Mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trong thịt gia súc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện bố trạch và thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 56 - 57)

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VA THỰC TIỄN

3.2.3. Mức độ ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trong thịt gia súc

Để đánh giá mức độ nhiễm vi khuẩn Salmonella chúng tôi dựa vào quy chuẩn Việt Nam (QCVN: 01-150:2017/BNNPTNT) quy định vi khuẩn Salmonella không

được phép có mặt trong 25g mẫu thịt kiểm tra. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.7 như sau:

Bng 3.7. Kết quả kiểm tra vi khuẩn Salmonella có mặt trong 25g mẫu thịt kiểm tra lấy tại cơ sở giết mổ và cơ sở kinh doanh

Cơ sở lấy mẫu Số mẫu kiểm tra Mẫu không đạt Sốlượng Tỷ lệ (%) Bố Trạch CSGM 5 1 20,0 CSKD 5 1 20,0 Đồng Hới CSGM 5 1 20,0 CSKD 5 2 40,0 Tổng hợp CSGM 10 2 20,0 CSKD 10 3 30,0 (Theo QCVN 01 - 150:2017/BNNPTNT)

Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ thịt lợn tại 20 cơ sở giết mổ và kinh doanh cho thấy có 5/20 mẫu kiểm tra phát hiện thấy sự hiển diện của vi khuẩn Salmonella trong 25g thịt, chiếm tỷ lệ 25%. Cơ sở giết mổ tập trung Hải Dương có 01 mấu dương tính, chiếm tỷ lệ 20% tổng số vi khuẩn Salmonella trong hai địa phương.

Sở dĩ có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella cao là do các điểm giết mổ không thực hiện tốt quy trình giết mổ, quy trình vệ sinh thú y khi giết mổ, không có các khu vực giết mổ riêng, tất cả các công việc giết mổ đều thực hiện cùng một vị trí, các cơ sở giết mổ không tách biệt với khu vực nuôi nhốt, giết mổ trên nền nhà, không tắm rửa cho gia súc trước khi giết mổ,…nên sự vấy nhiễm vi khuẩn Salmonella vào thịt là không thể tránh khỏi và có nguy cơ lây nhiễm cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trong thịt ở các cơ sở giết mổ tại huyện Bố Trạch và Thành phố Đồng Hới từ 20 – 40% là hoàn toàn không cho phép so với tiêu chuẩn quy định. Đây sẽ là mối nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng và sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy, để ngăn chặn và hạn chế quá trình vấy nhiễm vi khuẩn Salmonella vào thịt thì việc quy hoạch xây dựng các khu giết mổ tập trung theo tiêu chuẩn là rất cần thiết, cơ sở giết mổ phải đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ giết mổ chuyên dụng, đồng thời thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh khử trùng, tiêu độc trong quá trình giết mổ…Có như vậy mới ngăn ngừa được các nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn nói chung và hạn chế tới mức thấp nhất khả năng nhiễm Salmonella vào thịt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn trên địa bàn huyện bố trạch và thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)