Tổng hợp kết quả điều tra cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía nam thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 82 - 87)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2. Tổng hợp kết quả điều tra cán bộ

Qua thực hiện điều tra phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thành phố, cán bộ thuộc UBND cấp xã, phường...) trên địa thành phố Nam Định, cho kết quả điều tra phỏng vấn thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.19. Tổng hợp kết quảđiều tra cán bộ có liên quan

đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Số lượng: 30 Phiếu STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 1

Giá đất bồi thường so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường Cao hơn 0 0 Bằng 12 40,0 Thấp hơn 18 60,0 2 Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Cao 2 7,0 Trung bình 22 73,0 Thấp 6 20,0

3 Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

Cao 4 13,0

Trung bình 17 57,0

Thấp 9 30,0

4 Khu tái định cư Phù hợp 20 67,0

Chưa phù hợp 10 33,0

5 Đơn vị được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Trung tâm PTQĐ 0 0

HĐ bồi thường, hỗ trợ 30 100,0

Chủ đầu tư 0 0

Tổ chức khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu phỏng vấn cán bộ năm 2020)

- Điều tra việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất

Qua tổng hợp kết quả điều tra cho thấy giá đất bồi thường tại địa phương chủ yếu là bằng hoặc thấp hơn giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Nguyên nhân của việc này là do khi đơn vị tư vấn xác định giá đất điều tra hồ sơ chuyển nhượng thì người dân thực hiện chuyển nhượng QSDĐ không ghi giá chuyển nhượng thật lên hợp đồng chuyển nhượng mà ghi bằng hoặc thấp hơn giá đất do UBND tỉnh quy định nhằm giảm việc nộp thuế chuyển quyền. Bên cạnh đó, tại một số địa bàn không có hoặc có rất ít giao dịch chuyển nhượng QSĐĐ nông nghiệp nên rất khó có cơ sở để xác định giá đất nông nghiệp. Nếu xác định giá đất nông nghiệp theo phương pháp thu nhập thì rất thấp do đất nông nghiệp tại địa phương chủ yếu trồng lúa cho năng suất thấp.

Việc áp dụng các chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi đã được UBND thành phố thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh Nam Định ban hành. Qua tổng hợp kết quả điều tra cho thấy mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất (24 phiếu chiếm 80%), hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (20 phiếu chiếm 67%) cho thấy mức hỗ trợ quy định của UBND tỉnh cơ bản là phù hợp với người dân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, cũng còn có ý kiến cho rằng mức hỗ trợ là chưa phù hợp vì nhiều hộ dân có nguồn sống chủ yếu từ đất nông nghiệp, mức hỗ trợ quy định của UBND tỉnh chưa bảo đảm sinh kế lâu dài cho các hộ, đặc biệt là các hộ phải di chuyển đến chỗ ở mới.

Đối với công tác tái định cư, việc lập và xây dựng các khu tái định cư luôn được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Qua đó, phần lớn cán bộ được điều tra phỏng vấn (20 phiếu, chiếm 67%) cho rằng các khu tái định cư là phù hợp với người có ở đất thu hồi; số còn lại cho rằng các khu tái định cư cơ bản là chưa phù hợp với một số hộ gia đình đang ở mặt đường chính, điều kiện kinh doanh, sinh lời tốt hơn khi phải di chuyển ra khu tái định cư.

Nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Nam Định được UBND thành phố giao cho Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thành phố là cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của thành phố. Qua kết quả phỏng vấn cho thấy công tác thu hồi đất, bồi thường , hỗ trợ, tái

định cư cơ bản được thực hiện đúng theo quy định tại Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật hiện hành.

Bảng 3.20. Kết quảđiều tra việc thực hiện

trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)

1. Thông báo thu hồi đất Có 30 100,0

Không 0 0

2. Họp phổ biến người dân có đất thu hồi Có 30 100,0

Không 0 0

3. Lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC

Có 30 100,0

Không 0 0

4. Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC

Có 30 100,0

Không 0 0

5. Lập biên bản lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC

Có 30 100,0

Không 0 0

6. Tổng hợp ý kiến người có đất thu hồi Có 30 100,0

Không 0 0

7. Đối thoại với người có đất thu hồi Có 26 87,0

Không 4 13,0

8. Phổ biến, niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án

Có 30 100,0

Không 0 0

9. Gửi quyết định thu hồi đất đến người có đất thu hồi

Có 30 100,0

Không 0 0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu phỏng vấn cán bộ năm 2020)

Trước khi thu hồi đất, UBND thành phố đã thực hiện gửi thông báo đến người có đất bị thu hồi, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng kèm theo niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, phường và các địa điểm sinh hoạt chung của thôn, tổ dân phố nơi có đất thu hồi. Đồng thời, tổ chức các cuộc họp phổ biến người dân trong khu vực thu hồi đất về chính sách, pháp luật bồi thường,

hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải đáp các vướng mắc của người dân trong khu vực thực hiện dự án.

Việc công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng được triển khai thực hiện khá tốt (30/30 phiếu, chiếm 100%) theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Kết thúc thời gian lấy ý kiến, Tổ công tác giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành phố phối hợp với UBND cấp xã, phường tiến hành lập biên bản bản lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổng hợp các ý kiến của người có đất thu hồi, đối thoại với các trường hợp chưa đồng ý với dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, còn một số ít ý kiến cho rằng có một số bước trong quá trình tổ chức thực hiện đã được bỏ qua như đối thoại với người có đất thu hồi (04 phiếu, chiếm 13%).

Sau khi được UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã, phường phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, phường và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, đồng thời gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi (30 phiếu, chiếm 100%).

Qua tổng hợp kết quả phiếu phỏng vấn cán bộ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (30 phiếu) cho thấy trình tự, thủ tục thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nam Định cơ bản thực theo đúng quy định của pháp luật. Đội ngũ cán bộ thực hiện hiểu biết chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để tổ chức thực hiện tốt tại địa phương.

Bảng 3.21. Kết quảđiều tra hoạt động của cơ quan, tổ chức liên quanđến bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

STT Nội dung Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

1. Số lượng cán bộ hiện có của phòng TNMT

Nhiều 0 0

Phù hợp 4 13,0

Thiếu 26 87,0

2. Số lượng cán bộ hiện có tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Nhiều 0 0,0

Phù hợp 18 60,0

Thiếu 12 40,0

3. Việc hợp nhất Trung tâm PTQĐ cấp tỉnh và cấp huyện

Có 2 7,0

Không 28 93,0

4. Việc phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương

Tốt 28 93,0

Chưa tốt 2 7,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu phỏng vấn cán bộ năm 2020)

Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định có 12 công chức (01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 10 chuyên viên). Qua tổng phiếu phỏng vấn cho thấy với số lượng cán bộ hiện tại của Phòng là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý về đất đai và môi trường trên địa bàn thành phố hiện nay (26 phiếu, chiếm 87%). Với áp lực công việc quản lý đất đai đòi hỏi ngày càng chặt chẽ và đầy đủ cho nên mỗi cán bộ của Phòng đều phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này dẫn đến việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư phần nào chưa được bảo đảm về mặt thời gian thực hiện.

Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thành phố có 45 viên chức (trong đó có 01 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc). Qua tổng phiếu phỏng vấn cho thấy với số lượng cán bộ hiện tại của Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thành phố cơ bản là phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố (18 phiếu, chiếm 60%). Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng với số lượng cán bộ hiện có của Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thành phố là vẫn còn thiếu (12 phiếu, chiếm 40%)

số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC. Trao đổi về việc hợp nhất đơn vị thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện, thành phố với Trung tâm PTQĐ cấp tỉnh theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP cho thấy có 28 phiếu (chiếm 93%) cho rằng không nên hợp nhất với lý do để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần phải có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của UBND cấp huyện (thành phố), cấp xã, đặc biệt trong việc tuyên truyền, vận động người có đất thu hồi chấp hành chính sách, pháp luật.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố Nam Định, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố đã phối hợp tốt trong thực hiện các nhiệm vụ được giao (28 phiếu, chiếm 93%) góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố.

3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía nam thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)