Một số đề tài nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động sử dụng đất bằng công nghệ ảnh viễn thám tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3 Một số đề tài nghiên cứu có liên quan

Từ năm 1991 đến nay (2014) trong nước đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám vào công tác quản lý, đánh giá tác động và lập bản đồ hiện trạng có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu sau:

Nguyễn Quốc Khánh, năm 2007, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng bản đồ hiên trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh”.Nghiên cứu khả năng khai thác và sử dụng tư liệu ảnh viễn thám trong việc đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Đề xuất ra quy trình công nghệ sử dụng tư liệu ảnh viễn thám kết hợp với công nghệ GIS để xây dựng bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

Đoàn Thị Mai năm 2015, với nghiên cứu : “Ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu phòng chống cháy rừng ở Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. Trong quá trình phân loại ảnh tác giả sử dụng phương pháp phân loại có kiểm định theo xác suất cực đại (Maximum likelihood)bằng phần mềm ENVI và ứng dụng các chức năng cơ bản của GIS như tích hợp các thông tin vào bản đồ; chồng ghép, phân tích, truy vấn, hiển thị dữ liệu để xây dựng các bản đồ. Kết quả đạt được đề tài đánh giá hiện trạng và biến động thảm thực vật giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2010-2014.

Huỳnh Văn Chương , đăng bài trên Tạp Chí Khoa Học – Đại Học Huế : “Ứng dụng gis và viễn thám nghiên cứu xu hướng biến động đất lâm nghiệp khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 – 2015. Mục tiêu của nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá biến động đất rừng khu vực phía Tây Nam, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 -2015 từ dữ liệu ảnh vệ tinh SPOT thu thập ở 2 thời điểm năm 2005 và 2015 và xác định các nguyên nhân chính gây ra sự biến động đó. Ảnh được phân loại bằng phương pháp hướng đối tượng trên cơ sở kết quả phân tách ảnh bằng phần mềm ENVI 5.2. Phân loại ảnh theo thuật toán xác suất cực đại dựa vào mẫu thu thập được bằng máy GPS cầm tay với 4 loại hình sử dụng, bao gồm: Đất có rừng trồng sản xuất, đất rừng tự nhiên, đất khác và thủy văn. Độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh SPOT năm 2005, 2015 đạt tương ứng là 76%; 95.4%. Sử dụng phần mềm Arc GIS 10.2 thành lập bản đồ hiện trạng đất rừng, bản đồ biến động và đánh giá biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu. Trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2015, diện tích đất rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu giảm 35956.91 ha, đất có rừng sản xuất tăng 28077.77 ha, đất khác tăng 7702.49 ha và đất mặt nước tăng 750.85 ha. Nguyên nhân chính dẫn tới diện tích đất rừng tự nhiên giảm mạnh là do người dân đã nhận thức được lợi ích kinh tế do rừng trồng và các một số cây ngắn ngày mang lại, đồng thời được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước.

Kết luận ứng dụng viễn thám và GIS là một xu thế mới được ứng dụng rộng rãi vào công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và sử dụng đất. Hiện nay ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn là một giải pháp hữu hiệu và khả thi, những ứng dụng này đã giúp công tác quản lý đất đai được hiệu quả và chính xác hơn. Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn khác nhau ở tỉnh Quảng Bình nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên địa bàn huyện Bố trạch, Quảng Bình. Nên đây là cơ sở để thực hiện đề tài.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động sử dụng đất bằng công nghệ ảnh viễn thám tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 27)