Biến độngsử dụngđất huyện Bố Trạch giai đoạn 2005– 2010, 2010 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động sử dụng đất bằng công nghệ ảnh viễn thám tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 59 - 66)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Biến độngsử dụngđất huyện Bố Trạch giai đoạn 2005– 2010, 2010 – 2016

Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2010 và giai đoạn 2010-2016 có 5 loại hình sử dụng đất. Sau khi tính toán thì các loại hình sử dụng đất có sự thay đổi được thể hiện ở bảng 3.6 và bảng 3.7

Bảng 3.6. Thông kê tổng diện tích các loại hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 Loại hình sử dụng đất Năm 2005 (ha) Năm 2010 (ha) Tăng (+) Giảm (-) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cát 3115.1 2875.1 -240 -0.11 Nước 3832 2921.4 -910.6 -0.43 Nông Nghiệp 21002.5 22715 1712.5 0.81 Xây dựng 11515.1 11490 -25.1 -0.011 Rừng 172952.9 172416 -536.9 -0.25

Bảng 3.7. Thông kê tổng diện tích các loại hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2016 Loại hình sử dụng đất Năm 2010 (ha) Năm 2016 (ha) Tăng (+) Giảm (-) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cát 2875.1 2759.3 -115.8 -0.054 Nước 2921.4 2677.3 -244.1 -0.11 Nông Nghiệp 22715 24744 2028.9 0.95 Xây dựng 11490 11254 -236 -0.11 Rừng 172416 170983 -1433 -0.67

+ Dựa trên ma trận ở bảng 3.4 ta thấy rõ diện tích các loại hình sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2010 biến động không lớn lắm nhưng cũng có thay đổi cụ thể:

- Đất cát phần lớn khoảng 3.95% (123.1 ha) đã chuyển sang Nông nghiệp, chuyển sang đất Rừng khoảng 3.81% (118.8 ha), giữ lại 2824.6 ha (90.7%), một số ít chuyển sang đất Xây dựng khoảng 43.5 ha (1.4%), thấp nhất là Nước chỉ khoảng 0,16%.

- Nước giữ lại khoảng 74% (2835.7 ha), 26% chuyển sang các loại hình còn lại, trong đó nhiều nhất là đất nông nghiệp khoảng 493.5 ha (12.88%), chuyển sang đất Rừng khoảng 322.7 ha (8.42%), khoảng 176.7 ha (4.6%) chuyển sang Xây dựng và 0.08% chuyển sang đất cát.

- Đất Nông nghiệp phần lớn khoảng 2.81% (591.3 ha) đã chuyển sang Xây dựng, chuyển sang đất Rừng khoảng 0.73% (154.2ha), giữ lại 20223.1 ha (96.3%), một số ít chuyển sang Nướckhoảng 27.5 ha (0.13%), thấp nhất là đất Cát chỉ khoảng 0.03%.

- Đất Xây dựng phần lớn khoảng 5.4% (619.3 ha) đã chuyển sang Nông nghiệp, chuyển sang đất Rừng khoảng 2.5 % (285.2ha), giữ lại 10580.1 ha (91.9%), một số ít chuyển sang Nước khoảng 19.9 ha (0.17%), thấp nhất là đất Cát chỉ khoảng0.09%.

- Đất Rừng phần lớn khoảng 0.72% (1256.4 ha) đã chuyển sang Nông nghiệp, chuyển sang đất Xây dựng khoảng 0.06 % (98.2ha), giữ lại 171535 ha (99.2%), một số ít chuyển sang Nước khoảng 33.2 ha (0.02%), thấp nhất là đất Cát chỉ khoảng0.01%.

Kết quả của sự biến động về diện tích của các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 cho thấy diện tích đất nông nghiệptăng mạnh nhất khoảng 8.2% (1712.5 ha).

Hình 3.15. Biểu đồ thống kê tổng diện tích các loại hình biến động giai đoạn 2005-2010 (Đơn vị: ha)

+ Dựa trên ma trận ở bảng 3.5ta thấy rõ diện tích các loại hình sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2016 có sự biến độngsử dụng đất cụ thể:

- Đất cát phần lớn khoảng 1.6 % (45.4 ha) đã chuyển sang đất Rừng, chuyển sang đất Nông nghệp khoảng 1.2% (35.4 ha), chuyển sang đất Xây dựng khoảng 1.1% (32.2 ha) giữ lại 2757.5 ha (95.9%), một số ít chuyển sang Nước chỉ khoảng0,15%.

- Nước giữ lại khoảng 87.91% (2568.2 ha), 12.09% chuyển sang các loại hình còn lại, trong đó nhiều nhất là đất nông nghiệp khoảng 145.5 ha (4.99%), chuyển sang đất Rừng khoảng 103.6 ha (3.55%), khoảng 102.3 ha (3.50%) chuyển sang Xây dựng,thấp nhất là Nước chỉ khoảng0,06%.

- Đất Nông nghiệp phần lớn khoảng 2.04% (463.6 ha) đã chuyển sang Xây dựng, chuyển sang đất Rừng khoảng 0.76% (174.2 ha), giữ lại 22025.5 ha (96.9%), một số ít chuyển sang Nước khoảng 52.1 ha (0.22 %).

- Đất Xây dựng phần lớn khoảng 5.1% (580.5ha) đã chuyển sang Nông nghiệp, chuyển sang đất Rừng khoảng 3.1% (351.6 ha), giữ lại 10535.4ha (91.7%), thấp nhất là Nước chỉ khoảng0,19%.

- Đất Rừng phần lớn khoảng 1.13% (1957.4 ha) đã chuyển sang Nông nghiệp, chuyển sang đất Xây dựng khoảng 0.07 % (120.3 ha), giữ lại 170308.1 ha (98.8%), thấp nhất là Nước chỉ khoảng0,02%. 0 50000 100000 150000 200000 BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2005 - 2010 Năm 2005 Năm 2010

Hình 3.16. Biểu đồ thống kê tổng diện tích các loại hình biến động giai đoạn 2010-2016 (Đơn vị: ha)

Kết quả của sự biến động về diện tích của các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2010-2016 cho thấy diện tích đất nông nghiệp tăng mạnh nhất khoảng 8.93% (2028.9 ha).Điều này phản ánh định hướng phát triển kinh tế của vùng: Ưu tiên nông nghiệp, phi nông nghiệp đi đôi với việc quan tâm đến đời sống người dân. Để đạt được mục tiêu trên, diện tích các loại hình này đã được quy hoạch, bố trí lại theo hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đai hơn.

Hình 3.17. Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010

0 50000 100000 150000 200000 BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 - 2016 Năm 2010 Năm 2016

Hình 3.18. Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2016

Bảng 3.8. Bảng số liệu thống kê thu thập năm 2016 và số liệu thống kê giải đoán ảnh năm 2016

Loại đất Số liệu thu thập năm 2016

Số liệu giải đoán ảnh năm 2016 Đánh giá độ chính xác Cát 2688 2759.3 -71.3 Nước 2787.12 2677.3 109.82 Nông nghiệp 28330.19 24744.3 3585.89 Xây dựng 10685.86 11253.8 -567.94 Rừng 167057.71 170982.9 -3925.19 Tổng 211548.88 212417.6 -868.72

Bảng 3.9. Bảng so sánh số liệu thống kê thu thập năm 2010 và số liệu thống kê giải đoán ảnh năm 2010.

Loại đất Số liệu thu thập năm 2010

Số liệu giải đoán ảnh năm 2010 Đánh giá độ chính xác Cát 4872.9 2875.1 1997.8 Nước 3178.2 2921.4 256.8 Nông nghiệp 23661.04 22715.4 945.64 Xây dựng 8339.58 11489.8 -3150.22 Rừng 172365.91 172415.9 -49.99 Tổng 212417.63 212417.6 0.03

Bảng 3.10. Bảng so sánh số liệu thống kê thu thập năm 2005 và số liệu thống kê giải đoán ảnh năm 2005.

Loại đất Số liệu thu thập năm 2005

Số liệu giải đoán ảnh năm 2005 Đánh giá độ chính xác Cát 2936.22 3115.1 -178.88 Nước 3702.53 3832 -129.47 Nông nghiệp 20693.5 21002.5 -309 Xây dựng 13030.08 11515.1 1514.98 Rừng 171947.5 172952.9 -1005.4 Tổng 212309.83 212417.6 -107.77 Nhận xét:

+ So sánh số liệu thống kê thu thập năm 2005 và số liệu thống kê giải đoán ảnh năm 2005: Đất cát giải đoán lệch hơn so với hiện trạng178.88 ha, Nước giải đoán lệch hơn so với hiện trạng 129.47 ha, Đất Nông nghiệp lệch hơn so với hiện trạng 309 ha, Đất xây dựng lệch ít hơn so với hiện trạng 1514.98 ha, Đất Rừng lệch hơn so với hiện trạng 1005.4 ha.

+ So sánh số liệu thống kê thu thập năm 2010 và số liệu thống kê giải đoán ảnh năm 2010: Đất cát giải đoán lệch ít hơn so với hiện trạng 1997.8 ha, Nước giải đoán lệch ít hơn so với hiện trạng 256.8 ha, Đất Nông nghiệp lệch ít hơn so với hiện trạng 945.64 ha, Đất xây dựng lệch hơn so với hiện trạng3150.22 ha, Đất Rừng lệch hơn so với hiện trạng49.99 ha.

+ So sánh số liệu thống kê thu thập năm 2016 và số liệu thống kê giải đoán ảnh năm 2016: Đất cát giải đoán lệch hơn so với hiện trạng 71.3 ha, Nước giải đoán lệch ít hơn so với hiện trạng 109.82ha, Đất Nông nghiệp lệch ít hơn so với hiện trạng 3585.89 ha, Đất xây dựng lệch hơn so với hiện trạng 567.94 ha, Đất Rừng lệch hơn so với hiện trạng 3925.19 ha.

Đánh giá phương pháp: Qua số liệu thống kê thu thập các năm 2005, 2010, 2016 và số liệu giải đoán ảnh 2005, 2010, 2016 của huyện Bố Trạch có sự chênh lệch do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

+ Nguyên nhân khách quan:

- Do thay đổi lại ranh giới theo số liệu kiểm kê năm 2015 nên có sự chênh lệch về tổng diện tích tự nhiên. Phân loại sử dụng đất giữa các năm 2005, 2010, 2016 khi tổng hợp đối chiếu thì có sự sai lệch.

- Số liêu thống kê không được cập nhật và chỉnh lý kịp thời. Bản thân các số liệu có chứa sai số.

+ Nguyên nhân chủ quan:

- Khi giải đoán phân loại ảnh viễn thám thì các đường nhỏ, các ranh giới sử dụng đất, các mương nhỏ khó có thể phân định rõ ràng.

- Các loại đất lẻ tẻ có diện tích nhỏ có sự nhầm lẫn với nhau do giữa các loại đất có khả năng phản xạ phổ, cấu trúc trên ảnh tương tự nhau.

- Tỷ lệ chênh lệch giữa diện tích thống kê thu thập được và giải đoán ảnh tương ứng hoàn toàn có thể chấp nhận được

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động sử dụng đất bằng công nghệ ảnh viễn thám tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 59 - 66)