Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

3. Ý nghĩa:

2.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

2.3.2.1 Điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp là: Là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố hoặc thông qua ở các cấp, các ngành.

- Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu ở các nguồn sau:

+ Các tài liệu, sổ sách, báo cáo thống kê, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành..

+ Các cơ quan liên quan của huyện Đại Từ như: Phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng kế hoạch, phòng thống kê, trạm khí tượng thuỷ văn... Các cán bộ chuyên trách về thủy lợi, địa chính, thống kê, kinh tế...

- Để thu thập được số liệu thứ cấp dùng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua hệ thống sổ sách, tài liệu đã được công bố, thông qua các cuộc phỏng vấn.

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, số liệu thứ cấp chủ yếu dùng để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, làm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và một phần đánh giá được khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất tại Đại Từ.

từng nông hộ cũng như cộng đồng thôn bản, nó phản ánh một cách toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội đặc biệt là vấn đề sử dụng đất đai và các vấn đề khác có liên quan.

Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn số liệu sau: + Các hộ nông dân trong và ngoài vùng nghiên cứu.

+ Các cá nhân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sử dụng đất.

Để thu thập được thông tin số liệu sơ cấp: Đề tài đã sử dụng các phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức các cán bộ nông dân cơ sở tại địa phương để thu thập những thông tin số liệu liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông nghiệp. Phương pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn đầu khi thực hiện đề tai để tìm hiểu sơ bộ vùng nghiên cứu.

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn các hộ nông dân trong mỗi thôn xã.

Mục đích của việc điều tra phỏng vấn hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như chính sách, đất đai, lao động việc làm, khó khăn trong sản xuất, mô hình, phương hướng sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của từng hộ nông dân ở điểm nghiên cứu.

Điều tra phỏng vấn các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị được tiến hành thử trước với một số ít hộ, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế và cuối cùng sẽ phát phiếu điều tra phỏng vấn cho các hộ nông dân được chọn.

Tổng số hộ điều tra: 150 hộ trên hai tiểu vùng đã chọn; Mỗi xã chọn 30 hộ để điều tra, nội dung câu hỏi phỏng vấn được trình bày chi tiết tại phụ lục 1 của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)