3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất
a. Hiện trạng sử dụng đất
Theo báo cáo thống kê đất đai đến ngày 31/12/2019 của thành phố Nam Định, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố Nam Định là 4.643,81 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 1541.1 ha. - Đất phi nông nghiệp: 3082.1ha. - Đất chưa sử dụng: 18.3ha
b. Tình hình quản lý đất đai
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, của UBND tỉnh và các sở ban ngành. Phòng Tài nguyên Môi trường đã tham mưu cho UBND thành phố, thành ủy triển khai thực hiện tốt các nội dung quy định của Luật đất đai kịp thời với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, làm cơ sở để quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.
Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), thành phố Nam Định đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính ở các xã, phường. Các tuyến ranh giới thống nhất rõ ràng bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ địa giới hành chính.
Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư của thành phố Nam Định đã thực hiện nghiêm túc các chính sách pháp luật của Nhà nước. Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Đến nay toàn thành phố đã hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho các hộ nông dân theo Nghị định 64/CP, 02/CP của Chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được thực hiện thường xuyên.
Công tác quản lý hồ sơ địa chính: Hiện tại thành phố đã có và đang quản lý, lưu trữ các loại tài liệu như: Hồ sơ về địa giới hành chính 364, hồ sơ về tổng kiểm kê đất đai qua các năm, số liệu giao cấp GCNQSD đất của các phường, xã, hồ sơ
địa chính đất nông nghiệp, đất ở và hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp. Tất cả các phường, xã trên địa bàn thành phố đều đã được đo đạc lập bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác cấp GCN được đo vẽ từ năm 2003 đến năm 2013.
Tuy nhiên, cơ sở trang thiết bị còn hạn chế cho nên công tác lưu trữ các loại tài liệu hồ sơ địa chính và bản đồ bằng phần mềm chưa hoàn thiện. Hệ thống tài liệu về đất đai chưa được bảo quản cẩn thận còn bị thất lạc và rách nát, nhiều tài liệu hiện không thể sử dụng được gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố.
Hàng năm thành phố triển khai thường xuyên công tác thống kê đất đai và kiểm kê đất đai định kỳ (5 năm một lần). Qua thống kê đã nắm được những biến động tăng giảm về đất đai của các xã, phường trên địa bàn thành phố quản lý, từ đó có hướng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của các kỳ tiếp theo.
Công tác quản lý tài chính về đất đai của thành phố được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. UBND thành phố đã tổ chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành theo quy định. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND thành phố quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất... góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.
Tại thành phố Nam Định, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng thông qua tổ chức hội nghị, tọa đàm, hội thi, cấp phát tài liệu, tủ sách pháp luật, hòa giải, tiếp công dân... Bên cạnh đó, UBND thành phố, các xã, phường thường xuyên chỉ đạo cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân phải tiếp cận, tìm hiểu những chủ trương, quy định mới của Đảng, Nhà nước về pháp luật đất đai. Trong quá trình tiếp công dân, cần chú trọng tuyên truyền, giải thích, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc chấp hành và tuân thủ pháp luật.
c.Tình hình thực hiện cấp GCNQSDĐ
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, UBND thành phố Nam Định đã cơ bản hoàn thành cấp GCNQSDĐ lần đầu trên toàn địa bàn thành phố so với kế hoạch hàng năm đưa ra. Diện tích còn lại chưa cấp GCNQSDĐ chiếm một tỷ lệ nhỏ do nguyên nhân: tranh chấp đất đai, một số trường hợp nằm trong quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chủ hộ đi vắng không có mặt tại địa phương…
d. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Nam Định
Năm 2019 thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 4.641,4 ha, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 883,6 m2/người. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Nam Định được thể hiện cụ thể qua bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 thành phố Nam Định STT Loại đất Mã Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (ha) Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích đơn vị hành chính (%) -1 -2 -3 -4 -5 I (1+2+3) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 4641,4 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1541,1 33,2 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1280,1 27,6 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1112,8 24 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 930,6 20 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 182,2 3,9 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 167,2 3,6 1.2 Đất lâm nghiệp LNP - - 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX - - 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 249,7 5,4 1.4 Đất làm muối LMU - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 11,3 0,2
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3082,1 66,4
2.1 Đất ở OTC 933,8 20,1 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 183,5 4
STT Loại đất Mã Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (ha) Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích đơn vị hành chính (%) 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1847,1 39,8 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 24,7 0,5 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 23,9 0,5 2.2.3 Đất an ninh CAN 19,5 0,4 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 183,3 3,9 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 640 13.8 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 955,8 20,6 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 20,2 0,4 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 8,5 0,2 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 55,5 1,2 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 183,8 4 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 21,3 0,5 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 12 0.3
3 Đất chưa sử dụng CSD 18,3 0,4 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 18,3 0,4 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS - - 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - -
II Đất có mặt nước ven biển(quan sát) MVB - -
1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT - - 2 Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn MVR - - 3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK - -
(Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2020)
Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất thành phố Nam Định năm 2019
Từ bảng 3.1 và hình 3.2 cho thấy: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Nam Định chủ yếu là đất phi nông nghiệp với 3082,1 ha chiếm 66,4% tổng diện tích đất
đất tự nhiên, còn lại là đất chưa sử dụng là 18,3 ha chiếm 0,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố.
Căn cứ vào kết quả kiểm kê năm 2019, đối chiếu với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và 2014, biến động sử dụng đất giai đoạn 2015-2019 được thể hiện quả bảng 3.2 như sau: Bảng 3.2: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2015-2019 thành phố Nam Định STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2019 So với năm 2014 So với năm 2009 Diện tích Tăng (+) giảm (-) Diện tích Tăng (+) giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5) (7) (8) = (4) - (7) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 4641,4 464,4 - 4640,8 0,6 1 Đất nông nghiệp NNP 1541,1 1595,5 -54,4 1621,7 -80,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1280,1 1323,3 -43,2 1351,4 -71,3 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1112,8 1151,7 -38,9 1198,9 -86,1 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 930,6 964,1 -33,5 997,5 -66,9 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 182,2 187,6 -5,4 201,3 -19,1 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 167,2 171,6 -4,4 152,5 14,7 1.2 Đất lâm nghiệp LNP - - - - - 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX - - - - - 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - - - - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - - - 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 249,7 258,5 -8,8 256,8 -7,1 1.4 Đất làm muối LMU - - - - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 11,3 13,8 -2,5 13,5 -2,2
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3082,1 3038,2 43,9 3009,2 72,9
2.1 Đất ở OTC 933,8 926,5 7,3 927 6,8 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 183,5 241,5 -58 326,2 -142,7
STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2019 So với năm 2014 So với năm 2009 Diện tích Tăng (+) giảm (-) Diện tích Tăng (+) giảm (-) 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1847,1 1812,1 35 1783,2 63,9 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 24,7 23,2 1,5 23,9 0,8 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 23,9 23,5 0,4 23,7 0,2 2.2.3 Đất an ninh CAN 19,5 18,4 1,1 9,2 10,3 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 183,3 180 3,3 189,3 -6 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp CSK 640 634,5 5,5 631,8 8,2 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 955,8 932,6 23,2 905,3 50,5
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 20,2 19,5 0,7 20,2 - 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 8,5 8,7 -0,2 8,5 - 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa, nhà tang lễ, NHT NTD 55,5 55,7 -0,2 52,9 2,6 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch,
suối SON 183,8 183,8 - 185,6 -1,8 2.7 Đất có mặt nước chuyên
dùng MNC 21,3 22,8 -1,5 20,2 1,1 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 12 9 3 11,5 0,5
3 Đất chưa sử dụng CSD 18,3 7,7 10,6 10 8,3
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 18,3 7,7 10,6 10 8,3
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS - - - - -
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - - - - -
(Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2020)
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố năm 2019 là 4641,4ha tăng 0,64ha so với năm 2010 nguyên nhân do trước đây việc xây dựng bản đồ và tổng hợp số liệu bằng các phương pháp thủ công nên dẫn đến sai số lớn. Kỳ kiểm kê 2019 đã kế thừa sản phẩm đo đạc địa chính chính quy nên số liệu phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng đất. Tổng diện tích tự nhiên không thay đổi so với năm 2014 , diện tích đất
nông nghiệp có sự biến động lớn nhất giảm 54,4ha so với năm 2014. Diện tích đất nông nghiệp giảm trong giai đoạn 2014-2019 do trên địa bàn thành phố có thu hồi một phần diện tích đất lúa phục vụ dự án khu đô thị phía nam Sông Đào ở phường Cửa Nam, dự án mở rộng khu di tích đền Trần ở phường Lộc Vượng, dự án mở rộng đường dẫn cầu Tân Phong ở xã Nam Phong, dự án mở rộng phường Lộc Hạ. Nhìn chung tình hình sử dụng đất tại thành phố Nam Định có chiều hướng tốt, đa phần diện tích đất đai đã được tận dụng. Đất nông nghiệp đã được khai thác, sử dụng hợp lý, các loại đất khai thác đều có sự biến động theo sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất