Nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

3. Ý nghĩa:

1.3.3 Nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu đã chỉ ra Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng

hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.

Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên)

Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Tóm lại: Sự phát triển dân số, kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đối với đất đai và các hệ thống sản xuất nông nghiệp, do vậy cần thiết phải xác định những loại hình sử dụng đất thích hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, có hiệu quả và bền vững để từ đó xây dựng những giải pháp sử dụng và quản lý đất đai thích hợp cho từng vùng cụ thể, nhằm đáp ứng được với nhu cầu phát triển đồng thời bảo vệ và duy trì được nguồn tài nguyên đất đai lâu bền. Đây cũng chính là mục tiêu xác định hướng sử dụng đất bền vững cho địa bàn sản xuất nông nghiệp của 5 xã phía nam của huyện Đại Từ dựa trên cơ sở đánh giá đất thích hợp và những quan điểm sử dụng đất đai bền vững.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

- Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã (An Khánh, Cù Vân, Tân Linh, Phục Linh, Hà Thượng).

- Hệ thống cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp

* Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài được tiến hành trên một số vùng sản xuất nông nghiệp đặc trưng ở 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Gồm các xã: An Khánh, Cù Vân, Tân Linh, Phục Linh, Hà Thượng.

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2014 - 2018

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất đai.

- Nội dung 2: Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

đại diện ở các tiểu vùng đại diện với những loại hình đất sản xuất nông nghiệp đặc trưng của 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ.

- Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bền vững (theo các tiêu chí và chỉ tiêu về các điều kiện kinh tế xã hội và môi trường).

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT điều tra: Tính toán tổng vốn đầu tư, tổng thu nhập, thu nhập thực của người dân từ các loại hình sử dụng đất. So sánh hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, từ đó tìm ra loại hình sử dụng đất hiệu quả nhất.

+ Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT trong hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu: Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người dân, giá trị ngày công lao động của các hệ thống sử dụng đất.

ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến môi trường: Mức độ đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường, mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đối với đất.

- Nội dung 4: Đề xuất hướng sử dụng và giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững cho sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp chn đim nghiên cu

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến tính chính xác, khách quan và thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài. Việc chọn điểm nghiên cứu trong đề tài bao gồm chọn vùng, chọn xã và chọn hộ nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện (theo các đặc trưng về địa hình, đất đai, điều kiện kinh tế xã hội) ở những vùng có các đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và loại hình sử dụng đất chính của 5 xã. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, thực trạng phân bố cây trồng, đặc điểm đất đai và tập quán canh tác.

5 xã phía Nam của huyện Đại Từ gồm các xã: xã An Khánh, xã Phục Linh, xã Tân Linh, xã Cù Vân, xã Hà Thượng. Chọn điểm nghiên cứu bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chọn vùng nghiên cứu

Dựa vào những đặc thù của địa hình, ngành sản xuất nông nghiệp của các xã phía Nam của huyện Đại Từ, cơ bản phân chia thành 2 tiểu vùng sản xuất để phát huy mọi thế mạnh do thiên nhiên ban tặng nhằm tạo sự phát triển hiệu quả nhất cho nền kinh tế nông - lâm nghiệp; Trong đó:

- Tiểu vùng thứ nhất: gồm hai xã Tân Linh và An Khánh, với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi để phát triển các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai tây, sắn và các loại cây hàng năm khác.

- Tiểu vùng thứ hai: gồm các khu đất nâu vàng phát triển trên phiến Sa thạch (Fq) tập trung ở các khu vực đồi núi, địa hình đồi, bát úp thấp, độ dốc thoải, tầng đất dày đây là loại đất có diện tích lớn. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lâu niên như cây chè, cây vải....

Bước 2: Chọn hộ nghiên cứu

Đây là bước cuối cùng trong quá trình chọn điểm nghiên cứu, hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã được chọn, mang tính đại diện cho các hộ trong vùng.

Quá trình chọn các hộ điều tra được dựa vào điều kiện kinh tế (khá, nghèo, trung bình), điều kiện đất đai và quy mô sản xuất của nông hộ (nhiều, trung bình, ít), đảm bảo các thành phần và cơ cấu dân tộc đang sinh sống trên địa bàn. Sau đó các hộ được chọn một cách ngẫu nhiên theo tỷ lệ các loại hộ và danh sách hộ trong từng xã.

Nội dung điều tra hộ chủ yếu là: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường,...

2.3.2 Phương pháp điu tra, thu thp s liu, tài liu

2.3.2.1 Điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp là: Là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố hoặc thông qua ở các cấp, các ngành.

- Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu ở các nguồn sau:

+ Các tài liệu, sổ sách, báo cáo thống kê, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành..

+ Các cơ quan liên quan của huyện Đại Từ như: Phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng kế hoạch, phòng thống kê, trạm khí tượng thuỷ văn... Các cán bộ chuyên trách về thủy lợi, địa chính, thống kê, kinh tế...

- Để thu thập được số liệu thứ cấp dùng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua hệ thống sổ sách, tài liệu đã được công bố, thông qua các cuộc phỏng vấn.

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, số liệu thứ cấp chủ yếu dùng để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, làm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và một phần đánh giá được khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất tại Đại Từ.

từng nông hộ cũng như cộng đồng thôn bản, nó phản ánh một cách toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội đặc biệt là vấn đề sử dụng đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn số liệu sau: + Các hộ nông dân trong và ngoài vùng nghiên cứu.

+ Các cá nhân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sử dụng đất.

Để thu thập được thông tin số liệu sơ cấp: Đề tài đã sử dụng các phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức các cán bộ nông dân cơ sở tại địa phương để thu thập những thông tin số liệu liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông nghiệp. Phương pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn đầu khi thực hiện đề tai để tìm hiểu sơ bộ vùng nghiên cứu.

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn các hộ nông dân trong mỗi thôn xã.

Mục đích của việc điều tra phỏng vấn hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như chính sách, đất đai, lao động việc làm, khó khăn trong sản xuất, mô hình, phương hướng sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của từng hộ nông dân ở điểm nghiên cứu.

Điều tra phỏng vấn các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị được tiến hành thử trước với một số ít hộ, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế và cuối cùng sẽ phát phiếu điều tra phỏng vấn cho các hộ nông dân được chọn.

Tổng số hộ điều tra: 150 hộ trên hai tiểu vùng đã chọn; Mỗi xã chọn 30 hộ để điều tra, nội dung câu hỏi phỏng vấn được trình bày chi tiết tại phụ lục 1 của luận văn.

2.3.3 Phương pháp tng hp và x lý s liu

định độ tin cậy. Sau đó xử lý tính toán phản ảnh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.

- Đối với thông tin, số liệu sơ cấp: Toàn bộ thông tin số liệu đều được xử lý trên MS Word, MS Excel. Trong quá trình sử lý số liệu, phương pháp phân tổ thống kê được coi là phương pháp chủ đạo để đánh giá phân tích, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết trong quá trình nghiên cứu.

2.3.4 Phương pháp đánh giá tính bn vng da trên 3 tiêu chí

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất:

Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường

Giá trị sản xuất (GTSX) Chi phí sản xuất (CPSX) Thu nhập thuần (TNT) Hiệu quảđồng vốn (HQĐV) Đáp ứng nhu cầu nông hộ Đảm bảo lương thực Yêu cầu vốn đầu tư Thu hút lao động Giảm tỷ lệđói nghèo Sản phẩm hàng hóa Hệ số sử dụng đất Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV

- Bền vững về mặt kinh tế: Các hệ thống sử dụng đất (LUS), các loại hình sử dụng đất (LUT) có hiệu quả cao (dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả đồng vốn). Việc đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian: TNHH = GTSX – CPTG.

- Bền vững về mặt xã hội:

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Để đánh giá khái quát khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp về mặt xã hội đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất trên lao động nghề nông và lâm nghiệp - Mức độ chấp nhận của xã hội

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm thu hút lao động - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

- Khả năng sản xuất hàng hóa - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường

- Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng được cải thiện

- Bền vững về mặt môi trường:

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

- Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi giữ dinh dưỡng đất - Chế độ tưới

- Chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu - Hạn hán và úng ngập

- Bảo vệ nguồn nước cho cây trồng và nước sinh hoạt của con người. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Liên quan đến khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha). Giá trị ngày công lao động (TNHH/LĐ) [6].

Duy trì độ phì nhiêu của đất sản xuất nông nghiệp cụ thể xác định theo các chỉ tiêu: Mức độ che phủ hạn chế xói mòn rửa trôi, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc sử dụng

đất đai của huyện Đại Từ

3.1.1 Điu kin t nhiên và các ngun tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′B đến 21°50′B và từ 105°32′Đ đến 105°42′Đ.

- Có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Định Hóa, Phía đông nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, Phía đông bắc giáp huyện Phú Lương, Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện: 57334,6 ha

- Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57334,6 ha trong đó:

+ Diện tích đất tự nhiên xã An Khánh là: 1462,62 ha + Diện tích đất tự nhiên xã Cù Vân là: 1559,8 ha + Diện tích đất tự nhiên xã Phục Linh là: 1434,85 ha + Diện tích đất tự nhiên xã Tân Linh là: 2274,74 ha + Diện tích đất tự nhiên xã Hà Thượng là: 1484,26 ha

- Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (Lúa 12.331 ha, chè trên 5.000 ha),

3.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo

Đại Từ có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc - nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía bắc Đại Từ gồm rừng núi và đồng lầy. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)