Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía nam thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 40 - 43)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các cấp ngành, các thành phần kinh tế đã có nhiều cố gắng đồng thời với các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh nên tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố đã duy trì mức khá cao đạt bình quân 8,86%/năm. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (theo giá hiện hành) từ 12,68 triệu đồng năm 2010 tăng lên 40,2 triệu đồng năm 2019.

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 19.750 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2018; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,3% so với năm 2018. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% so với năm 2018; Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Nam Định đạt trên 2.005 triệu USD, tăng 24,5% so với năm 2018. Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư hạ tầng KCN Dệt may Rạng Đông, CCN Thịnh Lâm (huyện Giao Thủy), CCN Yên Dương (huyện Ý Yên),...

Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 92 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 6.908,4 tỷ đồng và 12 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 233,57 triệu USD.

( Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Nam Định, 2019).

b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số, dân tộc: Theo số liệu thống kê đến năm 2019, dân số toàn thành phố là 236.400 người (trong đó nữ giới có 128.476 người và nam giới có 107.924

người), dân số khu vực thành thị 206.432 người, dân số khu vực nông thôn 29.968 người. Mật độ dân số bình quân của thành phố là 5.450 người/km2.

- Lao động và việc làm: Tính đến 31/12/2017 dân số trong độ tuổi lao động là 136.402 người (chiếm 52,17% dân số toàn thành phố). Trong đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 118.486 người. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị là 95,87%. Trong những năm qua thành phố Nam Định đã chứng tỏ thế mạnh và sức hút của mình ở các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, giáo dục, dậy nghề. Thành phố hiện có 3 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 6 trường trung học chuyên nghiệp và dậy nghề, với hơn 57.032 sinh viên. Đây là tiềm năng lớn cung cấp lực lượng lao động cho thành phố và liên vùng.

- Thu nhập: Thành phố Nam Định đã thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội tăng cường vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật đưa nền kinh tế vào ổn định. Bình quân thu nhập đầu người năm 2019: 40,2 triệu đồng.

c. Thực trạng phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng

Thành phố Nam Định là đô thị trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Nam Định. Có vị trí quan trọng là đầu mối giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường sắt trên trên hành lang kinh tế ven biển Duyên hải Bắc Bộ.

+ Giao thông: Hệ thống đường hướng tâm, đường vành đai đã được nâng cấp cải tạo. Cụ thể:

- Quốc lộ 10 có vai trò giao thông liên tỉnh, chạy dọc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Quốc lộ 10 mới được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (Bn = 12m), đoạn tuyến tránh qua thành phố Nam Định có mặt cắt ngang nền rộng 19m, mặt rộng 14m.

- Quốc lộ 21A nối Nam Định với Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các tuyến QL21B đi các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu. Quốc lộ 21 có vai trò chiến lược, nối trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh. Tuyến đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, nền rộng 12m

- Quốc lộ 38 từ Hải Dương. Hưng Yên, Hà Nam xuống Nam Định, Ninh Bình. đang triển khai phóng tuyến nâng cấp.

- Ngoài ra là hệ thống đường tỉnh có dạng hướng tâm (ĐT 486, 487, 488, 490, 490B, 490C) hướng đi các huyện quy mô đạt cấp IV ÷ II đồng bằng.

+ Thủy lợi: Hệ thống đê thành phố Nam Định dài 13.078km. Trong đó, đê Hữu Hồng dài 3.684 km từ K163+610 đến K167+294. Đê Tả Đào dài 4.351 km từ K0 đến K4+351. Đê Hữu Đào dài 5.043km từ K0 đến K5+043.

+ Giáo dục - Đào tạo: Vẫn giữ vững thành tích học sinh giỏi và chất lượng giáo dục toàn diện dẫn đầu toàn tỉnh trong nhiều năm qua.

+ Y tế: Từng bước được tăng cường cả về tổ chức mạng lưới y tế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Các chương trình mục tiêu quốc gia, tiêm chủng mở rộng, bảo hiểm y tế, y tế trường học, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình được triển khai có hiệu quả. Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh cho nhân dân ở bệnh viện và trạm y tế phường, xã có tiến bộ.

+ Văn hóa, thông tin: Đã có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị và các hoạt động văn hoá thể thao quốc gia, tỉnh và thành phố góp phần tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớn nhân dân.

+ Thể dục - thể thao: Phong trào thể dục thể thao phát triển sâu trong các tầng lớp nhân dân, cơ quan, trường học. Nhiều loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao ra đời đã thu hút đông đảo hội viên tham gia. Một số môn thể thao gia thi đấu đã đạt giải cao của tỉnh và cả nước.

+ Hệ thống chợ: Vốn là một đô thị đã có từ lâu đời, thành phố Nam Định được biết đến như một đầu mối giao thương hàng hoá ở Bắc bộ. Trong quá trình lịch sử phát triển trên địa bàn thành phố Nam Định đã hình thành một hệ thống chợ đầy đủ và quy mô phục vụ cho phát triển thương mại ở nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía nam thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)