Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 51 - 53)

L ỜI CẢM ƠN

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.3.1. Thuận lợi

- Vị trí nằm ở cửa ngõ phía Đông của tỉnh, thị xã đóng vai trò kết nối vùng cao nguyên Nam Trung Bộ với Đồng bằng Nam Bộ; thị xã Long Khánh có vịtrí là đô thị

trung tâm của vùng phía Đông tỉnh Đồng Nai, có đường giao thông thuận lợi đi đến các huyện giáp ranh.

- Nhìn chung, thị xã Long Khánh được thiên nhiên khá ưu đãi. Khí hậu thời tiết

ổn định và hài hoà, ít thiên tai; hệ thống thuỷvăn rải đều khắp vùng.

- Đất đai màu mỡvà có độ phì cao thích hợp cho phát triển nông nghiệp chuyên

sâu đặc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tếcao như: cao su, cà phê,… và

vùng chuyên canh sẽ phát huy được tiềm năng đất đai, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Nền đất có kết cấu tốt, bằng phẳng là cơ sởđể bố trí các công trình xây dựng,

cơ sở hạ tầng.

- Nguồn nước ngầm có trữlượng khá cao và chất lượng tốt.

- Thị xã Long Khánh là trung tâm lớn thứ 2 của tỉnh Đồng Nai sau thành phố

Biên Hòa, đó là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị

trong hiện tại và tương lai.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đồng Nai, nằm trên trục giao thông chính của vùng thị xã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông

Nam Bộ nói chung.

- Kinh tếtăngtrưởng ở mức cao, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát

triển xem là vùng kinh tếđộng lực trong chiến lược phát triển với vai trò nối kết vùng

Tây Nguyên và Đồng bằng Nam Bộ;

- Điều kiện kỹ thuật - hạ tầng xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng

tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp;

- Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù sáng tạo, năng động có truyền thống

yêu nước và tinh thần khắc phục khó khăn. Thị xã có lợi thế thu hút nguồn nhân lực. - Đời sống vật chất tinh thần người dân không ngừng được nâng cao.

3.1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi địa bàn cũng có khó khăn cần khắc phục như:

Khí hậu ẩm dễ sinh dịch bệnh phá hoại cây trồng. Mùa khô kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước mặt.

Cần có chính sách khai thác nguồn nước ngầm hợp lý nhằm hạn chế việc thiếu

nước vào mùa khô.

Một số khu vực tiếp giáp với suối có độ dốc lớn khó khăn trong canh tác.

Nguồn nước đang bị ô nhiễm đặc biệt là ở khu vực nông thôn do ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp;

Ngoài các lợi ích về kinh tế xã hội cũng cần phải quan tâm về vấn đềmôi trường

để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong khai thác sử dụng đất và bảo vệ môi

- Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệcao, trong khi chưa khai thác hết tiềm năng hiện có. Sản phẩm nông sản giá thấp, chưa gắn kết Nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp - Thương mại dịch vụ tuy phát triển nhưng chưa theo kịp yêu cầu hiện tại, cần phải có sựđiều chỉnh hợp lý.

- Tốc độ đô thị hoá cao ảnh hưởng rất lớn môi trường đô thị cũng như các yêu

cầu vềmôi trường sinh thái chung.

- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độchưa cao đểđáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai. Đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi còn thiếu, năng suất lao động còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất thị xã long khánh, tỉnh đồng nai (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)