Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 49 - 53)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Long Thành cùng tỉnh, phía tây bắc, tây và nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía

đông nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Một đoạn sông Đồng Nai- Nhà Bè là ranh giới

giữa thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch. Một đoạn sông Thị Vải là ranh giới giữa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch. Có tọa độđịa lý từ 106°45’16" - 107°01’55" kinh Đông và 10°31’33" - 10°46’59" vĩ Bắc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Nhơn Trạch là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên và trung du, do đó có địa

hình không bằng phẳng, có những vùng đồi gò lượn song và những vùng dốc thoải, có ba

tiểu vùng có các đặc điểm địa hình và thổnhưỡng khác nhau

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của Nhơn Trạch mang đặc tính chung của khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ ổn định quanh năm, chịu ảnh hưởng một thời gian ngắn đặc tính khí hậu vùng cao nguyên Bảo Lộc – Lâm Đồng, hầu như không có mùa đông, có 2 mùa rõ rệt:

Mùa khô: từtháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc mang đặc tính

của vành đai tính phong và khí hậu nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và hầu như không mưa. Tuy

nhiên, do vùng có những cánh rừng phía Bắc nên nhiệt độ không khí phần nào cũng được điều hòa, dịu mát đi so với thực chất của nó.

Mùa mưa: từtháng 5 đến tháng 10, cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng

Đông Nam Bộ, có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm và mưa nhiều. Ngoài ra, huyện

còn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu cao nguyên (Bảo Lộc – Lâm Đồng) nên lượng mưa

theo mùa thường lớn, đây là nguồn nước chính cung cấp nước cho hồ Trị An.

Mưa: do ảnh hưởng vùng cao nguyên Bảo Lộc – Lâm Đồng là sườn chắn gió tây

mang nhiều hơi ẩm từ biển Ấn Độ Dương nên lượng mưa ởNhơn Trạch tương đối lớn 2500 – 2800mm/năm, có sốngày mưa từ 150 – 170 ngày/năm. Lượng mưa thường phân bố theo mùa. Cụ thể:

+ Mùa mưa: chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa trong năm, mưa lớn cộng với địa

hình dốc làm tăng quá trình rửa trôi và xói mòn dẫn đến tình trạng phân hóa vỏ thổ nhưỡng nhanh.

+ Mùa khô: lượng mưa từ 10 – 15% tổng lượng mưa trong năm, lượng bốc hơi cao

(chiếm 64 – 67% tổng lượng bốc hơi trong năm) dẫn đến quá trình khoáng hóa chất hữu cơ nhanh, dung tích hòa tan các chất Secquixoyt sắt, nhôm ở tầng sâu dịch chuyển lên trên bị oxy hóa tạo kết von và đá ong. Đây là hiện tượng chung của vùng trung du và miền núi.

Có hai hướng gió chính và thổi theo mùa. Mùa khô có gió Đông Bắc (khô và

3.1.1.4. Tài nguyên đất Bảng 3.1. Thống kê diện tích các các loại đất TT Tên đất Din tích (ha) T l (%) I Nhóm đất phù sa 19.730 48,2 1 Đất phèn tiềm tàng sâu 3.868 9,5 2 Đất phèn hoạt động sâu, mặn 832 2,0 3 Đất phèn tiềm tàng nông, mặn 10.836 26,5 4 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn 4.194 10,3 II Nhóm đất Gley 1.138 2,8 1 Đất gley phèn tiềm tàng sâu 1.138 2,8 III Nhóm đất cát bin 613 1,5 1 Đất cát biển mới biến đổi 613 1,5 IV Nhóm đất xám 12.585 30,8 1 Đất xám cơ giới nhẹ, vàng nhạt 5.363 13,1

2 Đất xám cơ giới nhẹ, rất nghèo bazơ 5.047 12,3

3 Đất xám gley, cơ giới nhẹ 1.673 4,1

4 Đất xám nhiều kết von, nông 503 1,2

Tng diện tích điều tra 34.065 83,3 Diện tích không điều tra 6.852 16,7 Tng din tích t nhiên 40.917 100

- Nhóm đất phù sa 19.730 ha, phân bố ở vùng thấp phía Bắc, phía Đông và Nam huyện. Trong nhóm đất này có 3.868 ha đất phèn tiềm tàng sâu, không hoặc ít bị

ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch mặn, là nơi trồng hai vụ lúa chắc; đất phèn

tiềm tàng sâu mặn 4.194 ha, phân bố trong khu vực thủy lợi ông Kèo; đất mặn trung bình do nước mạch mặn hoặc do tồn dư muối trong đất chưa bị rửa trôi hết, hiện cấy

một vụlúa mùa mưa.

- Nhóm đất gley phèn 1.138 ha, phân bố ven chân đồi ở xã Vĩnh Thanh và

Hiệp Phước. Đây là vùng sản xuất lúa năng suất cao, hầu hết cấy lúa 2 vụ, một số

nơi trồng 3 vụ.

- Nhóm đất cát biển 613 ha; phân bốở xã Phước An và một phần xã Long Thọ.

Nguồn gốc do cát biển hình thành; phần lớn diện tích này bỏ hoang hoặc khai thác cát cho xây dựng, một sốnơi trồng điều, cây ăn trái, hoa màu.

- Nhóm đất xám chiếm toàn bộvùng đồi gò của huyện, diện tích 12.585 ha. Đất

được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ và có thành phần cơ giới nhẹđến trung bình, tỷ lệ cát khoảng 75 - 80%, tầng đất dày trên 1 m; độ dốc hầu hết dưới 30 trừ một ít diện

tích ven sườn đồi phía Bắc và phía Đông trên 80.

Ngoài ra, huyện còn có quỹđất khá rộng với gần 41 ngàn ha trong đó đất nông nghiệp chiếm trên 60% diện tích tự nhiên nên có nhiều thuận lợi cho việc lựa chọn và xây dựng các KDC với chi phí đền bù giải tỏa thấp.

3.1.1.5. Thực trạng môi trường

Theo báo cáo của cơ quan quản lý môi trường tỉnh Đồng Nai vềmôi trường trên địa bàn huyện Nhơn Trạch: chất lượng các thành phần môi trường nhìn chung đạt tiêu

chuẩn nhưng vẫn xuất hiện các nguy cơ phát sinh ô nhiễm cục bộ. Kinh tế huyện phát

triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, diện tích đất rừng và mặt nước chiếm gần 53% diện tích tự nhiên, công nghiệp chưa phát triển mạnh nên tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi công nghiệp không lớn. Tuy nhiên, huyện vẫn chịu ảnh chung tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, mùa khô kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước mặt, khí hậu thất thường ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng; các mạch nước ngầm khai thác không hợp lý, nhiều giếng bị ô nhiễm hoặc chất lượng nước không đảm bảo.

Tình trạng xả rác bừa bãi trong khu dân cư, chất thải từcác cơ sở sản xuất công nghiệp, rác thải y tế... dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiếm môi trường ởđịa phương.

Huyện chưa có hệ thống xử lý nước thải đồng bộ và hoàn chỉnh. Ở các khu vực

đông dân, ven Quốc lộ 20, các tuyến đường chính có hệ thống thoát nước nhưng chưa

hoàn chỉnh. Ở các khu vực còn lại hầu như nước mưa và nước thải sinh hoạt tự thấm hoặc chảy tràn qua các suối. Các khu, cụm công nghiệp chưa quan tâm đến xử lý nước thải công nghiệp theo tiêu chuẩn.

Huyện có thế mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng chủ yếu là

nằm trong các khu dân cư tập trung, nhiều hộgia đình chưa thực hiện đúng quy định

về bảo vệmôi trường. Rác thải, nước thải không qua xử lý, phân loại được thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước và không khí. Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng

không đúng cách dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và nước.

Rừng đầu nguồn khai thác trái phép dẫn đến mùa mưa hay xảy ra sạt lở, xói mòn đất; ngoài ra diện tích rừng giảm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học và lọc không khí. Là huyện có diện tích rừng lớn trong tỉnh và có vai trò quan trọng trong bảo

vệ môi trường khu vực đầu nguồn sông Đồng Nai và lòng hồ Trị An, các nhà chức

trách đã có nhiều biện pháp được triển khai thực hiện nhằm bảo vệ, cải thiện môi

trường như: tăng cường tuần tra, kiểm soát trong các khu rừng phòng hộ, thực hiện các

dự án về bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu phục hồi rừng đầu nguồn, tuyên truyền người dân về ý thức bảo vệ rừng....Đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

- Để đạt nhiều kết quảhơn nữa, chính quyền cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong hoạt động bảo vệ môi trường. Vấn đề quy hoạch cần được

quan tâm hơn, lồng ghép quy hoạch môi trường với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội

trên địa bàn nhằm đảm bảo sự bền vững. Tuyên truyền ý thức bảo vệmôi trường đến

tất cảngười dân là một yếu tố quan trọng trong công tác cải tạo và bảo vệmôi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)