Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

3. Ý nghĩa:

3.1.1 Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′B đến 21°50′B và từ 105°32′Đ đến 105°42′Đ.

- Có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Định Hóa, Phía đông nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, Phía đông bắc giáp huyện Phú Lương, Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện: 57334,6 ha

- Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57334,6 ha trong đó:

+ Diện tích đất tự nhiên xã An Khánh là: 1462,62 ha + Diện tích đất tự nhiên xã Cù Vân là: 1559,8 ha + Diện tích đất tự nhiên xã Phục Linh là: 1434,85 ha + Diện tích đất tự nhiên xã Tân Linh là: 2274,74 ha + Diện tích đất tự nhiên xã Hà Thượng là: 1484,26 ha

- Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (Lúa 12.331 ha, chè trên 5.000 ha),

3.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo

Đại Từ có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc - nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía bắc Đại Từ gồm rừng núi và đồng lầy. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều

đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phục Linh. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Đại Từ là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Đại Từ cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

3.1.1.3 Về khí hậu, thời tiết

Nhiệt độ trung bình của Đại Từ là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Đại Từ, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C.Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Đại Từ chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu Đại Từ thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

3.1.1.4 Điều kiện thủy văn

Huyện Đại Từ có hệ thống thủy văn phong phú như: suối Cửa Tử, suối Kẹm, thác Đát Đắng , Hồ Núi Cốc có diện tích trên 10.000 ha. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Hồ Núi Cốc được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35m, diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước 20-176 triệu m³.

3.1.1.5 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57334,6 ha, trong đó đất nông nghiệp 19897,71 ha chiếm 34,70%; đất lâm nghiệp 28502,84 ha chiếm 49,71%; diện tích đất chưa sử dụng 196,26 ha chiếm 0,34%, chủ

yếu là đất đồi núi và sông suối. Diện tích 5 xã phía nam của Đại Từ là 8216,27 ha, với 6326,54 ha đất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:

- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,60%

- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,34% - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,73% - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 23,10% 3.1.1.6 Các tài nguyên khác

Đại Từ có khá nhiều tài nguyên khoáng sản:

Nhóm nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện là: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê, trữ lượng lớn tập trung ở mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng: 17 triệu tấn.

Nhóm khoáng sản: bao gồm nhiều loại khoáng sản quý như thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit, pyrit, granit phân bố ở nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại mỏ đa kim Núi Pháo, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn.

Vật liệu xây dựng: gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi...

3.1.1.7 Tài nguyên nhân văn

Toàn huyện có 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.

3.1.1.8 Cảnh quan, môi trường

- Trong nhiều năm trở lại đây, du lịch sinh thái (DLST) trở thành xu hướng mới trong ngành du lịch. DLST được ưa chuộng bởi lẽ nó gần gũi, thân thiện với môi trường và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động là biến động môi trường tự nhiên.

- Đại Từ là nơi ra đời của tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện có 162 địa điểm di tích lịch sử văn hoá đã kiểm kê và 4 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)