4. Tính mới của đề tài
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Những thông tin liên quan với đề tài, các văn bản Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp;
- Các bản đồ liên quan đến trồng rừng tiểu điền tại hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp; - Tài liệu thiết kế lô trồng rừng;
- Các thông tin cơ bản cũng như diễn biến trồng rừng dự án tại hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp;
- Báo cáo đánh giá nội bộ rừng trồng dự án và báo cáo đánh giá bên ngoài (đánh giá chính thức để cấp chứng chỉ rừng);
- Các thông tin liên quan đến giám sát và đánh giá hiện trường trồng rừng trong phạm vi xã nghiên cứu;
- Các quy trình quy phạm, các bảng biểu có liên quan; - Các phần mềm xử lý số liệu.
2.4.1.2. Phương pháp đánh giá có tham gia 1) Phỏng vấn người đưa tin then chốt
Phỏng vấn cán bộ chủ chốt của Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU), cán bộ của Chi cục Lâm nghiệp, Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp Nông thôn tỉnh, cán bộ của Ban Quản lý dự án huyện (DPMU) và cán bộ Tổ công tác xã (CWG), trưởng nhóm nông dân trồng rừng (nhóm thôn, nhóm xã), cán bộ khuyến lâm hiện trường và giám sát đánh giá hiện trường, chủ vườn ươm cây con, đơn vị chế biến gỗ; với số lượng là 18 người.
- Những người đưa tin then chốt là nguồn thông tin chính của đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA).
- Những người đưa tin then chốt được kỳ vọng có thể trả lời những câu hỏi về kiến thức và hành vi của các thành viên nhóm hộ trong tiến trình tạo rừng và quản lý rừng bền vững để được cấp chứng chỉ rừng. Họ thường nhận thức khách quan hơn về các công việc của nhóm hộ trồng rừng hơn các thành viên trong nhóm hộ.
2) Phỏng vấn nông dân
Dùng công cụ tự sự hay còn gọi là câu chuyện đời thường của nông dân tham gia dự án và không tham gia dự án về tiến trình tạo rừng và quản lý rừng trồng.
Công cụ tự sự là tổng hợp của ký ức và tưởng tượng của nông dân, số lượng mẫu là 50% của nhóm mẫu FFG thôn (4 FFG thôn/2 xã) là 41 nông hộ, số mẫu nông hộ không phải thành viên nhóm FFG là 17 nông hộ, lấy ngẫu nhiên và có quan tâm về giới.
Số lượng mẫu được phân bố theo bảng 2.1 (Danh sách chi tiết tại phụ lục 7, 8, 9, 10, 11).
Bảng 2.1. Số lượng mẫu nông hộ tham gia trong công cụ tự sự
Xã Số mẫu là thành viên của nhóm FFG thôn (hộ) Số mẫu không phải thành viên nhóm FFG thôn (hộ) Cộng (hộ) Có FSC Không FSC Cát Hiệp 14 9 8 31 Cát Lâm 11 7 9 27 Cộng 25 16 Tổng cộng 41 17 58
Phân tích thống kê, tổng hợp thông tin.
3) Thảo luận nhóm
Nhằm thống nhất các số liệu đã thu thập, kiểm tra mức độ chính xác của thông tin đã thu thập trong nhóm qua hình thức kiểm tra chéo.
- Thảo luận nhóm gồm các bên liên quan;
- Thảo luận nhóm nông dân trồng rừng cấp thôn tại hai xã Cát Lâm và Cát Hiệp (số mẫu là 10% số nhóm của mỗi xã).
2.4.1.3. Phương pháp thu thập số liệu trên các ô mẫu
Căn cứ vào bản đồ quy hoạch và thiết kế trồng rừng các năm, chọn các lô rừng trồng có cùng năm tuổi (5 - 7 năm) và có mật độ tương đối đồng nhất, trên một điều kiện lập địa nhất định, chọn 12 hộ nông dân là thành viên của nhóm FFG thôn (6 hộ có FSC và 6 hộ không có FSC) và 6 nông hộ không phải thành viên của nhóm FFG thôn, trên mỗi lô rừng của hộ được chọn mẫu đặt 1 ô tiêu chuẩn 100 m2 (10 m x 10 m) tiến hành mô tả ô tiêu chuẩn và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Đối với rừng keo lai 7 tuổi: chọn 1 hộ là thành viên của nhóm FFG thôn và có chứng chỉ rừng FSC, lập 3 Ô tiêu chuẩn và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Đối với rừng keo lai 5 tuổi: Lập tổng cộng 18 Ô tiêu chuẩn. Trong đó:
+ Mỗi xã chọn 3 hộ nông dân là thành viên nhóm FFG thôn có FSC, mỗi hộ có một lô rừng, mỗi lô rừng lập 1 ô tiêu chuẩn, như vậy mỗi xã có 3 ô tiêu chuẩn. Tổng cộng 2 xã có 6 ô tiêu chuẩn.
+ Mỗi xã chọn 3 hộ nông dân là thành viên nhóm FFG thôn không có FSC, mỗi hộ có một lô rừng, mỗi lô rừng lập 1 ô tiêu chuẩn, như vậy mỗi xã có 3 ô tiêu chuẩn. Tổng cộng 2 xã có 6 ô tiêu chuẩn.
+ Mỗi xã chọn 3 nông hộ không phải là thành viên nhóm FFG thôn, mỗi hộ có một lô rừng, mỗi lô rừng lập 3 ô tiêu chuẩn, như vậy mỗi xã có 3 ô tiêu chuẩn. Tổng cộng 2 xã có 6 ô tiêu chuẩn.
Đo toàn diện cây trong ô tiêu chuẩn qua các chỉ tiêu: chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tầm cao ngang ngực 1,3 m (D1.3 m).
- Điều tra cây bụi thảm tươi, độ che phủ, v.v…
- Xác định độ tàn che, độ đầy của tầng thảm mục, v.v… - Xác định độ dốc;
- Xác định độ xốp của đất bằng tay.