Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của toàn thành phố và các phường, xã nghiên cứu từ năm 2015 đến 2019.

- Văn phòng đăng ký đất đai: thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2015- 2019.

- Các phòng, ban có liên quan như: Chi cục Thống Kê, Phòng Kinh Tế, Phòng Tài Chính…thu thập các báo cáo về tình hình phát triển và số liệu thống kê về kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp; phỏng vấn trực tiếp các cán bộ văn phòng đăng ký đang trực tiếp thực hiện công việc trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Điều tra các hộ gia đình đã tham gia các hoạt động tại văn phòng đăng ký theo nội dung soạn sẵn như sau:

Phát số phiếu điều tra 160 phiếu tới người sử dụng đất trên địa bàn 3 phường, 1 xã (phường Ngô Quyền, phường Đống Đa, phường Đồng Tâm, xã Định Trung mỗi xã, phường là 40 phiếu). Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên.

2.3.3. Phương pháp thng kê, so sánh

Số liệu điều tra, thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá để từđó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các cán bộ văn phòng đăng ký đất đai, lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Vĩnh Yên thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họđể ta có kết luận chính xác.

Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận tài chính đất.

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai của thành phố Vĩnh Yên.

3.1.1. Điu kin t nhiên kinh tế - xã hi thành ph Vĩnh Yên

* Vị trí địa lý

Thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu vực các phường, xã nằm trong tọa độ địa lý: từ 105o32’54” đến 105o38’19” kinh độĐông và từ 21o15’19” đến 21o20’19” vĩđộ Bắc.

- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên

- Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Yên và Bình Xuyên.

Hình 3.1. Bn đồ hành chính thành ph Vĩnh Yên, tnh Vĩnh Phúc

Trung tâm thành phố Vĩnh Yên cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng tây bắc theo quốc lộ 2, cách thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quangh 50km về

thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông quốc lộ số 2 (đối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà nội-Lào Cai là cầu nối giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc với thủđô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc tế số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 với cả nước. Những năm gần đây sự hình thành và phát triển các tuyến đường hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như hành lang kinh tế Côn Minh, Lào Cai, Hà nội-Hải Phòng, Việt Trì, Hà Giang, Trung Quốc. * Đặc điểm địa hình

Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du có độ cao từ 9 đến 50 m so với mặt nước biển, khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc, địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng. Vùng núi thấp tập trung ở phía Bắc thành phố gồm các xã, phường Định Chung, Khai Quang độ cao trung bình 260 m so với mặt nước biển với nhiều quảđồi không liên tục, xen ruộng và các khe thấp dần xuống phía Tây Nam. Khu vực đồng bằng và đầm lầy thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố gồm các xã, phường Thanh Chù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 7 đến 8m xen kẽ là các ao hồ đầm có mặt nước lớn.

* Khí hậu, thủy văn

Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu được chia làm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình khoảng 20oC mùa hè 29 đến 34oC mùa đông dưới 18 oC có ngày dưới 10 oC. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, 7, 8, 9. Trên 50% lượng mưa cả năm thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại một số nơi.

Về thủy văn, thành phố có nhiều hồ ao trong đó: Đầm Vạc rộng 14.495.236, nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng thành phố Vĩnh Yên nằm ở lưu vực sông Cà Lồ và sông có đáy nhưng chỉ có một con sông nhỏ chảy qua. Mật độ sinh hoạt thấp, khả năng tương ứng chậm đã gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng về

mùa khô, mực nước các hồ ao xuống rất thấp, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

* Thực trạng kinh tế - xã hội

Thường vụ, Thành ủy UBND thành phố thực hiện sự chỉ đạo sát sao của tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo động viên sức mạnh toàn dân chỉ đạo các phòng, ngành, các phường, xã trong thành phố nhằm huy động tối đa nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp, biện pháp với phương châm chỉ đạo là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao chất lượng, tăng trưởng một cách hiệu quả cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tích cực. Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng duy trì ở tốc độ khá cao nhất, là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh.

Lĩnh vực thương mại-du lịch có bước phát triển khá, sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, cơ cấu chuyển dịch theo hướng thị trường. Thu nhập ngân sách trên địa bàn đạt cao, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được triển khai tích cực, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và cho các dự án đầu tư. Thu hút vốn đầu tư trên địa bàn đạt kết quả cao, chất lượng các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội tiếp tục được nâng cao. Ở tỉnh và thành phố Vĩnh Yên đã có những cơ chế chính sách thuận lợi thông thoáng trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tỉnh có những ưu tiên đầu tư cho Vĩnh Yên phát triển một lĩnh vực, nhất là phát triển các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố đã có nhiều đổi mới trong phương thức lãnh đạo, điều hành bám sát mục tiêu, nhiệm vụđể tập trung lãnh đạo chỉđạo các cấp, các ngành nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn, cùng với sự vào cuộc của các thành phần kinh tế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cải thiện đời sống nhân dân.

Đóng góp lớn của công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức, khởi sự doanh nghiệp, đến nay lao động làm việc trong khu vực công nghiệp qua đào tạo đạt 60% trong đó, có 35% được đào tạo chính quy, quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố được tăng cường, ngày càng thể hiện được rõ vai trò của mình đối với phát triển công nghiệp, dưới sự lãnh đạo, của Đảng Ủy, UBND Thành phốđã

đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng và phát triển khai các quy hoạch ngành công tác khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn có tiến bộ Triển khai nhiều chương trình dự án, có hiệu quả khu công nghiệp Khai Quang đã được lập quy hoạch với diện tích 262 hecta, được các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đăng ký phủ kín 79% diện tích.

3.1.2. Công tác qun lý đất đai

* Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất: Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Vĩnh Yên đã sớm triển khai tập huấn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của Chính phủ cho cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Ban hành các văn bản lãnh, chỉđạo và thực hiện việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ và người dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nước liên quan tới đất đai. Do vậy, công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ và kế hoạch đề ra theo đúng qui định của pháp luật.

* Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính:

Thành phố Vĩnh Yên đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính thành phố với các huyện, thị trấn lân cận, phân định ranh giới giữa các phường, xã trên địa bàn thành phố, lập lại hồ sơ và chôn mốc giới. UBND thành phốđã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp với các ngành có liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới cụ thể cho cấp xã, phường. Đến nay, 9 đơn vị hành chính xã, phường trong thành phố đều đã có bản đồ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364 của Thủ tướng Chính phủ với các đường ranh giới, mốc giới được xác định rõ ràng.

* Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ

Các xã, phường đều có bản đồ địa chính thể hiện đất đai trên bản đồ phù hợp với hiện trạng, giúp cho công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, đến nay, quá trình sử dụng đất qua khoảng 30 năm đã có nhiều biến động, việc lập bản đồ địa chính thời điểm những năm 1995 còn có nhiều sai sót về ranh giới, chủ sử dụng cũng như loại

đất cần phải đo đạc lại do việc dẫn đạc không chính xác, sai theo đường truyền, sai sốđo đạc lớn do đo thủ công bằng thước dây. Giai đoạn 2014-2017, thành phố Vĩnh Yên đã triển khai dự án lập hồ sơ địa chính tổng thể Vylap trên toàn địa bàn thành phố, dự kiến dự án xây dựng hồ sơ địa chính tổng thể thành phố Vĩnh đã được hoàn thành trong năm 2016, trong đó có công tác đo đạc bản đồ địa chính chính quy, cấp lại giấy chứng nhận, lập hồ sơđịa chính điện tử.

* Công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất:

Thực hiện kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 01/4/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc “Triển khai công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) của tỉnh Vĩnh Phúc và các huyện, thành phố trực thuộc. Đến nay 9 xã, phường thành phố Vĩnh Yên đã duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020).

* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất... tính đến năm 2019 thành phố Vĩnh Yên đã giao: 9635,93 ha đất nông nghiệp cho các hộ nông dân, đạt 95% tổng diện tích đất nông nghiệp; 8,97 ha đất xây dựng cơ bản cho các tổ chức; 56,59 ha cho các hộ gia đình cá nhân. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, ít có khiếu nại xảy ra; đồng thời giải quyết tốt các khiếu nại phát sinh vềđền bù, giải phóng mặt bằng.

* Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận:

Nhìn chung, việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trong những năm qua đã được địa phương và người dân quan tâm. Công tác lập và quản lý hồ sơđịa chính đã được tiến hành cơ bản theo đúng qui định. Hồ sơ sau khi nghiệm thu được quản lý, lưu trữ theo quy định. Tính luỹ kế đến tháng 6 năm 2019, tổng số giấy chứng nhận đã cấp cho hộ gia đình cá nhân là 29.919 giấy chứng nhận đất ở; đã thực hiện trên 27.500 hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Đến tháng 7 năm 2018, thành phố Vĩnh Yên đã thực hiện xong công tác kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 206 theo đúng quy định.

Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai, hướng dẫn đôn đốc các xã, phường thực hiện kiểm kê đất đai theo đúng qui định của Luật Đất đai năm 2014, nhìn chung các kỳ kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đều được thực hiện tốt theo qui định.

* Công tác quản lý tài chính vềđất đai:

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thành phốđã thực hiện tốt việc quản lý thu, chi ngân sách như: tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền bất động sản, lệ phí trước bạ, …

* Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Việc chuyển quyền sử dụng đất được UBND thành phố, các ngành chức năng, các xã, phường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Trong năm qua thành phố Vĩnh Yên đã làm thủ tục xác nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất và quản lý đất đai theo pháp luật.

Thực hiện Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm và Thông tư số 20/2011/TTLT-BTPBTNMT ngày 18/11/2011 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường (nay là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) thành phố Vĩnh Yên đã triển khai thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu. Bước đầu đã triển khai thực hiện đồng bộ, tạo thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

* Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức, nhiều giao dịch dân sự diễn ra dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)