L ỜI CẢM ƠN
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Long Khánh được thành lập trên cơ sở huyện Long Khánh (cũ) từ tháng
01 năm 2004 theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ về
việc thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc; thành lập các huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở tách thị trấn Xuân Lộc thành 06
phường và 01 xã cùng với các xã thuộc huyện Long Khánh cũ, có tổng diện tích tự
nhiên 19.175,0 ha, chiếm 3,29% diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Nai, với 15 đơn vị hành
chánh (6 phường và 9 xã). Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Quán; - Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc; - Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ; - Phía Tây giáp huyện Thống Nhất.
Thị xã Long Khánh có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội. Nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp các cực đô thị lớn của khu vực như:
TP. Biên Hòa và TP. Vũng Tàu, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. Thị xã là đô thị trung tâm của vùng phía Đông tỉnh Đồng Nai có mối quan hệ chặt chẽ với các huyện Định Quán, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ; đồng thời thị xã còn là cửa ngõ tiếp nối vùng miền Trung, Tây Nguyên với miền Đồng bằng sông Cửu Long thông qua các huyết mạch giao thông đường bộ: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 56...
Ngoài ra Long Khánh còn là vùng nông nghiệp trù phú với nguồn đất đỏ bazan thích hợp với trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Với vị trí này rất thích hợp phát triển các loại hình du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển các loại hình dịch vụ khi Sân bay Quốc tếđược hình thành tại huyện Long Thành.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí thị xã Long Khánh trong tỉnh Đồng Nai
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị xã Long Khánh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên, nên có độ cao trung bình khoảng 150m so với mực nước biển. Đây là vùng đồi gò lượn sóng, địa hình thấp dần từĐông Bắc sang Tây Nam. Trên địa bàn
huyện chỉ có vài ngọn đồi, núi thấp như: núi Nứa (Xuân Lập), đồi Tây, đèo mẹ bồng con (Suối Tre - Xuân Lập);
Nhìn chung Long Khánh có địa hình tương đối bằng phẳng, kiến tạo nền địa chất tốt, rất thuận lợi cho xây dựng công trình và phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.3. Khí hậu
Thị xã Long Khánh có khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, vùng phía Bắc thị xã có thời gian bắt đầu và kết thúc sớm hơn phía Nam; mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Đặc trưng khí hậu như sau:
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.150mm.
- Tổng bức xạ mặt trời hàng năm vào khoảng 1.000-1.400kcal/cm2. Cán cân bức xạ đạt từ 64-68kcal/cm2, mỗi năm có 2 tối cao phù hợp với hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh và hai tối thấp. Tổng số giờ nắng trung bình đạt từ 2.200-2.600 giờ, mùa khô giờ nắng chiếm từ 55-60% tổng số giờ nắng trong năm.
- Nhiệt độ trung bình là 25-260C, nhiệt độ tối cao từ 34-350C và tối thấp từ 19- 200C.
- Độ ẩm trung bình 85-90%, mùa mưa 92-95% và mùa khô là 70-75%. Độ ẩm thấp nhất là 20-28%.
- Tổng lượng bốc hơi 1100-1200 mm/năm, bốc hơi mùa khô là 200-250 và bốc
hơi mùa mưa là 40-70 mm/năm.
- Trong năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc trong mùa khô và gió mùa
Tây Nam trong mùa mưa. Tốc độ gió trung bình năm từ 2-3 m/s, lớn nhất là 25-35 m/s. Long Khánh không bịảnh hưởng trực tiếp bởi gió bão nhưng đôi khi vẫn có lốc xoáy giật tới 80-90 m/s.
Khí hậu của thị xã Long Khánh khá thuận lợi nhưng chỉ vào mùa mưa, thích
hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây như: cây ăn trái đặc sản, cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su …) có giá trị kinh tế cao. Còn mùa khô thì bị ảnh hưởng nắng nóng kéo dài bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, gây thiếu nước trầm trọng và đây là vấn đềmà địa phương cần quan tâm nhằm đưa ra
biện pháp giải quyết thích hợp. Có thểtăng cường hệ thống thuỷ lợi hay tạo cây - con giống có tính chống chịu hạn cao.
3.1.1.4. Thuỷ văn
- Nguồn nước mặt: Thủy văn của thị xã chia làm hai mùa đặc trưng: mùa mưa và mùa cạn. Modun dòng chảy bình quân hàng năm M0 = 30-321/s/km. Hệ thống suối
trong vùng khá dày nhưng thường ngắn và nông, do vậy nguồn nước mặt phục vụ
nông nghiệp rất hạn chế, đặc biệt là vào mùa khô.
- Nguồn nước ngầm: Thị xã Long Khánh nằm trên nền đất đồi bazalt nên có khả năng giữnước tốt vào mùa khô. Vùng đất xung quanh thị xã là nơi có trữ lượng nước ngầm rất lớn, có thể khai thác với lưu lượng cho mỗi lỗ khoan lớn hơn 1000 m3/ngày. Các vùng khác có thể khai thác với lưu lượng 500 - 1000m3/ngày cho mỗi lỗ khoan.
Trong tương lai cần có biện pháp khai thác hợp lý nguồn nước vì nguồn nước hiện nay
đang có nguy cơ giảm sút về sốlượng lẫn chất lượng.
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Nằm trên nền đá bazalt, đất Long Khánh được hình thành và phát triển lâu đời có chất lượng tốt. Đa phần là đất đỏ bazalt, là một trong những loại đất quý hiếm của cả nước, thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi nhiệt đới.
Kế thừa bản đồ đất huyện Long Khánh (cũ) thành lập từnăm 1997 do Trường
Đại học Nông lâm TP.HCM thực hiện, bản đồ đất thị xã được bóc tách và điều tra bổ
sung chi tiết theo phương pháp phân loại đất của FAO/UNESCO, kết quảđược phân loại như sau:
a. Nhóm đất tầng mỏng (Leptosols)
Nhóm đất này tập trung nhiều ở phía bắc thị xã có diện tích khoảng 49,01ha, chiếm 0,26% diện tích tự nhiên. Một hạn chế lớn của nhóm đất này là tầng đất hữu hiệu rất mỏng. Đây là nhóm đất có thảm thực vật thưa thớt nên ít được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
b. Nhóm đất đá bọt (Andosols)
Nhóm đất đá bọt (ANDOSOLS) với diện tích là 658,42 ha chiếm tỷ lệ 3,43% so với tổng diện tích điều tra, hình thành trên đá bazan, tầng đất lẫn rất nhiều đá bọt, có khi có kết von, tập trung ở các ngọn núi như: Đồi Rìu (Hàng Gòn) và ở rải rác một vài ngọn đồi khác. Do tầng đất hữu hiệu có nhiều đá lẫn nên nhóm này ít thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung nhiều nhất về phía Nam của thị xã.
c. Nhóm đất đen (Luvisols)
Nhóm đất đen (LUVISOLS): có diện tích là 6.815,59 ha chiếm tỷ lệ 35,52% so với tổng diện tích điều tra, chỉ sau đất đỏ; phân bố hầu hết ở khu vực xã Bảo Quang, Bàu Sen, Bảo Vinh và Bàu Trâm. Trong đó đất được phân cấp ở cấp độII như sau:
* Đất nâu thẫm (Chromic Luvisols) với diện tích 2.198,08 ha.
- Đất nâu thẫm tầng đá nông (EpiLithi - Chromic Luvisols) với diện tích 831,47 ha.
- Đất nâu thẫm tầng đá sâu (Endolithi - Chromic Luvisols) với diện tích 1.366,61 ha.
* Đất đen kết von (Ferric Luvisols) với diện tích 2.808,92 ha.
- Đất đen kết von ít, sâu (Endohapli - Ferric Luvisols) với diện tích 287,67ha. - Đất đen kết von ít, nông (Epihapli - Ferric Luvisols) với diện tích 1.398,31 ha. - Đất đen kết von nhiều, nông (EpiHyper - Ferric Luvisols) với diện tích 1.022,94 ha.
* Đất đen gley (Verti - Gleyic Luvisols) với diện tích 1.908,59 ha.
Nhóm đất này chủ yếu được hình thành trên mẫu chất bazan. Nhóm đất này có
hàm lượng lân tổng số cao, tuy nhiên hàm lượng SiO2 thấp và rất nghèo Kali. Nhìn
chung, đất đen rất thuận lợi để phát triển cây ngắn ngày.
d. Nhóm đất đỏ (Ferrasols)
Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất của thị xã. Nhóm đất đỏ chiếm 59,88% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố rộng khắp đặc biệt nhiều nhất là ở khu vực phía Tây - Tây Nam của thị xã. Trong nhóm đất đỏđược phân đến cấp như sau:
* Đất đỏ thẫm (Acri -Rhodic Ferrasols): có diện tích 8.555,54 ha ,chiếm 44,56%
diện tích đất tự nhiên;
* Đất đỏ vàng (Acri -Xanthic Ferrasols): có diện tích 2.932,59 ha ,chiếm 15,27%
diện tích đất tự nhiên;
Đây là nhóm đất điển hình của thị xã, hình thành trên mẫu chất bazan. Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này là tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, kết cấu viên, tơi
xốp, giàu đạm, lân rất thích hợp với cây lâu năm nhất là cao su, cà phê và cây ăn trái. Như vậy, thị xã Long Khánh có đất đai phong phú, nhiều loại trong đó đất tốt chiếm phần lớn diện tích, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao; nền đất cứng thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, tạo cho thị xã Long Khánh có thế mạnh về đất đai để phát triển nông nghiệp hàng hóa và nhiều ngành kinh tế khác.
3.1.1.6. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Hệ thống suối khá dày nhưng ngắn và nông, thường cạn kiệt vào mùa khô nên khảnăng sử dụng nước mặt trong sản xuất nông nghiệp trong mùa khô rất hạn chế.
Nhìn chung, nguồn nước mặt hiện nay trên địa bàn thị xã Long Khánh sẽkhó đáp ứng nhu cầu cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất trên địa bàn sản xuất cây hàng
dâng trên địa bàn thị xã kết hợp với khai thác nước ngầm mới đáp ứng được nhu cầu
nước cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thịtrong tương lai.
- Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực thị xã Long Khánh chia thành 3 mức độ:
+ Nước ngầm giàu (mức chứa nước > 5l/s) chiếm 53% diện tích, phân bố ở các xã Bảo Quang, Bảo Vinh, Bình Lộc, Hàng Gòn, một phần của các xã Bàu Sen, Xuân Tân, Xuân Lập giáp với Hàng Gòn.
+ Nước ngầm trung bình (mức chứa nước 1-5l/s) chiếm 29% diện tích, tập trung
ở Phú Bình, Xuân Hoà, Suối Tre.
+ Nước ngầm nghèo (mức chứa nước <1l/s) chiếm 10,4% diện tích, phân bố ở
phía nam xã Hàng Gòn và khu vực giáp ranh giữa xã Suối Tre và Xuân Lập.
Nước ngầm trên địa bàn thị xã Long Khánh rất dồi dào, có thể khai thác phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp. Về lâu dài, cần phải có quy hoạch khai thác nguồn nước ngầm để việc sử dụng nước đạt hiệu quả cao và bền vững.
3.1.1.7. Tài nguyên rừng
Thị xã Long Khánh có diện tích rừng không đáng kể, chủ yếu là xã Hàng Gòn (4,7 ha, toàn bộ là đất rừng phòng hộ). Tuy tỷ lệ che phủ rừng không đáng kểnhưng
hiện có tới 74% diện tích của thị xã được che phủ bằng cao su, cây ăn quảlâu năm và cây lâu năm khác đã có tác động tích cực đến việc hạn chế tình trạng rửa trôi, xói mòn
đất, phục hồi nguồn nước ngầm tầng nông và cải thiện tiểu khí hậu. Trong tương lai
cần có các biện pháp nhằm tăng độ che phủ, giữ nguồn nước ngầm và chống xói mòn rửa trôi ảnh hưởng đến chất lượng của đất đặc biệt là ở một số ngọn đồi trên địa bàn.
3.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của thị xã không nhiều chủng loại, chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây dựng. Hiện nay, mỏđá Núi Nứa đang được khai thác làm vật liệu xây dựng với trữlượng khoảng 20 triệu tấn. Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản khác như: cát, sỏi, sét có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến phân bón, gạch ngói.
3.1.1.9. Tài nguyên nhân văn
Nhân dân thị xã Long Khánh có truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao động, luôn phấn đấu xây dựng và phát triển địa phương phù hợp với nhịp điệu chung của xã hội; trong suốt quá trình xây dựng và phát triển những đặc tính đó luôn được phát huy
và được ghi nhận trong đời sống xã hội bằng các công trình mang đậm nét văn hóa qua
từng thời kỳnhư các miếu, đình, đền,… ; các di tích lịch sửđược nhà nước công nhận (Tòa nhà hành chính; cụm đình chùa Xuân Hòa; Mộ cổ Hàng Gòn) và các tập tục, lễ
Trong quá trình xây dựng và phát triển địa phương trở thành một đô thị hiện đại, nhân dân thị xã Long Khánh có nhiều động lực để tiếp tục phát huy các truyền thống quý báu của cha ông, đây là một lợi thế để các nhà lãnh đạo hoạch định các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó việc bảo tồn văn hóa phi vật thể và các công trình văn hóa cần được quan tâm, hạn chếđời sống hiện đại của đô thị làm mai một các nét văn hóa địa phương.
3.1.1.10. Tài nguyên du lịch
Thị xã Long Khánh là địa danh được nhiều người biết đến. Điều kiện tựnhiên đã tạo cho thị xã có nhiều khu vực thiên nhiên như khu du lịch Suối Tre, khu du lịch Hòa Bình và các hồ đập trữnước và kết hợp phát triển khu du lịch sinh thái như đập Lác Chiếu xã Bảo Quang, hồ Cầu Dầu xã Hàng Gòn.
Thời Pháp thuộc, Long Khánh được đánh giá là “Đà Lạt của Miền Đồng Nam Bộ”. Hiện nay các di tích lịch sử văn hóa được thị xã xây dựng, tôn tạo (khu di tích Tòa nhà hành chính Long Khánh; khu di tích Mộ cổ Cự Thạch - xã Hàng Gòn; Cụm di
tích Đình Chùa Xuân Hòa), những lễ hội truyền thống của các Dân tộc, tôn giáo được tạo điều kiện tổ chức, giữ gìn và phát huy tốt. Đặc biệt khu du lịch văn hóa Suối Tre kết hợp vườn cây ăn quả tạo nên phong cảnh thiên nhiên hài hòa, hoang sơ đã trở
thành khu giải trí hấp dẫn.