Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)

3. Ý nghĩa:

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh, thành phố, huyện, 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch thị xã giao, các xã đề ra. 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

Bảng 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế của xã giai đoạn 2014 – 2018 Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018

Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100

- Nông nghiệp – Lâm Nghiệp % 51,20 51,74 50,84 55,49 54,62

- Công nghiệp - xây dựng % 35,75 38,22 38,77 43,78 33,73

- Thương mại, Dịch vụ % 10,02 10,04 10,39 11,71 11,66

(Nguồn: UBND các xã)

Qua bảng 3.1 ta thấy năm 2014 cơ cấu kinh tế Nông – lâm nghiệp đạt 51,20% đến năm 2018 đạt 54,62%. Cơ cấu kinh tế thương mại dịch vụ năm 2014 là 10,02% đến năm 2018 đạt 11,66%

3.1.2.1.Sản xuất nông - lâm nghiệp – Chăn nuôi

- Về nông nghiệp: Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt cây chè là thế mạnh của huyện. Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương...

Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa, 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ có diện tích chồng chè là 631,6 ha. Trên địa bàn 5 xã có 01 Hợp tác xã chè Nhật Thức và 1 Tổ hợp tác sản xuất chè VietGap tại xóm Khưu 3 và 1 Tổ hợp tác sản xuất chè VietGap tại xóm Khuôn xã Phục Linh đang trong thời giam kiểm tra thực hiện các tiêu chí VietGap để cấp giấy chứng nhận cho Tổ hợp tác sản xuất chè VietGap tại xóm Khuôn. Duy trì hoạt động tổ hợp tác sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap tại xóm 7 và 1 Hợp tác xã chè Suối Cát xóm 11 Hà Thượng.

- Về lâm nghiệp: công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, đã được các cấp, các ngành, chính quyền và nhân dân các xã quan tâm thực hiện. Nhân dân nhận thức được lợi ích từ việc trồng rừng, quản lý rừng từ đó tạo ra những kết quả đáng khích lệ. Diện tích rừng toàn huyện là 24.469 ha. Trong đó rừng trồng trên 9.000 ha, rừng tự nhiên 15.000 ha. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi 2014 – 2018

Đơn vị tính: Tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2018 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 1198,12 100 1941,44 100 Trồng trọt 848,3 70,80 1064,31 54,82 Chăn nuôi 266,12 22,2 694,70 35,78 Lâm Nghiệp 28,34 2,36 60,22 3,10 Thủy sản 55,36 4,62 122,21 6,29 (Nguồn: UBND các xã) 3.1.2.2 Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu được triển khai từ 2010.

3.1.2.3 Hoạt động thương mại - dịch vụ

Thương mại tiếp tục phát triển, hoạt động kinh doanh trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, số cơ sở thương mại dịch vụ tăng, giá cả hàng hoá ổn định, ngành hàng đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, các mặt hàng thiết yếu được quan tâm, cung ứng đầy đủ kịp thời, nhất là các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục đầu tư nâng cấp, duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, chuyển phát kịp thời và chất lượng; 100% các xã có sóng di động hoạt động ổn định. Các điểm Bưu điện văn hóa xã tiếp tục được duy trì và khai thác có hiệu quả.

Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³. Đây là khu du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Khu du lịch hồ Núi Cốc có nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc - nàng Công), thăm công viên cổ tích, vườn thú, Vui chơi tắm mát ở công viên nước.

3.1.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a) Dân số

Dân số 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ là 30.218 người (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,36% năm). Mật độ dân số là 381 người/km2, thấp hơn mức trung bình của thành phố. Trên địa bàn 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ, giai đoạn 2015– 2018 Năm Số hộ Tổng số Lao động Nhân Khẩu Tổng số Số hộ nông nghiệp Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2014 6859 16370 16747 29238 14338 14900 5728 23510 2018 8376 17851 17650 30218 15217 15001 7987 22231 (Nguồn:UBND các xã) b) Lao động và việc làm

Tổng số lao động trong độ tuổi là 17650 người, chiếm khoảng 57,27% dân số của 5 xã phía nam của huyện Đại Từ. Với lực lượng lao động trẻ, khoẻ, là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của 5 xã phía nam của huyện Đại Từ . Tuy nhiên, số lao động qua đào tạo chiếm khoảng tỷ trọng 72,5% trong tổng số lao động của 5 xã phía nam của huyện Đại Từ

c) Thu nhập và mức sống

Công tác xoá đói, giảm nghèo với các chương trình dự án, kế hoạch cụ thể, theo dõi và sử dụng lồng ghép các nguồn hỗ trợ để đạt hiệu quả tốt nhất. Cơ bản đã hoàn thành việc xóa nhà tranh tre dột nát trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện Đại Từ. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên.

3.1.2.5 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Giao thông vận tải: Hệ thống tỉnh lộ dài 80 km, hơn 400 km đường giao thông liên xã. Quốc lộ 37 nối huyện Đại Từ với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang dài 32 km. Tuyến đường sắt Núi Hồng - Quán Triều chạy qua hệ thống các tuyến đường giao thông trong huyện. Tuy nhiên đa phần các tuyến giao thông liên huyện, liên xã có chất lượng chưa tốt.

Điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã đảm bảo cung cấp cho 31/31 xã, thị trấn với trên 90% dân số được sử dụng điện sinh hoạt.

Thủy lợi: Hệ thống các công trình thuỷ lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho trên 60% diện tích đất canh tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)