Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

3. Ý nghĩa:

3.5.3 Hiệu quả môi trường

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn. Liên quan nhiều tới tỷ lệ sử dụng phân bón, thuốc BVTV.

Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất đai bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người.

Để đánh giá ảnh hưởng của các LUT đến môi trường cần xem xét một số vấn đề sau: xói mòn, rửa trôi, hiện tượng ô nhiễm đất, nước do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hiện tượng thoái hóa đất do khai thác đất quá mức mà không có biện pháp tăng độ phì nhiêu của đất.

Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong sử dụng đất thông qua đánh giá mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật, khả năng che phủ đất của các cây trồng trên địa bàn 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ.

* Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp

Việc sử dụng phân bón cũng đã làm xuất hiện mặt trái về vấn đề môi trường, nhất là khi chúng ta không sử dụng đúng thời gian và liều lượng, một

canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N : P : K .

Kết quả điều tra cho thấy, Phân bón mà đa số các nông hộ sử dụng là phân đơn đạm urê (46%N), super lân (16% P2O5), KCl (55% K2O) và NPK (5%N, 10% P2O5, 3% K2O). Tổng hợp lượng phân bón mà người dân sử dụng cho một số loại cây trồng trình bày trong bảng 3.14

Bảng 3.13 Mức độđầu tư phân bón của một số loại cây trồng trên

địa bàn 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ

ST T Cây trồng Phân chuồng (tấn/ha) Đạm urê (kg/sào) Lân supe (kg/sào) Kali (kg/sào) 1 Lúa Xuân 9,45 101,7 231,4 68,7 2 Lúa Mùa 8,75 112,2 265,0 56,5 3 Ngô Xuân 7,34 84,1 267,0 55,4 4 Ngô Mùa 6,87 113,8 231,6 43,5 5 Đỗ Tương 7,32 135,7 405,7 51,1 6 Lạc 7,65 85,1 267,0 52,2 7 Bí đỏ 8,5 36,8 350,3 123,3 8 Chè 20 800 700 221,6 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Số liệu bảng 3.13 cho thấy:

Mức độ đầu tư phân bón cho các cây trồng tại 5 xã phía Nam của huyện Đại Từ khá lớn, nhóm cây rau màu, cây ăn quả có mức đầu tư lượng phân bón cao hơn các cây trồng khác. Dạng phân đạm chủ yếu được bón từ phân urê, phân lân chủ yếu từ supe lân, phân kali chủ yếu từ kali clorua.

* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Thuốc BVTV là các loại hóa chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân sử

không được sử dụng đúng.

- Các LUT 2 lúa, LUT chuyên rau màu, LUT ngô, các hộ thường phun từ 1- 2 lần nhiều nhất là 3 lần thuốc BVTV để trừ sâu bệnh thuốc được sử dụng đúng chủng loại và có xuất xứ rõ ràng. Liều lượng các hộ sử dụng không vượt quá tiêu chuẩn.

- Đối với LUT chuyên rau số lần phun thuốc BVTV nhiều hơn so với các cây trồng khác thậm chí rau ăn lá phun 4 -5 lần/vụ. Đây là những LUT có khả năng phát triển sản xuất hàng hoá nên hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, tăng cường sử dụng thuốc sinh học.

Tuy nhiên, việc luân canh liên tục trên đất làm cho đất không kịp phơi ải. Nếu không có những biện pháp canh tác hợp lý sẽ dễ làm cho đất bị thoái hóa. Nhất là việc sử dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc BVTV sẽ tích tụ những phần dư thừa trong đất gây biến đổi tính chất đất, làm mất đi những đa dạng về hệ sinh thái đất.

Vì vậy, cần tăng cường bón phân hữu cơ, sử dụng những sản phẩm sinh học, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hóa học và sử dụng một cách hợp lý, để vừa đảm bảo được năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo được hiệu quả về môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 5 xã phía nam của huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)