Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 (Trang 75 - 86)

huyện Bố Trạch

Công tác giao đất lâm nghiệp tại các xã hầu như đã hoàn thành, mọi diện tích đất rừng đã có chủ cụ thể, người dân cũng từng bước thực hiện các hoạt động sản xuất trên diện tích đất được giao và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của toàn huyện. Trên cơ sở những căn cứ về phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện những năm tới; quan điểm, định hướng và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát huy hiệu quả công tác giao đất, giao rừng sau:

Giải pháp về tổ chức quản lý

- Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ trong xã, thôn thông qua các lớp tập huấn, khoá học ngắn ngày, tập huấn, tham quan học hỏi các kỹ thuật sản xuất để áp dụng cho địa phương.

- Phát huy tối đa vai trò của quần chúng ở địa phương (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh…) để các tổ chức này khai thác tốt nguồn lực của mình trong phát triển sản xuất.

- Tiến hành xác định ranh giới giữa các lô đất giao cho cá hộ rõ ràng, chính xác để giảm thiểu tối đa các vụ tranh chấp xảy ra và đảm bảo đất luôn có chủ.

- Tổ chức các hình thức khuyến nông, khuyến lâm tự nguyện thành lập các nhóm có cùng sở thích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiểu biết về mặt kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp.

- Tập trung phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, khôi phục ngành nghề truyền thống.

- Giảm tỷ lệ tăng dân số cơ học, thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành công an, tòa án, địa chính trong việc bảo vệ quyền sở hữu đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình, ngăn ngừa các vi phạm như chặt phá, lấn chiếm... đồng thời giải quyết kịp thời các tranh chấp về ranh giới. Xử lý nghiêm những vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong giao đất mà người dân đã cam kết thực hiện.

Giải pháp về quy hoạch để sử dụng tài nguyên đất và rừng bền vững

Xây dựng phương án quy hoạch, phát triển sản xuất kinh doanh cho sản xuất lâm nghiệp cho các hộ gia đình theo hướng sau:

- Đối với rừng tự nhiên: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng, đối với những diện tích rừng tự nhiên có chất lượng và số lượng cây tái sinh kém có thể trồng bổ sung hoặc trồng mới các loài cây bản địa đa mục đích.

- Đối với rừng trồng hiện có: Chăm sóc, tỉa thưa theo quy trình kỹ thuật đã được phổ biến cho từng loại cây. Sau khai thác cần trồng lại rừng và chăm sóc đúng quy định.

- Đối với đất trống đồi núi trọc: Cần có phương án quy hoạch sử dụng đất trống hợp lý. Đối với những diện tích đất được quy hoạch trồng rừng cần hỗ trợ về giống và kỹ thuật cho người dân nhằm đẩy nhanh tiến độ phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Ưu tiên trồng các cây bản địa phát triển tốt, nhanh thu hoạch.

- Đối với diện tích đất lâm nghiệp gần khu dân cư: Kết hợp trồng cây lâm nghiệp với cây ăn quả và cây lương thực trước khi cây rừng khép tán để tận dụng đất lấy ngắn nuôi dài, ổn định kinh tế hộ gia đình.

Giải pháp về kỹ thuật

Trong nền kinh tế thị trường, việc đầu tư hàm lượng khoa học, áp dụng các thành tựu mới vào sản xuất kinh doanh đóng vai trò quyết định đến sản lượng và chất lượng hàng hoá trong xã hội. Để chính sách khoa học công nghệ thực sự đi vào cuộc sống thì cần làm một số công việc sau:

- Khuyến khích người dân tham gia nghiên cứu nhằm khai thác triệt để kiến thức bản địa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là áp dụng các mô hình công nghệ sinh học hiện đại, ưu tiên cho đầu tư sử dụng các loại giống mới nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất và chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

- Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp để xây dựng các mô hình canh tác trên đất dốc, các mô hình nông lâm kết hợp nhằm phát huy tốt chức năng phòng hộ của rừng đồng thời khai thác tiềm năng đất đai trên quan điểm sử dụng bền vững, lâu dài.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khuyến khích đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển sản xuất hàng nông lâm sản với các sản phẩm ngoài gỗ nhằm đáp ứng cho sản xuất chế biến và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Giải pháp về vốn đầu tư

Trong những năm vừa qua đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến chính sách đầu tư tín dụng cho các hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực trong đó có ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Để chính sách đầu tư tín dụng thực sự trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau:

- Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vây trung hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất.

- Cần xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn và phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp. Dự án 661 quy định dùng vốn ngân sách để trả công khoán bảo vệ rừng không quá 5 năm, sau 5 năm người nhận khoán được hưởng lợi từ rừng theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa tiếp cận được chính sách này.

- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với những hộ nông dân vay vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian hoàn vốn để đảm bảo cho người dân có điều kiện sản xuất kinh doanh.

- Mở rộng hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp đồng thời khai thác triệt để các nguồn vốn tự có, vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát triển sản xuất.

Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu cao về dăm giấy, sản phẩm gỗ chế biến. Để khuyến khích đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao thì giải pháp về thị trường là hết sức quan trọng, đặc biệt là thị trường đầu ra của sản phẩm rừng trồng. Để thực hiện tốt vấn đề này Nhà nước cần hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị và xúc tiến thương mại; tìm kiếm đối tác xuất khẩu trực tiếp thay cho xuất khẩu ủy thác như hiện nay.

Qua nghiên cứu thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trên địa bàn huyện, tỉnh và các vùng lân cận khu vực Bắc Miền Trung chúng tôi thấy rằng: Hiện tại thị trường gỗ rừng trồng trên địa bàn còn mang tính tự phát, thiếu ổn định do tranh mua tranh bán. Vì vậy, cần có sự can thiệp bằng chính sách của Nhà nước để người trồng rừng yên tâm sản xuất. Trong thời điểm hiện tại, giá cả thị trường gỗ rừng trồng đang cao (1 triệu đồng/tấn), thuận lợi cho người sản xuất rừng trồng; Tuy nhiên đặc điểm của trồng rừng là chu kỳ sản xuất dài nên chịu ảnh hưởng của biến động thị trường là rất lớn, có thể vào thời điểm thu hoạch (5-7 năm sau) giá sản phẩm rừng trồng giảm sẽ gây bất lợi cho người trồng rừng. Vì vậy công tác tìm hiểu nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước; nhà nước cần có nghiên cứu và định hướng thị trường dài hạn cho dân để dân chủ động sản xuất các loại sản phẩm gỗ đáp ứng nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, từng thời điểm nhằm đạt được hiệu quả về giá thu lại lợi nhuận tối đa cho người trồng rừng; đồng thời vận động xúc tiến thành lập quỹ phòng chống rủi ro.

Cần đơn giản hóa các thủ tục khai thác, lưu thông, vận chuyển gỗ rừng trồng trên thị trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thị trường. Các đơn vị kinh doanh lâm sản có thể ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng hộ gia đình trên địa bàn để bảo đảm ổn định thị trường dưới nhiều hình thức

Để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản cần thực hiện một số công việc sau:

- Hoàn chỉnh chính sách thị trường tiêu thụ nông lâm sản thực hiện cơ chế lưu thông hàng hoá thông thoáng, giảm bớt những thủ tục phiền hà...Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu như liên doanh, liên kết ...tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm sản.

- Phát triển hệ thống thông tin dự báo trên thị trường, tích cực khai thông các kênh tiêu thụ trong và ngoài nước. Thực hiện chế độ ưu đãi về thuế và tín dụng cho các cá nhân, đơn vị sản xuất hàng lâm - nông sản xuất khẩu.

- Thành lập các dịch vụ tư vấn để cung cấp những kiến thức về thị trường, vốn đầu tư cũng như về kỹ thuật giúp người nông dân, các doanh nghiệp lựa chọn cho mình những loại hình kinh doanh, cơ cấu cây trồng, vật nuôi...

- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho sản xuất ở địa phương chậm phát triển là do giao thông đi lại khó khăn, cần phải tranh thủ và kết hợp các nguồn vốn đầu tư từ các dự án trong và ngoài nước với sự huy động các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, các chợ nông thôn để phục vụ sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân buôn bán, trao đổi hàng hóa và hệ thống thanh toán

- Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với chế biến sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Giải pháp về môi trường

Vấn đề môi trường đối với đời sống loài người và các tác động của con người đối với môi trường là một vấn đề có tính thời sự đang được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển...

Việc phát triển sản xuất công nghiệp chế biến với lượng khí thải lớn vào môi trường, khai thác lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên ...làm cho khí hậu trái đất ngày càng nóng lên, các hiện tượng thiên tai như hạn hán, lũ lụt ngày càng xảy ra trầm trọng, đa dạng sinh học ngày càng bị suy kiệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Vì vậy, chính sách về môi trường cần được quan tâm một cách triệt để và phải giải quyết được một số vấn đề sau:

- Tăng cường nghiên cứu những ảnh hưởng và tác động của môi trường đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, đưa ra những tiêu chí cụ thể về ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường đầu tư bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng và các hệ thống sinh thái để bảo vệ môi trường sống.

- Phải có chính sách thu thuế tài nguyên rừng thông qua hưởng lợi từ môi trường của các ngành khác như công nghiệp chế biến, thuỷ lợi, nông nghiệp, du lịch sinh thái...để bù đắp cho nguồn vốn xây dựng rừng hạn hẹp.

- Xây dựng, ban hành và hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm không khí.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của con người đối với các vấn đề về môi trường.

Bảng 3.11. Tóm tắt về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

TT Các giải pháp Các hoạt động thực hiện giải pháp

1 Giải pháp về tổ chức quản lý

Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ giao đất, giao rừng cấp huyện và xã

2 Giải pháp về quy hoạch

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xây dựng phương án wuy hoạch hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tốt nhất

3 Giải pháp về kỹ thuật Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất như giống, quy trình sản xuất.

4 Giải pháp về vốn đầu tư

Đơn giản hoá thủ tục vay vốn, quy định cụ thể thế chấp vay vốn bằng quyền sử dụng đất lâm nghiệp để đầu tư trên đất có hiệu quả; ưu đãi trong vay vốn trồng rừng.

5 Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu đãi về thuế.

6 Giải pháp về môi trường Bảo vệ hệ sinh thái rừng đảm bảo bền vững, chống biến đổi khí hậu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Bố Trạch là một huyện có hơn 70% diện tích là đồi núi nên về điều kiện tự nhiên cũng như phát triển kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn. Huyện có nguồn tài nguyên đất đai phong phú, đa dạng, nguồn lao động dồi dào, có đầy đủ các điều kiện để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua phát triển kinh tế được cấp ủy đảng và chính quyền địa phương quan tâm đúng mức trong việc khuyến khích người dân phát triển kinh tế từ lâm nghiệp. Vì vậy, việc giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua đã góp phần đem lại những hiệu quả khá lớn về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và được thể hiện như sau:

- Chính sách giao đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản người dân đã dần phát triển mạnh thâm canh tăng vụ đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế, làm tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp.

- Việc khai thác đất chưa sử dụng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng đem lại hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường, chống xói mòn đất, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng làm tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp.

- Khai thác có hiệu quả quỹ đất, đặc biệt là trong sản xuất nông lâm nghiệp, các cấp, các ngành của huyện đã chú trọng đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng các giống mới, đầu tư thâm canh; đồng thời tích cực nghiên cứu, đề xuất các kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất và đưa vào thực hiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Về công tác giao đất lâm nghiệp: Trên địa bàn huyện đã giao là 139.646,93 ha đất lâm nghiệp đạt 81,72 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó giao được 11.622,94 ha cho hộ gia đình, cá nhân; giao cho các tổ chức 128.023,99 ha sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

- Về hiệu quả kinh tế: Từ khi được nhận đất để phát triển kinh tế thì thu nhập của người dân ngày một tăng cao, đời sống tương đối ổn định, tỷ lệ lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp đồng đều hơn trước.

- Hiệu quả về mặt xã hội và quản lý nhà nước: Chính sách giao đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã có tác dụng tốt hơn trong việc quản lý tài nguyên đất, hạn chế được tình trạng bao chiếm đất đai, giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)