Hiệu quả của quản lý rừng trồng tiểu điền bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ trong quản lý rừng bền vững tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 92 - 93)

4. Tính mới của đề tài

4.1.3. Hiệu quả của quản lý rừng trồng tiểu điền bền vững

1) Năng suất rừng trồng:

Sinh trưởng của lâm phần keo lai trồng trên cấp đất II tại Phù Cát tăng trưởng nhanh, chưa đạt tuổi thành thục số lượng và trên đà tăng trưởng.

Sinh trưởng và năng suất lâm phần keo lai của nông hộ là thành viên nhóm FFG và lâm phần keo lai của nông hộ không là thành viên nhóm FFG có sự khác nhau do: (1) Sự khác biệt chất lượng sinh lý và chất lượng di truyền của cây giống, và (2) Khác biệt về mức độ thâm canh trong quá trình tạo rừng và nuôi dưỡng rừng. Điều này đem lại sự khác nhau về hiệu quả kinh tế.

2) Hiệu quả về kinh tế:

Qua kết quả nghiên cứu về giá trị thuần hiện tại và tỉ lệ nội hoàn cho thấy đầu tư kinh doanh rừng thương mại trên đất có cấp đất I và cấp đất II là có lãi, nếu có chọn giống có chất lượng di truyền bảo đảm, chất lượng sinh lý đạt chuẩn, trồng và chăm sóc, quản lý rừng tuân thủ quy trình kỹ thuật thì thu nhập cao hơn.

Rừng trồng thương mại tiểu điền thật sự tạo công ăn việc làm, thu nhập và góp phần giảm nghèo ở nông thôn.

3) Hiệu quả về bảo vệ môi trường là thấy rõ:

- Qua các tiêu chí kỹ thuật và môi trường trong quá trình chọn điểm và quy hoạch cảnh quan cấp xã;

- Quá trình thực hiện các khâu tạo rừng nông dân chấp hành các hoạt động canh tác lâm nghiệp thân thiện với môi trường (xử lý chất thải, sử dụng phân bón và quản lý dịch hại tổng hợp IPM);

- Bảo tồn đa dạng sinh học như để lại 5 cây/ha loài bản địa có giá trị kinh tế hay giá trị khác, trồng cây khác với cây giống quanh lô, trộn lẫn 3 dòng (hoặc nhiều hơn) trong một lô trồng rừng;

- Bảo vệ dòng chảy và giảm độ xói mòn đất. 4) Hiệu quả về xã hội:

- Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, tuân thủ công ước về lao động, bình đẳng giới trong quyền ra quyết định trong quá trình kinh doanh rừng trồng hộ gia đình;

- Bảo tồn các giá trị tâm linh và văn hóa địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ trong quản lý rừng bền vững tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)