Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giớ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 27 - 29)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giớ i

Công tác quy hoạch luôn chiếm vị trí quan trọng trong quản lý đất đai cũng như

quá trình sản xuất. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mình mà mỗi nước có phương pháp

quy hoạch sử dụng đất đặc thù khác nhau và quá trình thực hiện cũng khác nhau. Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây nên

hệ thống quy hoạch của họtương đối hoàn chỉnh, tạo đà thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Theo Kao Madilenn: Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên,

môi trường và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc và sản xuất hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ở Mỹ, Đức, nội dung quy hoạch sử dụng đất đã gắn liền với môi trường, xây dựng một hệ thống quy hoạch tổng thểđảm bảo cảnh quan môi trường và sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Vì thế, quy hoạch sử dụng đất tại những nước này có tính khả thi cao. Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ 1916

đến những năm 30 và hầu hết các bang của nước Mỹđều tuân theo nguyên tắc trên.

Đến những năm 70, các bang này gặp phải một số vấn đề vềmôi trường và sự

bảo tồn các di tích lịch sửnên đòi hỏi phải có những nguyên tắc có tầm nhìn xa hơn.

Từ những đòi hỏi trên, Luật Đất đai mới của Mỹ ra đời và hình thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất.

ỞĐức, điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm. Chỉvài năm sau khi có sự thống nhất toàn lãnh thổ của đất nước,

năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỷ lệ 1:50.000.

Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay

đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên.

Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất của thành phố Berlin nói riêng và của Đức nói chung có hiệu quảcao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà

cho sự phát triển của nền kinh tế.

Ở Trung Quốc, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải bảo đảm tuân thủ triệt để

nhiều nguyên tắc, như: sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương; tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cảnước… Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất là bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác. Điều này được thể

hiện rõ và xuyên suốt trong hệ thống pháp luật vềđất đai của Trung Quốc. Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục

đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành chính cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ kế hoạch sử dụng đất đến từng đơn vị xã để thực hiện. Việc chuyển mục đích sử dụng đất canh tác sang sử dụng vào các mục đích khác phi

nông nghiệp phải được phê duyệt tại cấp tỉnh và Chính phủ.

Ở Hàn Quốc, việc lập QHSDĐ thực hiện theo các cấp: quốc gia, cấp tỉnh, vùng thủ đô; cấp huyện, vùng đô thị cơ bản. Theo đó, QHSDĐ được thực hiện từ tổng thể

tới chi tiết QH cấp tỉnh, vùng thủđô phải căn cứ trên cơ sở QH cấp quốc gia; QH cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào QH cấp tỉnh. QH cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải phê duyệt, QHSDĐ cấp tỉnh do tỉnh phê duyệt, QH

đất cấp huyện hoặc QH đô thịcơ bản do Tỉnh trưởng phê duyệt. Quốc hội không can thiệp vào quá trình xét duyệt QHSDĐ.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Sau khi quy hoạch được phê duyệt sẽ được công khai và phổ biến đến nhân dân. Chính quyền các cấp có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó. Nhà nước có chính sách bảo đảm tính khả thi của quy hoạch, ví dụ: hỗ trợ đối với các khu vực bảo tồn, các khu vực cần bảo vệ như miễn thuế, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, được hỗ trợđời sống.

Nhìn chung, hệ thống Luật Đất đai ở những nước phát triển tương đối hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất được triển khai tốt, sử

dụng đất đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, những

thống Luật Đất đai không đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)