiếm 18% và 25%). Bên cạnh đó, xã Hưng Trạch có nguồn thu từ cây công nghiệp (Lạc và cây CN khác) cao nhất với 22% tổng thu nhập hộ gia đình. Lý do phần lớn đất đai ở đây là loại đất màu mỡ, rất phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp. Xã Sơn Trạch nguồn thu từ ngành nghề khác cao do nơi này chủ yếu là dành cho du lịch và dịch vụ. Quan sát biểu đồ 2 cho thấy: Xã Xuân Trạch có nguồn thu nhập tương đối đồng đều về lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và có tổng thu nhập bình quân tương đối thấp do chưa phát huy được thế mạnh lâm nghiệp và ngành nghề khác.
* Về tích lũy của người dân
Chính sách giao đất lâm nghiệp đã thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện mức sống của nhiều hộ gia đình. Số hộ gia đình có tài sản tích lũy và tốc độ mua sắm các dụng cụ trong gia đình tăng lên. Điều này phản ánh tốc độ tích lũy của hộ gia đình. Qua bảng 3.6 phản ánh tình hình mua sắm của các hộ gia đình được phỏng vấn ở 3 xã điều tra.
Bảng 3.6. Tình hình mua sắm tài sản của hộ gia đình ở 3 xã điều tra
Chỉ tiêu điều tra Đơn vị Trước khi giao đất Sau khi giao đất So sánh (%)
Ti vi Cái 20 30 150
Xe máy Cái 12 25 208,33
Nhà xây Cái 18 24 133,33
ô tô Cái 1 5 500
* Về quy mô đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình
Qua điều tra phỏng vấn của các hộ cho thấy diện tích đất lâm nghiệp bình quân trên hộ là 1,3 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp bình quân của các hộ ở xã Sơn Trạch là cao nhất là 1,5 ha, tiếp đó là xã Xuân Trạch và Hưng Trạch.
Bảng 3.7. Quy mô đất Lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình ở 3 xã
Nhóm hộ Diện tích (ha) Xã Sơn Trạch Xã Xuân Trạch Xã Hưng Trạch TB 3 Xã I < 2 ha 20% 50% 65% 45% II 2.1-3 ha 65% 30% 25% 40% III 3.1- 5 ha 10% 12% 5% 9% IV > 5 ha 5% 8% 5% 6%
Nhóm 1 là từ dưới 2 ha bình quân chiếm khoảng 45% ở 3 xã; Nhóm 2 là từ 2,1-3 ha chiếm khoảng 40%; Nhóm 3 là nhóm từ 3,1-5ha chiếm 9% và Nhóm 4 là nhóm > 5ha chiếm 6% còn lại, trên địa bàn huyện chưa giao vượt quá 20 ha/hộ.
Nhận thấy, diện tích đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình chủ yếu ở cả 3 xã nằm trong khoảng dưới 2ha, và nhóm nhận đất lâm nghiệp > 5ha chiếm rất ít. Điều này phù hợp với thực tế các hộ gia đình chỉ nhận diện tích đất lâm nghiệp vừa phải, phù hợp với nhân công lao động của gia đình cũng như nguồn vốn đầu tư cho quá trình sản xuất lâm nghiệp. Nếu muốn giao diện tích đất lâm nghiệp lớn hơn bắt buộc các cơ quan chức năng phải có kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện và giúp đỡ các hộ gia đình về vay vốn, giống cây trồng, hỗ trợ kiến thức về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp để các hộ gia đình có thể đứng ra nhận và khai thác đất lâm nghiệp với quy mô > 5ha.
Trong tổng diện tích đất lâm nghiệp điều tra, phần lớn rừng trồng ở các xã điều tra của huyện Bố Trạch trồng bốn loại cây chính là Keo lai hom, Keo tai tượng, Keo lá tràm, phi lao và bạch đàn. Nguyên nhân chính là do nhu cầu lớn về thị trường gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ dăm để làm giấy, đồng thời cây keo phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu tại khu vực, có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ chăm sóc và mang lại lợi nhuận khá cao, do vậy, đã thu hút người dân quan tâm gây trồng.
Hiện nay chính sách giao đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc về quan hệ sản xuất ở nông thôn. Các hộ nông dân hoàn toàn tự chủ sản xuất trên diện tích đất được giao. Vai trò quản lý, điều tiết của các cấp, các ngành và cơ sở được thực hiện thông qua định hướng, hướng dẫn và thoả thuận về cung cấp giống, nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,…ngày càng nâng cao.
Qua điều tra cho thấy, quy mô diện tích đất lâm nghiệp phù hợp với lao động cũng như thu nhập của hộ. Tuy nhiên, việc sử dụng đất chưa đạt hiệu quả do chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp canh tác thích hợp, chưa áp dụng đúng tiến bộ KHKT chủ yếu làm tự phát dựa theo kinh nghiệm nên năng suất và sản lượng thấp chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống. Hộ nghèo vẫn còn cao đối với những xã vùng miền núi.
Hiệu quả về mặt xã hội
* Giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình
Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu và là giải pháp quan trọng để ổn định tình hình an ninh, chính trị, đẩy lùi các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào tầng lớp lao động nông thôn khi thiếu việc làm, tránh tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”. Qua điều tra các hộ gia đình đều cho rằng tác dụng của việc giao đất lâm nghiệp là vô cùng to lớn đối với việc giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình.
Kết quả điều tra phỏng vấn người dân, kết hợp đánh thu nhập của các mô hình trồng rừng cho thấy việc trồng rừng đem lại hiệu quả xã hội rất lớn, thu hút công lao động được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.8. Tỷ lệ lao động tham gia vào sản xuất trước và sau khi giao đất (Đơn vị tính: người)
Xã
Số hộ Trước khi giao Sau khi giao
Hộ Nhân khẩu Lao động tham gia Lao động chính Lao động tham gia Lao động chính Xuân Trạch 30 130 105 70 110 85 Sơn Trạch 30 125 95 80 109 90 Hưng Trạch 30 120 100 83 115 90 Tổng 90 375 300 233 334 265
Theo kết quả phỏng vấn 90 hộ gia đình ở 3 xã cho thấy: Tỷ lệ lao động tham gia vào sản xuất tăng từ 300 người trước khi giao đất lên 334 người sau khi giao đất, 100% số hộ đã tận dụng hết khả năng lao động chính trong gia đình, trong số các hộ gia đình có lao động phụ thì có 85% tận dụng hết nguồn lao động này. Có tới 90% số hộ được hỏi nói rằng cơ chế quản lý và mức đất được giao như hiện nay đã tạo thuận lợi cho họ tập trung sản xuất và sử dụng nguồn lao động trong gia đình tốt hơn thời kỳ trước.
* Nâng cao khả năng liên kết sản xuất nông, lâm nghiệp, cũng cố mối quan hệ đoàn kết cộng đồng, kích thích ý thức làm giàu của người dân
Qua điều tra các hộ gia đình ở 3 xã cho thấy sau khi giao đất mối quan hệ đoàn kết cộng đồng của bà con nhân dân ngày càng thân thiết hơn, làng xóm ngày càng gắn bó nhiều hơn. Các hộ gia đình giúp nhau sản xuất nông lâm nghiệp, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi để cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, các hộ gia đình có sự liên kết để cùng nhau hợp tác kinh doanh sản xuất, nông lâm sản bán ra có sự thống nhất về giá cả đầu ra và nguồn tiêu thụ sản phẩm.
Chính sách giao đất đã kích thích ý thức làm giàu chính đáng của người dân trên chính mảnh đất được giao, tăng khả năng huy động nguồn lực sẳn có của địa phương cho phát triển kinh tế xã hội.
Hiệu quả về mặt môi trường
* Giá trị cung cấp dinh dưỡng, cải tạo độ phì của đất
Rừng và đất có mối quan hệ hữu cơ rất chặt chẽ. Đất cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng phát triển; ngược lại trong quá trình sinh trươgnr và phát triển, rừng trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể thông qua lượng dinh dưỡng trong thảm mục. Do vậy, độ phì của đất có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và của rừng trồng nói riêng.
* Tác dụng làm giảm xói mòn, điều tiết dòng chảy, điều hòa khí hậu và hạn chế lũ lụt
Trồng rừng góp phần làm tăng độ ẩm cho đất, làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng khác, giảm lượng khí CO2 có trong không khí nên nó có tác dụng điều hòa khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu của toàn cầu. Tăng mức độ che phủ rừng từ 60,7% (trước khi giao) lên 76% (năm 2012), giảm tình trạng cháy rừng. Đồng thời trồng rừng còn có tác dụng chống xói mòn cho đất rừng. Đặc biệt việc trồng xen các loại cây đã thay thế tầng cây bụi và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nó không chỉ giữ ẩm, bổ sung đạm cho đất mà còn giảm sự tác động của nước mưa xuống mặt đất, ngăn chặn dòng chảy chống xói mòn, trả lại màu xanh của diện rừng trên diện tích đất trống đồi núi trọc.
Hình 3.2. Rừng keo ở xã Hưng Trạch và Xuân Trạch
Hiệu quả trong quản lý Nhà nước về đất đai
Điều tra ở 3 xã cho thấy sau khi giao đất lâm nghiệp số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, số trường hợp bao chiếm đất rừng trái phép đã giảm đi.
Bảng 3.9. So sánh tình hình tranh chấp đất đai và bao chiếm đất ở 3 xã điều tra sau khi giao đất
Chỉ tiêu
Tổng số Hưng Trạch Xuân Trạch Sơn Trạch Năm 2008 Năm 2013 So sánh (+ -,%) Năm 2008 Năm 2013 Năm 2008 Năm 2013 Năm 2008 Năm 2013 1. Số vụ tranh chấp đất đai (vụ) 25 9 - 64 7 2 8 3 10 4 2. Số hộ bao chiếm đất rừng (hộ) 49 13 - 73,46 25 7 21 9 3 0 3. Diện tích đất rừng bị bao chiếm (ha)
118 7 -94,06 87 5 25 2 6 0
(Số liệu phỏng vấn cán bộ xã ở 3 xã điều tra)
Từ kết quả trên cho thấy số vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất năm 2008 là 25 vụ giảm xuống còn 9 vụ năm 2013 (giảm 64%), số hộ bao chiếm đất đai năm 2008 là 49 hộ giảm xuống còn 13 hộ năm 2013 (giảm 73,46 %), diện tích đất rừng bị bao chiếm năm 2008 là 118 ha giảm xuống còn 7 ha năm 2013 (giảm 94,06 %).
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy chính sách giao đất đã làm thay đổi nhận thức, mức độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai, pháp chế rừng và sự ảnh hưởng của các vụ vi phạm pháp luật đất đai đến sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái. Từ đó, nguyên nhân vi phạm pháp luật đất đai ở hai thời điểm trước và sau khi giao đất cũng có sự khác nhau:
- Giai đoạn trước 2008 nguyên nhân gây ra các vụ tranh chấp, ban chiếm đất đai là do ranh giới đất đai không rõ ràng, sự hiểu biết pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế. Sau khi giao đất các vụ tranh chấp đất đai lại xuất phát từ nguyên nhân mâu thuẫn nội bộ trong gia đình, dòng họ, sự phân chia không rõ ràng diện tích đất giữa các lô đất.
- Nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp bao chiếm đất rừng trước năm 2008 là do diện tích đất vô chủ còn nhiều, các lâm trường quản lý nhiều đất lâm nghiệp nhưng công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, người sử dụng đất chưa nhận thức rõ về mục đích sử dụng của từng loại đất, họ tuỳ tiện sử dụng đất. Đến giai đoạn sau khi giao đất các trường hợp bao chiếm đất rừng lại do ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao hoặc do giá trị kinh tế khi sử dụng đất đó mang lại quá lớn do vậy các hộ tự ý bao chiếm đất của UBND xã quản lý, đất của lâm trường.
Như vậy, chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đã có tác dụng tốt hơn trong việc quản lý tài nguyên đất: hạn chế được tình trạng bao chiếm đất đai, giảm bớt các trường hợp tranh chấp đất đai.
* Nhận xét, đánh giá
- Chính sách giao đất, giao rừng đã có tác động tích cực đến vai trò trách nhiệm của người sử dụng đất đối với tài nguyên đất, trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với các hoạt động của thị trường, kết hợp tốt hiệu quả kinh tế xã hội đi đôi với hiệu quả môi trường.
- Sau khi giao đất việc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, các trang trại đã phát huy được tác dụng tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn. Do vậy, trong tương lai cần nhân rộng nhiều hơn các mô hình đó.
- Mức độ, tính chất và đặc điểm của các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai ở các giai đoạn là có sự khác nhau, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý và sử dụng đất. Từ đó, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có biện pháp cụ thể để giải