Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

3. Ý nghĩa:

3.5.1 Hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp các cây trồng trên một vùng đất. Nguyên tắc chung là lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá

3.5.1.1 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của vùng 1: Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế các LUT của tiểu vùng 1 (Tính trên 1 ha) Kiểu hình sử dụng đất (1.000GTSX đ) (1.000CPTG đ) (1.000TNHH đ) HQDV (lần) L Đ (Công) I. Chuyên lúa 78.820 ,5 45.143,6 33.676,9 0,74 677,5 Lúa Mùa 25.345,6 14.543,4 10.802,2 0,74 255,3 Lúa xuân – Lúa mùa 53.894,0 32.011,1 21.882,9 0,68 430,1

II. 2 Lúa - rau, màu 93.462,0 40.517,8 52944,2 1,30 763,9

Lúa xuân – Lúa mùa

– Bí đỏ 92.372,0 40.327,8 52044,2 1,29 753,7

III. 1 lúa - rau, màu 55.675,0 26.876,1 28798,9 1,07 510,2

Ngô Xuân – Lúa mùa 55.675,0 26.876,1 28798,9 1,07 510,2 IV. Chuyên rau,

màu 84.632,0 36.825,2 47.806,8 1,29 781,6

Ngô Xuân - Đỗ

Tương - Ngô Đông 84.632,0 36.825,2 47.806,8 1,29 781,6

V. Cây Chè 75260,0 16590,3 58669,7 3,53 723,2

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)

Qua bảng 3.8 số liệu tổng hợp tại tiểu vùng 1 cho thấy:

- LUT chuyên lúa: Với 2 kiểu sử dụng đất cho thu nhập hỗn hợp trung bình đạt 33,67 triệu đồng/ha; tổng giá trị sản xuất đạt: 78,82 triệu đồng/ha.

- LUT 2 lúa - rau, màu: Thu nhập hỗn hợp bình quân đạt 52,94 triệu

đồng/ha cao gấp 1,63 lần LUT chuyên lúa, hiệu quả đồng vốn đạt 1,3 lần. - LUT 1 lúa – rau màu: Tổng giá trị thu nhập bình quân đạt 55,67 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp bình quân đạt 28,79 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn là 1,07 lần.

- LUT chuyên rau màu: Cho tổng thu nhập bình quân đạt 85,884,63 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp bình quân 47,80 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn 1,29 lần.

- LUT chè: Tại tiểu vùng 1 có 684 ha đất trồng chè thu nhập hỗn hợp đạt 58,66 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 3,53 lần loại hình sử dụng

triệu đồng.

3.5.1.2 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của vùng 2:

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của LUT của tiểu vùng 2 (Tính trên 1 ha) Kiểu hình sử dụng đất GTSX (1.000đ) CPTG (1.000đ) TNHH (1.000đ) HQDV (lần) (Công) I. Chuyên lúa 40.896,0 24.234,5 16.661,5 0,68 258,6 Lúa Mùa 40.896,0 24.234,5 16661,5 0,68 258,6

II. 2 Lúa - rau, màu 88.395,0 42.543,4 45851,6 1,07 760,2

LX – LM – Ngô Đông 88.395,0 42.543,4 45851,6 1,07 760,2

III. 1 lúa - rau, màu 58.993,0 27.561,7 32431,3 1,17 527,8

Ngô Xuân – LM 58.993,0 27.561,7 32431,3 1,17 527,8

IV. Chuyên rau, màu 91.748,0 30.416,7 61.311,3 2,02 798,6

Ngô Xuân - Đỗ Tương -

Ngô Đông 91.748,0 30.416,7 61.311,3 2,02 798,6

V. Cây Chè 78120,5 16250,3 61870,2 3,8 734,2

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)

Qua bảng 3.9 Số liệu tổng hợp tại tiểu vùng 2 cho thấy:

- LUT chuyên lúa: Tổng thu nhập trung bình là 40,89 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là: 24,23 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 16,66 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn ở mức 0,68 lần. Mặc dù LUT này có hiệu quả không cao nhưng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho địa phương.

- LUT 02 lúa – rau màu: Tổng thu nhập bình quân đạt 88,39 triệu đồng/ha; tổng chi phí trung gian bình quân đạt: 42,53 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp bình quân đạt 45,85 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 1,07 lần. Loại hình sử dụng đất 2 lúa – rau, màu được xác định là đáp ứng được điều kiện đất đai, thời tiết của vùng đồng thời đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

đất 2 Lúa – rau - màu, chuyên rau - màu cho tổng thu nhập và thu nhập hỗn hợp; và hiệu quả đồng vốn cao.

- LUT 1 lúa – rau, màu: Tổng thu nhập: 58,99 triệu đồng/ha; tổng chi

phí trung gian là: 27,56 triệu đồng/ha; tổng thu nhập hỗn hợp đạt 32,43 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn 1,17 lần..

- LUT chuyên rau, màu: Tổng thu nhập bình quân đạt 91,74 triệu đồng/ha; chi phí trung gian trung bình đạt 30,41 đồng/ha; thu nhập hỗn hợp bình quân: 61,31 triệu đồng/ha; có hiệu quả đồng vốn trung bình là: 2,02 lần. Hiệu quả kinh tế của LUT chuyên rau, màu phụ thuộc công thức luân canh giữa các cây trồng.

- LUT cây chè: Cây chè cho thu nhập hỗn hợp đạt 61,87 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 3,8 lần loại hình sử dụng đất này cho thu nhập khá cao trong khi chi phí sản xuất thấp chỉ hết 16,25 triệu đồng.

Để so sánh hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất trên các vùng chúng tôi tiến hành tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT trên các vùng. Kết quả được trình bày trong bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.10 Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT trên 2 tiểu vùng

Kiểu sử dụng đất Tính trên 1 ha GTSX (1.000đ) CPTG (1.000đ) TNHH (1.000đ) HQDV (lần) (Công) I. Chuyên lúa 119.716,5 69378,1 50338,4 1,42 936,1 Vùng 1 78.820,5 45.143,6 33.676,9 0,74 677,5 Vùng 2 40.896,0 24.234,5 16.661,5 0,68 258,6

II. 2 Lúa - rau, màu 181857,0 38061,2 98795,8 2,37 1524,1

Vùng 1 93.462,0 40.517,8 52944,2 1,30 763,9

Vùng 2 88.395,0 42.543,4 45851,6 1,07 760,2

III. 1 lúa - rau, màu 114,668 54437,8 61230,3 2,24 1,038

Vùng 1 55.675,0 26.876,1 28798,9 1,07 510,2

Vùng 2 58.993,0 27.561,7 32431,3 1,17 527,8

IV. Chuyên rau, màu 176380 76241,9 109118,1 3,31 1580,2

Vùng 1 84.632,0 36.825,2 47.806,8 1,29 781,6

Vùng 2 91.748,0 30.416,7 61.311,3 2,02 798,6

V. Cây Chè 153380,5 33180,6 120539,9 7,33 1457,4

Vùng 1 75260,0 16590,3 58669,7 3,53 723,2

- LUT chuyên lúa: nhìn trung đây là một trong những LUT có diện tích lớn trong hệ thống cây trồng trên địa bàn 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ, tập trung ở những nơi có địa hình thấp và trũng. Sự chênh lệch thu nhập hỗn hợp giữa hai tiểu vùng không tương đương nhau.

- LUT 2 lúa – rau màu: Căn vào hiệu quả kinh tế của 2 vùng loại hình sử dụng đất này đều đáp ứng được yêu cầu yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai; thu nhập hỗn hợp bình quân của 2 vùng cụ thể: Vùng 1: 52,94 triệu đồng/ha; vùng 2: 45,85 triệu đồng/ha. Căn cứ theo số liệu đạt được tại hai vùng canh tác bắt đầu có sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế giữa các vùng với nhau khi có việc luân canh với các cây trồng rau màu khác. Có thể thấy hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất ở vùng 1 có sự chênh lệch cao hơn so với vùng 2. Trong thời gian tới cần tiến hành nâng cao diện tích canh tác và đa dạng hóa các loại cây trồng.

- LUT 1 lúa – rau, màu: Căn cứ theo số liệu đạt được tại hai vùng canh tác thấy được sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế giữa hai vùng là tương đương. Thu nhập hỗn hợp trung bình của các vùng cụ thể: Vùng 1: 28,79 triệu đồng/ha; Vùng 2: 32,43 triệu đồng/ha. Cần tăng thêm diện tích và đa dạng hóa các loại cây trồng trong thời gian tới.

- LUT chuyên rau, màu: Khi so sánh hiệu quả kinh tế của hai vùng, cùng loại hình sử dụng nhưng ở vùng 2 lại có cơ hội phát triển tiềm năng hơn vùng 1 do các loại cây trồng phù hợp với đất đai, địa hình. Trong thời gian tới khi chủ động được nguồn nước và nâng cao độ phì của đất chuyển sang luân canh các loại cây trồng khác.

- LUT cây Chè: Qua so sánh cụ thể cho thấy thu nhập hỗn hợp loại hình cây chè vùng 1 và vùng 2 đạt hiệu quả kinh tế cao. LUT chè là thế mạnh của 5 xã, có tiềm năng phát triển nên đưa vào loại cây thế mạnh của 2 tiểu vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)