Xã Cát Hiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ trong quản lý rừng bền vững tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 42 - 48)

4. Tính mới của đề tài

3.1.2. Xã Cát Hiệp

3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

1) Vị trí địa lý:

Xã Cát Hiệp nằm ở phía Tây huyện Phù Cát có diện tích tự nhiên 4.105,61 ha, nằm trong khoảng từ 13o59’30 đến 14o03’16 độ vĩ Bắc, 108o55’30 đến 109o

02o28’ độ kinh Đông. Xã có tuyến đường Tỉnh lộ 634, đường Tây tỉnh, đường Hội Vân - Tây tỉnh và đường Rộc Hội - Tây tỉnh chạy qua là tiềm năng và động lực phát triển kinh tế của xã.

- Ranh giới theo địa giới hành chính của xã: + Phía Bắc giáp : xã Cát Hanh, xã Cát Lâm. + Phía Nam giáp : xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn. + Phía Đông giáp : xã Cát Trinh và thị trấn Ngô Mây. + Phía Tây giáp : xã Bình Tân, huyện Tây Sơn. 2) Đặc điểm địa hình, khí hậu:

- Địa hình: Cát Hiệp là xã thuộc vùng bán sơn địa của huyện Phù Cát, có địa

hình tương đối bằng, diện tích đồi núi chủ yếu nằm ở phía Tây của xã, chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Địa hình thấp từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình khoảng 30 - 50 m so với mặt nước biển.

- Khí hậu: Cát Hiệp nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, thuộc khí hậu ven biển

Nam Trung Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12.

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 26OC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 23,3O

C (tháng 01) và trung bình tháng cao nhất là 30,5OC (tháng 6, tháng 7). Tổng tích ôn 9.950 OC.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 2.200 mm. Các tháng có lượng mưa lớn

nhất trong năm là tháng 10 và 11, chiếm khoảng 75% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 5 đến tháng 7.

- Độ ẩm không khí: Trung bình năm khoảng 80%, độ ẩm trung bình thấp nhất

(tháng 7) khoảng 65%, cao nhất (tháng 10 và tháng 11) khoảng 86%.

- Gió bão: Trong vùng có 2 hướng gió chính; gió mùa Đông Bắc thường thịnh

hành từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, gió Tây Nam thường thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 7 kèm theo khô nóng. Do nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 2-3 cơn/năm, tập trung từ tháng 9 - 11 trong năm.

Với đặc điểm khí hậu, mùa mưa bão lụt thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho sản xuất và cơ sở hạ tầng, mùa khô thiếu nước gây hạn hán cục bộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống cũng như quá trình sử dụng đất của địa phuơng. Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp làm cho tình hình sâu bệnh dễ phát sinh gây thiệt hại cho cây lúa và một số cây trồng khác.

Vị trí địa lý và địa hình của xã Cát Hiệp được thể hiện trong bản đồ 3.2 dưới đây.

Bản đồ 3.2. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng xã Cát Hiệp năm 2015 3) Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra đất theo phương pháp Quốc tế FAO - UNESCO của Hội khoa học đất tháng 6 năm 1996 cho thấy đất đai của xã Cát Hiệp có các nhóm đất sau:

* Nhóm đất xám (X): Chiếm phần lớn diện tích của xã với 6.377,66 ha, chiếm 92,32%, gồm các đơn vị đất sau:

- Đất xám điển hình cơ giới nhẹ (Xh-a đất là phản ứng chua, độ phì trung bình đến khá).

- Đất xám feralit đá nông (Xf-d1). - Đất xám feralit đá sâu (Xf-d2). - Đất xám feralit cơ giới nhẹ (Xf-a).

- Đất xám glây nông (Xg-g1): hình thành ở các địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của nước mặt và nước ngầm nhiều tháng liên tục trong năm.

- Đất xám glây kết von nông (Xg-fe1).

* Nhóm đất phù sa (P) có 1 đơn vị đất: Đất phù sa chua điển hình (Pc-h). * Nhóm đất tầng mỏng (E): Gồm 2 đơn vị đất sau:

- Đất tầng mỏng chua điển hình (Ec-h).

* Các loại đất khác: 2,98% diện tích tự nhiên của xã.

3.1.2.2. Tài nguyên

1) Tài nguyên đất:

Diện tích tự nhiên của xã: 4.105,61 ha. Trong đó phân bổ theo như bảng 3.4:

Bảng 3.4. Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 của xã Cát Hiệp

Số thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) * Tổng diện tích đất tự nhiên 4.105,61 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 3.551,80 86,51 1.1 Đất lúa nước DLN 529,37 12,89

1.2 Đất trồng lúa nương LUN - -

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 686,61 16,72

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 386,40 9,41

1.5 Đất rừng phòng hộ RPH - -

1.6 Đất rừng đặc dụng RDD - -

Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên DBT - -

1.7 Đất rừng sản xuất RSX 1.867,05 45,48

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS - -

1.9 Đất làm muối LMU - -

1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 82,58 2,01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 299,09 7,28

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1,64 0,04

2.2 Đất quốc phòng CQP 8,74 0,21

2.3 Đất an ninh CAN - -

2.4 Đất khu công nghiệp SKK - -

Số thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX - -

2.7 Đất cho họat động khoáng sản SKS - -

2.8 Đất di tích danh thắng DDT - -

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 10,00 0,24 2.10 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 3,25 0,08 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 98,61 2,40 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 15,66 0,38

2.13 Đất sông, suối SON 11,66 0,28

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 146,79 3,58

2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK - -

3 Đất chưa sử dụng CSD 192,64 4,69

4 Đất khu du lịch DDL - -

5 Đất khu dân cư nông thôn DNT 62,08 1,51

(Nguồn: UBND xã Cát Hiệp, 2012)

2) Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Cát Hiệp chỉ có vài kênh mương, suối nhỏ. Trong đó suối

Nước Nóng qua xã có chiều dài khoảng 3,2 km, tuy nhiên hầu hết các suối nhỏ thường cạn nước vào mùa khô nên nhu cầu tưới nước của xã thiếu trầm trọng. Hiện nay có dự án tuyến kênh mương Thuận Ninh đã xây dựng 4,2 km và tuyến kênh Văn Phong đang xây dựng sắp hoàn thành.

- Thủy văn: Trên địa bàn xã có các kênh mương lớn, nhỏ rải rác khắp xã cung cấp nước cho sản xuất và dân sinh. Thời gian qua, trên địa bàn xã đã xây dựng được một số công trình thuỷ lợi nhỏ gồm: các đập chứa, giếng khoan, giếng đào… phục vụ phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hàng năm vào mùa mưa ở các cánh đồng nước từ các gò cao đổ xuống, dâng cao đã gây ra hiện tượng ngập úng làm thiệt hại một phần đáng kể về lúa và hoa màu của nhân dân trên địa bàn xã.

- Nguồn nước ngầm: Cát Hiệp có trữ lượng nước ngầm tương đối lớn và chất

3.1.2.3. Nhân lực

- Dân số: Tính đến hết năm 2012 tổng dân số trên địa bàn xã là 7.535 người, với 2.029 hộ, 100% dân tộc kinh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 0,93%. Tình hình biến động dân số 5 năm qua hầu như chỉ có tăng tự nhiên, tăng cơ học không có, chất lượng dân số đã được cải thiện hơn so với trước đây; tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao 17,39%, được nêu trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hiện trạng dân số theo từng thôn của xã Cát Hiệp năm 2012

Số thứ tự Tên thôn

Hiện trạng 2012

Số người Số hộ

1 Thôn Hòa Đại 3.462 849

2 Thôn Hội Vân 2.029 580

3 Thôn Tùng Chánh 2.044 600

Tổng cộng: 7.535 2.029

(Nguồn: UBND xã Cát Hiệp, 2012)

- Lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 3.651 người, chiếm 48,45% dân số hiện có. Trong đó :

+ Lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm sản: 2.344 người, chiếm tỷ lệ 64,2%.

+ Lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ: 1.307 người, tỷ lệ 35,8%.

- Dân trí: Năm 2012 toàn xã đạt 100% phổ cập tiểu học, 95,97% phổ cập THCS, 92,5% được tiếp tục học Trung học (PT, bổ túc, học nghề), 60% số học sinh tốt nghiệp phổ thông thi đậu các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.

3.1.2.4. Nhận xét chung về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của xã

1) Thuận lợi:

- Xã Cát Hiệp có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có đường ĐT 634, đường Tây tỉnh, đường Hội Vân - Tây tỉnh và đường Rộc Hội - Tây tỉnh chạy qua địa bàn xã là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Có tiềm năng tài nguyên đất đai phong phú, là nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và chăn nuôi.

- Tốc độ phát triển dân số trung bình, nguồn lao động dồi dào.

- Được sự quan tâm của cấp trên đầu tư cơ sở hạ tầng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở địa phương mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

2) Khó khăn:

- Là xã nằm trong vùng bán sơn địa, có địa hình tương đối cao, nhiều gò, vì vậy thường gặp hạn hán cục bộ gây thiếu nước vào mùa nắng và lũ quét vào mùa mưa. Bên cạnh đó, còn chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ hàng năm đã gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế của địa phương. Toàn xã chưa có nguồn nước thủy lợi, chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho ngành trồng trọt.

- Phần lớn lao động chưa qua đào tạo, tập trung chủ yếu là lực lượng lao động nông thôn, hiệu quả lao động năng suất thấp.

- Việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi mang tính tự phát, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao, phương pháp khai thác tiềm năng lợi thế của xã chưa được quy hoạch đúng mức.

- Trình độ năng lực, quản lý dự án của cán bộ xã còn hạn chế, người dân còn nghèo nên việc đối ứng để xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ trong quản lý rừng bền vững tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)