Kinh nghiệm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía nam thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 30 - 31)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Kinh nghiệm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam

Từ những mô hình, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, có thể rút ra một số bài học ban đầu cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Việt Nam để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, như sau:

1.3.2.1 Xác định các trường hợp áp dụng biện pháp Nhà nước thu hồi đất

Các nước, vùng lãnh thổ xác định việc áp dụng biện pháp hành chính để có đất một cách rất hạn chế, ví dụ Hàn Quốc áp dụng cho các các dự án kinh tế như khu đô thị, khu công nghiệp nhưng cũng xác định rõ là các công trình dự án này phải do Nhà nước đầu tư; Trung Quốc áp dụng cho các dự án lớn có hạ tầng chung; Canađa quy định chính quyền các bang có thể thu hồi quyền sở hữu đất nhưng quyền này chỉ áp dụng với những mảnh đất thể hiện trong bản quy hoạch là sử dụng cho mục đích công cộng ví dụ như đường giao thông và cơ sở hạ tầng.

Trong khi đó, quy định của Luật đất đai 2013 về trường hợp được áp dụng biện pháp Nhà nước thu hồi đất vẫn còn khá rộng rãi, bao gồm cả dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp (không phân biệt nguồn vốn đầu tư là của Nhà nước hay của tư nhân). Đây là một vấn đề rất khó thuyết phục người có đất bị thu hồi nhanh chóng chấp nhận để bàn giao mặt bằng, những người này cho rằng nếu lấy đất của họ để sử dụng vào các mục đích như xây dựng đường giao thông, công trình công cộng thì họ sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì cộng đồng, nhưng nếu lấy đất của họ cho các dự án kinh tế thì phải thỏa thuận sòng phẳng và trong nhiều trường hợp những người dân này cho rằng họ cũng có thể tự đầu tư trên mảnh đất của họ được như các nhà đầu tư khác, việc Nhà nước thu hồi đất của họ để giao cho các nhà đầu tư khác là không công bằng, không bình đẳng.

1.3.2.2. Đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi

Kinh nghiệm của Australia trong việc ban hành nguyên tắc chủ đạo của việc bồi thường là phải đảm bảo cho người có đất bị thu hồi điều kiện về tài chính ngang

bằng với trạng thái cũ khi đất chưa bị thu hồi; của Đức với nguyên tắc là bồi thường sẽ đem lại cho chủ sở hữu cơ hội có được tài sản tương tự và phải bao gồm cả kế hoạch di dời nhà, tìm việc khác hoặc chuyển vị trí kinh doanh; kinh nghiệm của Canada trong việc xác định đầy đủ các loại thiệt hại mà người bị thu hồi đất phải gánh chịu bao gồm: đất, nhà, các công trình khác; mất giá trị đối với mảnh đất còn lại; mất các tiện ích như cây cối và cảnh quan; tổn thất về kinh doanh; thiệt hại về việc di dời, ví dụ chi phí di chuyển và tái định cư cần được nghiên cứu để nâng mức bồi thường cho người bị thu hồi đất, đảm bảo sinh kế của hộ sau khi đã mất đi tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai.

1.3.2.3 Nghiên cứu, áp dụng cơ chế chia sẻ lợi ích

Kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong việc áp dụng cơ chế chia sẻ lợi ích đối với các dự án trong lĩnh vực thủy điện, chỉnh trang đô thị cần được nghiên cứu (đặc biệt, ở Việt Nam đã nghiên cứu vận dụng trong dự án thủy điện Sơn La, chỉnh trang đô thị của Đà Nẵng, dự án trồng cây cao su tại Sơn La, Lai Châu). Trên cơ sở đó có quy định cụ thể về quy trình thực hiện chuyển đổi đất đai trong trường hợp thực hiện các dự án có tác động lớn, trên diện rộng đến cộng đồng dân cư như các dự án thủy điện lớn, dự án khai thác khoáng sản, các dự án thực hiện chỉnh trang nâng cấp hạ tầng đô thị, khu dân cư nông thôn trên nguyên tắc chia sẻ quyền lợi giữa các bên tham gia, các bên có quyền lợi liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía nam thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)