Tình hình hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 72)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành

Vĩnh Yên.

3.2.2.1. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận

Thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 21/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (năm 2018, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hộ thống thông tin đất đai); Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội và Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 12/4/2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Theo số liệu thống kê do Phòng TNMT thành phố Vĩnh Yên cung cấp hiện nay trên địa bàn huyện còn khoảng 7,41 % số diện tích đất chưa được cấp GCN.

Qua thực tế thu thập thông tin, số liệu tại VPĐKĐĐ các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ngoài những trường hợp có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, chủ cũ đã được cấp giấy chứng nhận và đã có hợp đồng mua bán còn có các dạng sau:

- Những trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai 2013; Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sống ổn định trước năm 1993: đa số những hộ dân trong khu vực này đều được UBND cấp xã xác nhận là đã ởổn định, không tranh chấp từ những năm 1980.

- Những trường hợp không có giấy tờ sống ổn định từ 1993 - 2004: Đơn mua bán nhà viết tay; Giấy ủy quyền; Giấy nhượng quyền SDĐ viết tay,...tất cả các trường hợp mua bán trên đều diễn ra trước ngày 01/7/2004.

- Những trường hợp được thừa kế: GCN được cấp cho những trường hợp nhận quyền thừa kế của người sử dụng đất có các giấy tờ hợp lệ khác là rất ít.

- Những trường hợp giao đất trái thẩm quyền có hoặc không có giấy tờ chứng minh thực hiện nghĩa vụ tài chính vềđất đai tại thời điểm giao đất.

Để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn hàng năm của Ủy ban Nhân dân Thành phố đã giao chỉ tiêu cho các xã, phường và thường xuyên đôn đốc thực hiện tiến độ cấp giấy chứng nhận đất ở của thành phố Vĩnh Yên từ năm 2015 đến năm 2019 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3. 2. Kết quả chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Năm Tổng số hồ sơ cần kê khai Tổng số hồ sơ kê khai Tổng số hồ sơ chưa kê khai Tổng số GCN đã cấp % đạt so với tổng số GCN cần cấp 2015 787 787 109 678 86,10 2016 1.368 1.368 316 1.052 76,90 2017 2.328 2.328 185 2.053 88,20 2018 2.558 2.558 173 2.385 93,20 2019 2.701 2.701 316 2.528 93,59 Tổng 9.742 9.742 1.099 8.696 89,26

Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên

Giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 toàn thành phố Vĩnh Yên đã cấp được 8696 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tổng diện tích đất cấp là 2543 đạt 8,5% số thửa đất trên bản đồ địa chính năm 2000, chất lượng hồ sơ đạt 89.26% so với tổng số hồ sơ kê khai được tiếp nhận tại cơ quan có thẩm quyền.

Nguyên nhân chủ yếu được xác định:

(1) Các trường hợp thực hiện đề nghị cấp GCN suất phát từ nhu cầu của người sử dụng đất;

(2) Các trường hợp còn vướng mắc do tình trạng lấn, chiếm đất đai chưa được xử lý nên chưa hoàn thiện hồ sơđề nghị cấp GCN;

(3) Các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính do không chứng minh được đã nộp tiền sử dụng đất tại thời điểm được giao đất;

(4) Sử dụng sai mục đích. Tỷ lệ phần trăm đạt được giữa tổng số hồ sơ được cấp GCN với tổng số hồ sơ kê khai xin cấp GCN sau khi thành lập VPĐKĐĐ một cấp có cao hơn khi chưa thành lập nhưng không đáng kể, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp GCNQSDĐ của người dân cũng suất phát từ một số nguyên nhân nêu trên.

Từ tháng 11 năm 2015 đến hết năm 2017 theo kế hoạch số 38/KH ngày 19 tháng 11 năm 2015 của UBND thành phố Vĩnh Yên về việc thực hiện đăng ký đất đai, công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

ngày 01/7/2014 và một số trường hợp khác theo quy định tại điều 21 nghị định số 24/2014/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Vĩnh Yên đối với những trường hợp khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận. Sau khi lấy ý kiến của các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân xã, phường, Ủy ban Nhân dân thành phố Vĩnh Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản kế hoạch triển khai văn bản hướng dẫn thực hiện như kế hoạch số 43, hướng dẫn số 76.

Bảng 3. 3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (2015-2019) Cấp GCN theo Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP Năm Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn đinh Giao đất, cho thuê đất, trúng đấu giá Người mua nhà ở Người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở Đã nhận Đã giải quyết Đã nhận Đã giải quyết Đã nhận Đã giải quyết Đã nhận Đã giải quyết 2015 584 541 457 410 501 478 320 284 2016 658 620 487 423 583 507 406 386 2017 678 635 526 498 614 577 487 425 2018 710 689 598 514 723 691 568 519 2019 814 793 702 618 827 795 672 623 Tổng 3444 3278 2770 2463 3248 3048 2453 2237

Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Vĩnh Yên

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn từ 2015 đến 2019 cho thấy mặc dù số lượng giấy chứng nhận cơ bản năm sau có chiều hướng cao hơn năm trước, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của người dân. Bên cạnh những kết quảđạt được từ năm 2015 đến năm 2019, thành phố phố Vĩnh Yên còn tồn tại nhiều hồ sơ đăng ký năng chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.

Nhận xét chung về nguyên nhân làm hạn chế công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên:

- Các văn bản đã được ban hành thì không đồng bộ, chế độ chính sách luôn thay đổi và có nhiều bất cập.

- Pháp luật hiện hành không công nhận các hồ sơ đo đạc các thời kỳ trước 15/10/1993 do sơ suất của cấp quản lý nhà nước, dẫn đến thiệt thòi cho người sử dụng đất và rất khó trong việc xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

- Đất của cơ quan tự phân cấp cho cán bộ, công nhân viên theo nghị định 61/NĐ-CP.

- Hệ thống hồ sơđịa chính lưu trữ qua các thời kỳ chưa đầy đủ và nhiều vướng mắc. - Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi cấp giấy chứng nhận cũng đã là một khó khăn trong nhiều trường hợp, thành phố thông báo đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nên rất ít các hộ nộp hoặc nộp chậm.

3.2.2.2. Công tác chỉnh lý biến động về sử dụng đất

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tếđất nước, kinh tế-xã hội của thành phố Vĩnh Yên có những biến chuyển nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó đất đai ngày càng có giá và biến động nhiều, vì vậy người dân cũng tích cực hơn trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đòi hỏi công tác cập nhật đăng ký biến động đất đai phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất. Kết quả của công tác được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3. 4. Kết quảđăng ký biến động đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên Loại hình đăng ký biến động đât đai Năm

2015 2016 2017 2018 2019

Hồ sơ cấp lần đầu 526 647 688 655 656 Hồ sơ cung cấp thông tin 772 647 805 823 853 Hồ sơ chuyển quyền 6 12 28 31 23 Hồ sơ tách thửa 186 254 268 271 311 Cấp GCN do được NN giao, trúng đấu giá QSD đất 176 203 215 210 183 Đăng ký biến động về sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp GCN

253 356 371 396 401

Tổng 1919 2119 2375 2386 2427

Nhìn vào bảng kết quả đăng ký biến động đất đai trên ta có thể thấy, công tác đăng ký biến động tăng lên qua từng năm, trong đó tập trung chủ yếu vào loại hình là hồ sơ cấp lần đầu, hồ sơ cung cấp thông tin và các đăng ký biến động về sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người cấp GCN.

Tổng số trường hợp đăng ký biến động tăng từ 1919 lên 2427 trường hợp, đòi hỏi các cán bộ văn phòng đăng ký phải thực hiện công việc thường xuyên, liên tục để giải quyết xong các hồ sơ.

Bảng 3. 5. Kết quả giải quyết hồ sơđăng ký chuyển quyền vềđất đai trong 4 năm 2015 - 2019 tại thành phố Vĩnh Yên Năm Công tác biến động Đạt tỷ lệ (%) Hồ sơđã nhận Hồ sơđã giải quyết 2015 4759 4414 92,77 2016 4978 4655 93,51 2017 5674 5455 96,14 2018 4984 4772 95,76 2019 5618 5399 96,10 Tổng 26013 24695 94,93

Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký Vĩnh Yên

Trong giai đoạn 2015- 2019 chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên có sự biến động lớn vềđất đai, văn phòng đăng ký đã tiếp nhận 26013 hồ sơ đăng ký chuyển quyền sử dụng đất và đã giải quyết 24695 hồ sơ, đạt tỉ lệ 94,93% còn lại 5,07% hồ sơ chưa được giải quyết là do cán bộ địa chính xã, phường còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau như: giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới, nên chưa kịp thời xử lý hết hồ sơ.

Bảng 3. 6. Kết quả giải quyết hồ sơđăng ký biến động khác trong 5 năm từ 2015 - 2019 tại thành phố Vĩnh Yên Năm Công tác đăng ký biến động Hồ sơđăng ký giao dịch bảo đảm Hồ sơ cấp đổi, cấp lại GCN 2015 2145 1813 2016 2178 1908 2017 2375 1966 2018 2393 2043 2019 2427 2077 Tổng 11518 9807

Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Vĩnh Yên

Song song với việc thực hiện các thủ tục đăng ký biến động là công tác chỉnh lý biến động đất đai. Tuy nhiên, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn thành phố chưa được đồng bộ và đầy đủở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Việc cập nhật biến động trên hồ sơ địa chính đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên đặc biệt là các biến động do thu hồi đất để chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất công trình công cộng hoặc giao thông, công nghiệp.

* Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chỉnh lý biến động trên bản đồ của cán bộđịa chính cấp xã, cán bộ chuyên môn văn phòng đăng ký còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện thường xuyên.

Mặt khác, do khối lượng công việc nhiều, nên cán bộđịa chính còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: giải phóng mặt bằng, xây dựng (đối với cán bộđịa chính xã).

Hệ thống văn bản pháp lý, quy định quy phạm thành lập, cập nhật bản đồ địa chính thay đổi nhiều lần, quy trình, cập nhật chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, sai số cho phép nhỏ.

3.2.2.3. Công tác lập và quản lý hồ sơđịa chính

lưu trữ, quản lý HSĐC chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hồ sơ, sổ sách địa chính bị thất lạc, rách nát, mối mọt, đặc biệt là các hồ sơ từ năm 1993 trở về trước. VPĐKĐĐ chi nhánh Vĩnh Yên đã cử cán bộ liên hệ với UBND các xã, thị trấn trong huyện mượn lại HSĐC hiện có lưu trữ tại UBND cấp xã để phô tô làm tài liệu tra cứu thông tin, tham khảo mà không thể sử dụng do chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Mặt khác, VPĐKĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết tâm chỉđạo thực hiện chuẩn hóa lại bản đồ đại chính, lập mới các loại sổ sách như sổ mục kê đất đai, sổđịa chính, sổ cấp GCN, sổ theo dõi biến động đất đai … các loại tài liệu, sổ sách được đồng bộ hóa về dữ liệu, chuẩn hóa về thông tin, công tác cập nhật, chỉnh lý được đảm bảo. Thông tin vềđăng ký đất đai, cấp GCN đã thực hiện trước tháng 10 năm 2014 được VPĐKĐĐ Chi nhánh Vĩnh Yên từng bước bổ sung theo hướng tăng dày thông tin khi phát sinh các giao dịch vềđất đai.

Theo kế hoạch đo đạc của Sở Tài nguyên và Môi trường, bản đồ giải thửa được lập theo Chỉ thị 299/TTg sẽ dần được được đo đạc lai theo công nghệ mới và sẽ hoàn thành vào năm 2015.Thực trạng quản lý của hồ sơ địa chính được xây dựng từ những năm đầu tái lập tỉnh (1999-2003) đến nay hầu như đều có biến động tới trên 40% số thửa do một số nguyên nhân sau: tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất gia tăng, trong khi đó việc thực hiện cập nhật chỉnh lý bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính không thực hiện đúng quy định tại ba cấp; cấp xã chỉnh lý theo nhiệm vụ nhưng chưa có quy định kỹ thuật cụ thể, không kiểm soát được độ chính xác của công tác chỉnh lý; từ đó, tạo ra sự khác biệt hiện trạng giữa bản đồ, sổ sách địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trong nhân dân, giữa GCNQSDĐ và hiện trạng đất đang sử dụng. Với tình hình quản lý cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơđất đai như hiện nay thì các cơ quan chuyên môn không thể áp dụng theo các quy định hiện hành, mà phải tiếp tục quản lý đất đai theo cách thủ công trước đây và không thể theo dõi được quá trình biến động sử dụng đất. Điều đó đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và công tác giải quyết tranh chấp đất đai; do vậy, cần tổ chức kiểm tra, đo vẽ, chỉnh lý và lập lại bản đồ theo quy

phạm hiện hành, đồng thời kết hợp với công tác lập hồ sơ địa chính và cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ.

Đối với những hồ sơđịa chính hoặc bản đồđịa chính được đo vẽ hiện đại, theo quy phạm chính quy từ năm 2004 đến nay, để khắc phục những tồn tại nêu trên cần phải thực hiện ngay các bước cập nhật, chỉnh lý mọi biến động đất đai so với bản đồ địa chính đã lập nhằm mục đích: bản đồ địa chính và các sổ sách địa chính luôn được đồng nhất với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng đất đang sử dụng, thông báo chỉnh lý cho cấp kia cập nhật để thống nhất 3 cấp về quản lý hồ sơđịa chính. Bảng 3. 7. Kết quả hồ sơđịa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2015 - 2019 TT Xã, phường Bản đồ 299 (tờ) Sổ sách Sổđăng ruộng đất Sổ mục kê (quyển) Sổđịa chính (quyển) Sổ cấp GCN (quyển) Sổ theo dõi biến động (quyển) 1 Ngô Quyền 1 1 1 1 1 - 2 Đống Đa 7 1 1 1 1 - 3 Liên Bảo 12 1 1 1 - 1 4 Tích Sơn 8 2 1 1 - -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)