3. Ý nghĩa của đề tài
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động VPĐKQSDĐ
+ Trên cơ sở thực hiện luật đất đai sửa đổi và nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của chính phủ thi hành một số điều của Luật Đất đai,tỉnh gia lai đã thực hiện văn phòng ĐKQSDĐ từ hai cấp thành một cấp, trực thuộc sở TN&MT. Một số ý kiến của ông Phạm Duy Du giám đốc sở TN&MT tỉnh Gia Lai trên báo Gia Lai thứ năm ngày 22/10/2015 có tiêu đề “ Khó khăn cần tháo gỡ từ Văn phòng đăng ký đất đai”, về một số nội dung, vấn đề có liên quan (Baogialai, 2015).
Cơ cấu tổ chức Văn phòng ĐKQSDĐ: Theo quyết định 248/QĐ-UBND ngày 24-4-2015 của UBND tỉnh “ về việ tổc chức lại VPĐKQSDĐ trực thuộc sở TN&MT và VPĐKQSĐ trực thuộc phòng TN&MT các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, sở TN&MT tỉnh chủ trì phối hợp với Sở nội vụ, Sở tài chính và UBND các huyện , thị xã trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành công tác bàn giao nguyên trạng VPĐKQSĐĐ trực thuộc PTN&MT các huyện , thị xã về VPĐKĐĐ tỉnh.
Những vấn đề gặp phải sau sự chuyển đổi: Việc thực hiện các thủ tục hành chính vềđất đai có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất trên toàn tỉnh, qua đó kịp thời phát hiện những sai sót, chồng chéo. Đồng thời thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận hồ sơ tại các chi nhánh huyện thị xã, thành phố. Hồ sơ được kiểm tra chặt chẽ về tính pháp lý, hồ sơ địa chính, giải quyết nhiều vướng mắc về chuyên môn; Quản lý tốt việc biến động đất đai. Việc cập nhập các biến động , quản lý dữ liệu địa chính đi vào nề nếp. Chất lượng thực hiện các thủ tục cấp GCNQSĐ được nâng cao hơn, đảm bảo sự thống nhất trong toàn tỉnh. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp GCN được đảm bảo đúng quy định do VPĐKĐĐ một cấp có điều kiện về lực lượng chuyên môn dể hướng dẫn, kiểm tra, xử lý…những vướng mắc kịp thời.
Những mặt khó khăn, vướng mắc: số lượng biên chế ít so với nhiệm vụđược giao. Trụ sở của VPĐKDĐ chật trội và trang thiết bị chưa đáp ứng công việc một số chi nhánh không đủ trang thiết bị cho cán bộ làm việc. Công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, xây dựng vận hành cơ sở dữ liệu, công tác cấp GCN còn hạn chế chưa được đầu tư. Khoảng cách địa lý giữa VPĐKĐĐ tỉnh và một số chi nhánh VPĐKDĐ huyện, thị xã khá xa, nên có khó khăn trong việc giải quyết công việc, tốn kém chi phí vận chuyển hồ sơ. Bên cạnh đó khối lượng công việc nhiều gây áp lực lớn…
+ Văn phòng ĐKQSĐĐ huyện sông lô tuy mới được thành lập ngày 30/11/2009 nhưng cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ của nhành và các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao. Nguồn nhân lực 7 cán bộ với 100% cán bộ có trình độ đại học, 42,85% trình độ thạc sĩ. Qua các năm 2010 đến 2013 VPĐKQSDĐ huyện
Sông Lô luôn chú trọng thực hiện tốt các nhiệm vụđược giao. Công tác chỉnh lý biến động HSĐC đạt 10.825 bộ hồ sơ, công tác phục vụ người dân thực hiện các quyền chuyển dổi, chuyển nhượng, thừa kế,cấp lại, cấp đổi GCN đã tiếp nhận 429 bộ hồ sơ, giải quyết được 4084 hồ sơ chiếm 95,08%. Công tác đăng ký thế chấp và xóa thế chấp bằng QSDĐ cho người dân luôn được giải quyết trong ngày nên đạt tỷ 100% số hồ sơđược giải quyết. Kết quảđiều tra, nghiên cứu của đề tài cũng làm rõ được thực trạng hoạt động của VPĐKQSDĐ. Khẳng định được VPĐKQSDĐ huyện Sông Lô hành lập và hoạt động đã giải quyết cơ bản các nhu cầu của người dân, thể hiện ở mức độ công khai thử tục hành chính,thời hạn thực hiện, thái độ của cán bộ… Tuy nhiên trong điều kiện cơ sở vật chất còn yếu kém, nguồn nhân lực còn hạn chế nên phần nào cũng đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động VPĐKQSDĐ huyện (Khổng Minh Đức, 2014)
*Công tác cấp GCNQSDĐ
Với sự quan tâm, cố gắng của các cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Thanh Oai, đội ngũ cán bộ địa chính được từng bước kiện toàn, nâng cáo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc đã giúp cho công tác đăng ký, cấp GCN tại huyện Thanh Oai thu được hết quả đáng kể: Công tác cấp GCNQSDĐ lần đầu cho đối tượng đất có nguồn gốc cha ông để lại, sử dụng hợp pháp, từ trước năm 1980 đạt 88,6%. Công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ đồ chính, hồ sơ địa chính điện tử hiện đại hóa kho lưu trữ, phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. Nếu như trước đây theo Luật Đất đai năm 2003 việc kê khai đăng ký, cấp GCN chủ yếu là cán bộ địa chính làm tổ chức kê khai cho công dân tại địa điểm và thời gian quy định, tất cả các hồ sơ đều phải được Hội đồng đăng ký đất đai xét duyệt thông qua các cuộc họp, gây chậm trễ cho việc xét duyệt, thểm định hồ sơ. Hiện nay, theo Điều 95 Luật Đất đai 2013 các văn bản hướng dẫn thi hành công tác đăng ký đất đai là bắt buộc, còn việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu chủ sở hữu, khi công dân có đơn đề nghị cán bộ địa chính xã căn cứ vào hồ sơ địa chính , tài liệu quản lý đất đai lưu trữ tại xã để kiển tra xác nhận vào đơn đăng ký về nguồn gốc, thời điểm sử dụng, tình trạng tranh chấp…Công tác tuyên truyền phố biến pháp luật
đất đai trình tự thủ tục được thực hiện trên các phát thanh, truyền hình. Việc thực hiện đăng ký đất đai, xử lý tồn tại trong quản lý đất đai để công nhận quyền sử dụng đất, cấp GCN, là một trong những điều kiện để người dân hợp thức hóa đất đai của mình đang sử dung, đồng thời cũng giúp nhà nước quản lya đất đai, tăng thu ngân sách đối với đất có nguồn gốc giao không đúng thẩm quyền lẫn chiếm… góp phần cân dối nguồn thu tại chỗ.Trong 9 tháng đầu năm 2015 tổng số nguồn thu ngân sách Nhà nước huyện Thanh Oai từ nguồn thu tiền sử dụng đất đạt trên 50 tỷđồng (Bùi Thị Thúy Hường, 2015)
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Đối tượng cụ thể là:
+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Văn phòng đăng ký.
+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Văn phòng đăng ký.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Về không gian:
Đề tài nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết của Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
b) Về thời gian:
Nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu có sẵn và số liệu điều tra thực tế từ năm 2015 đến năm 2019.
2.2. Nội dung nghiên cứu
* Nội dung 1: Đánh giá tình hình quản lý đất đai của thành phố Vĩnh Yên. - Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên.
- Công tác quản lý đất đai.
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2019.
* Nội dung 2: Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2015 - 2019.
- Cơ cấu tổ chức của Chinh nhánh văn phòng đăng ký đất đai Vĩnh Yên. - Tình hình hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên.
* Nội dung 3: Đánh giá chung về hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Vĩnh yên qua cán bộ quản lý và người dân.
* Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của toàn thành phố và các phường, xã nghiên cứu từ năm 2015 đến 2019.
- Văn phòng đăng ký đất đai: thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2015- 2019.
- Các phòng, ban có liên quan như: Chi cục Thống Kê, Phòng Kinh Tế, Phòng Tài Chính…thu thập các báo cáo về tình hình phát triển và số liệu thống kê về kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp; phỏng vấn trực tiếp các cán bộ văn phòng đăng ký đang trực tiếp thực hiện công việc trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
Điều tra các hộ gia đình đã tham gia các hoạt động tại văn phòng đăng ký theo nội dung soạn sẵn như sau:
Phát số phiếu điều tra 160 phiếu tới người sử dụng đất trên địa bàn 3 phường, 1 xã (phường Ngô Quyền, phường Đống Đa, phường Đồng Tâm, xã Định Trung mỗi xã, phường là 40 phiếu). Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên.
2.3.3. Phương pháp thống kê, so sánh
Số liệu điều tra, thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá để từđó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các cán bộ văn phòng đăng ký đất đai, lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Vĩnh Yên thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họđể ta có kết luận chính xác.
Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận tài chính đất.
Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai của thành phố Vĩnh Yên.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên
* Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khu vực các phường, xã nằm trong tọa độ địa lý: từ 105o32’54” đến 105o38’19” kinh độĐông và từ 21o15’19” đến 21o20’19” vĩđộ Bắc.
- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên
- Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Yên và Bình Xuyên.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trung tâm thành phố Vĩnh Yên cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng tây bắc theo quốc lộ 2, cách thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quangh 50km về
thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông quốc lộ số 2 (đối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà nội-Lào Cai là cầu nối giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc với thủđô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc tế số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 với cả nước. Những năm gần đây sự hình thành và phát triển các tuyến đường hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như hành lang kinh tế Côn Minh, Lào Cai, Hà nội-Hải Phòng, Việt Trì, Hà Giang, Trung Quốc. * Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du có độ cao từ 9 đến 50 m so với mặt nước biển, khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc, địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng. Vùng núi thấp tập trung ở phía Bắc thành phố gồm các xã, phường Định Chung, Khai Quang độ cao trung bình 260 m so với mặt nước biển với nhiều quảđồi không liên tục, xen ruộng và các khe thấp dần xuống phía Tây Nam. Khu vực đồng bằng và đầm lầy thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố gồm các xã, phường Thanh Chù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 7 đến 8m xen kẽ là các ao hồ đầm có mặt nước lớn.
* Khí hậu, thủy văn
Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu được chia làm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình khoảng 20oC mùa hè 29 đến 34oC mùa đông dưới 18 oC có ngày dưới 10 oC. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, 7, 8, 9. Trên 50% lượng mưa cả năm thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại một số nơi.
Về thủy văn, thành phố có nhiều hồ ao trong đó: Đầm Vạc rộng 14.495.236, nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng thành phố Vĩnh Yên nằm ở lưu vực sông Cà Lồ và sông có đáy nhưng chỉ có một con sông nhỏ chảy qua. Mật độ sinh hoạt thấp, khả năng tương ứng chậm đã gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng về
mùa khô, mực nước các hồ ao xuống rất thấp, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.
* Thực trạng kinh tế - xã hội
Thường vụ, Thành ủy UBND thành phố thực hiện sự chỉ đạo sát sao của tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo động viên sức mạnh toàn dân chỉ đạo các phòng, ngành, các phường, xã trong thành phố nhằm huy động tối đa nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp, biện pháp với phương châm chỉ đạo là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao chất lượng, tăng trưởng một cách hiệu quả cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tích cực. Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng duy trì ở tốc độ khá cao nhất, là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh.
Lĩnh vực thương mại-du lịch có bước phát triển khá, sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, cơ cấu chuyển dịch theo hướng thị trường. Thu nhập ngân sách trên địa bàn đạt cao, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được triển khai tích cực, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và cho các dự án đầu tư. Thu hút vốn đầu tư trên địa bàn đạt kết quả cao, chất lượng các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội tiếp tục được nâng cao. Ở tỉnh và thành phố Vĩnh Yên đã có những cơ chế chính sách thuận lợi thông thoáng trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tỉnh có những ưu tiên đầu tư cho Vĩnh Yên phát triển một lĩnh vực, nhất là phát triển các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Sự lãnh