Phương pháp xử lý số liệu 24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giai đoạn 2018 2020 tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 31)

* Phương pháp thống kê: Sử dụng phần mềm Excel để thống kê các số liệu có liên quan tới công tác cấp GCNQSDĐ để tổng hợp làm căn cứ cho phân tích số liệu đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài.

* Phương pháp kế thừa: Sử dụng các kết quả có sẵn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh: Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập, tổng hợp được để lựa chọn các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan.

* Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo: Tổng hợp tài liệu, so sánh để làm

Phần IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Lộc Bình là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn có dân số khoảng 78.500 người. Nằm về phía Đông Bắc của tỉnh và cách thành phố Lạng Sơn 24 km đi theo đường QL4B, có giới hạn toạ độ địa lý và tiếp giáp ranh giới như sau:

Từ 21º29'26'' - 21º51'58'' vĩ độ bắc. Từ 106º54'11'' - 106º44'59'' kinh độ đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Cao Lộc và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa + Phía Đông giáp huyện Đình Lập

+ Phía Tây giáp huyện Chi Lăng

+ Phía Nam giáp huyện Đình Lập và tỉnh Bắc Giang.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Lộc Bình nằm trong lưu vực sông Kỳ Cùng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 352 m, cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn 1.541 m. Địa hình huyện nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, và phân thành 3 vùng tương đối rõ rệt. Vùng đồi núi cao, Vùng đồi núi thấp và Vùng thung lũng bằng.

4.1.1.3. Khí hậu

Do đặc điểm của địa hình nên trên địa bàn huyện có 2 tiểu vùng khí hậu: - Tiểu vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn: Mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 21-260C, mùa đông lạnh giá chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc, nhiệt độ có ngày đạt -20 C. Khí hậu đối với tiểu vùng Mẫu Sơn trong sản xuất nông lâm nghiệp chỉ thích hợp đối với các loại cây trồng vùng ôn đới (đào, lê, mận..) ngoài ra trong phát triển kinh tế thì khí hậu khu vực Mẫu Sơn rất thích hợp cho việc phát triển ngành du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.

- Vùng khí hậu thung lũng sông Kỳ Cùng: Vùng có địa hình lòng chảo thấp trũng về mùa hè nóng bức, nhiệt độ cao nhất có ngày lên tới 37 - 380 C. Đối với tiểu vùng khí hậu này trong sản xuất nông nghiệp thích hợp cho việc trồng cây vùng nhiệt đới như vải, nhãn, bưởi... và trồng lúa nước.

Nhìn chung đặc điểm khí hậu của Lộc Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô, lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

4.1.1.4. Hệ thống thủy văn:

Trên địa bàn huyện Lộc Bình có hệ thống sông Kỳ Cùng và các phụ lưu của sông cùng với hệ thống ao, hồ chi phối nguồn nước. Ngoài ra còn có vùng đầu nguồn của các chi lưu sông Lục Nam (hệ thống sông Thái Bình) thuộc vùng các xã phía Nam của huyện. Mật độ sông suối trong huyện khoảng 0,88 km/km2.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.

Nền kinh tế của huyện trong giai đoạn 2010 - 2020 có tốc độ tăng trưởng khá tổng sản phẩm hàng năm bình quân tăng khoảng 10,70 % Trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2016: Tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng 11,37%; trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tăng 5,25%; ngành công nghiệp - xây dựng 25,14% dịch vụ 15,80%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2016 là 5,08 triệu đồng, tương đương 318 USD;

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng 10,02 %; trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tăng 3,95 %; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 18,62% ; dịch vụ tăng 11,01 %. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2020 là 12,09 triệu đồng.

 Về sản xuất nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp những năm qua vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của huyện và đã đạt được những kết quả như sau:

+ Trồng trọt: Trong nhóm cây hàng năm, các loại cây lương thực có diện tích tương đối ổn định, trong khi đó các loại cây công nghiệp có xu hướng tăng.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2019 là 12.450 ha, bình quân hàng năm ổn định từ 12,5 - 13 nghìn ha.

+ Chăn nuôi: Giá trị sản xuất chăn nuôi (giá trị thực tế) năm 2020 đạt 293,3 tỷ đồng, chiếm 29% trong cơ cấu nghành nông nghiệp (theo giá so sánh 2004 là 145,31 tỷ đồng). Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm qua các năm từ 2015 đến 2020 đều có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng mức độ tăng trưởng chậm.

+ Về lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện Lộc Bình năm 2014 là 75.860,17 ha, chiếm 76,9 % tổng diện tích tự nhiên.

 Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ổn định. Trên địa bàn huyện đã có nhà máy nhiệt điện Na Dương, công ty Than Na Dương ở Thị trấn Na Dương ngày càng mở rộng về quy mô và công suất sản xuất. Sản phẩm chủ yếu là điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh và các tỉnh vùng núi phía bắc.

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2014 đạt 57,00 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2014 đạt 09%/năm.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hạ tầng giao thông huyện Lộc Bình có 2 loại hình chính là: Giao thông đường bộ, giao thông đường sắt. Đường sông chưa phát triển do địa hình đồi núi, sông nhỏ và dốc (nhiều ghềnh thác). Không có đường hàng không.

4.1.2.3. Dân số và lao động Dân số

Lộc Bình chủ yếu có các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu. Dân cư huyện Lộc Bình phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện. Mật độ dân cư trung bình của huyện năm 2018 là 124 người/km2 trong đó thị trấn Lộc Bình có mật độ cao nhất huyện là 2079,4 người/km2, thị trấn Na Dương có mật độ là 829,7 người/km2, ở các xã vùng cao mật độ dân cư rất thấp, thấp nhất là xã Mẫu Sơn (30,6 người/km2) và xã Tĩnh Bắc (42,2 người/km2).

Lao động

Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp năm 2018: Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực các nghề nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm tỷ lệ tới 75% tổng số lao động; lao động làm việc trong các ngành CN - XD khai thác mỏ than, chiếm 8%, các ngành thương mại, dịch vụ chiếm 13%, còn lại là cán bộ công chức Nhà nước, giáo viên các cấp, y bác sỹ v.v...

4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Thuận lợi - Thuận lợi

+ Điều kiện tự nhiên

Huyện có trục đường QL4B từ thành phố Lạng Sơn đi Quảng Ninh chạy qua thị trấn Lộc Bình và cách cửa khẩu Chi Ma giáp với nước láng giềng Trung Quốc (khoảng 15 km). Nên vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi trong thương mại, dịch vụ, khai thác tiềm năng đất đai, giao lưu, trao đổi hàng hoá, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, khai thác sức lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Kinh tế - xã hội

Nền kinh tế đã và đang dịch chuyển đúng hướng, tăng dần tỷ trọng nghành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá.

Công tác văn hóa, y tế, giáo dục... dần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu của người dân và sự phát triển của huyện.

Nhân dân trong huyện có truyền thống lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, là nguồn nhân lực dồi dào, đây là động lực để phát triển kinh tế.

Lực lượng lao động trẻ, chất lượng lao động ngày càng tăng, đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Khó khăn

- Do diện tích chủ yếu là đồi núi đốc nên quỹ đất bằng phẳng để xây dựng cơ sở hạ tầng ít nên việc xây dựng các công trình gặp nhiều khó khăn

- Phải chịu sức ép mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, khó khăn trong việc xây dựng cơ sở sản xuất công nghệ cao, công nghệ sạch có quy mô lớn.

- Môi trường nước, không khí, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng cần có biện pháp tích cực bảo vệ để sử dụng bền vững.

+ Kinh tế - xã hội

Tuy đạt được những kết quả nhưng nhìn chung vẫn còn những mặt tồn tại: Trong sản xuất nông nghiệp kết quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa có các cơ sở sản xuất có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Xuất phát điểm thấp, ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa có nhiều điều kiện để phát triển nên khu vực kinh tế này còn gặp nhiều khó khăn, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện vẫn phát triển một cách tự phát, thiếu tập trung, chưa đầu tư cơ sở vật chất và đa dạng hóa sản phẩm. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện chưa mang tính đột phá.

Xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước, nước sạch, thiếu tính đồng bộ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phúc lợi công cộng như trường học, văn hóa, thể thao... còn thiếu, nhiều công trình nhỏ chưa đủ diện tích đạt chuẩn. Các công trình công cộng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân chưa nhiều.

Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao. Đặc biệt trong giai đoạn tới với sự phát triển của huyện yêu cầu cần đặt ra phải có nguồn lao động có chất lượng.

Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu đô thị hóa, trong nhưng năm tới cần dành quỹ đất khá lớn để xây dựng các công trình kinh tế (các cơ sở kinh doanh - dịch vụ), các công trình công cộng (trường học, trạm y tế, khu văn hóa thể thao…). Đây là vấn đề gây áp lực rất lớn đối với đất đai của huyện.

của huyện Lộc Bình.

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Lộc Bình năm 2020 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 STT Mục đích sử dụng Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích tự nhiên 98.642,7 100 1 Đất nông nghiệp NNP 88977,9 90,2

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12755,9 12,9 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11019,6 11,2 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6199,6 6,3 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4820,1 4,9 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1736,3 1,8 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 75928,8 77,0 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 57354,2 58,1 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 18574,6 18,8 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 291,7 0,3 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,5 0,0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7440,3 7,5

2.1 Đất ở OTC 939,8 1,0 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 828,4 0,8 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 111,4 0,1 2.2 Đất chuyên dùng CDG 4629,8 4,7 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 11,8 0,0 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1786,9 1,8 2.2.3 Đất an ninh CAN 1,5 0,0 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 79,0 0,1 2.2.5 Đất sản suất kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 159,2 0,2 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 2591,5 2,6 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,1 0,0 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 24,0 0,0 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà NTD 79,3 0,1

tang lễ, NHT

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1499,0 1,5 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 266,1 0,3 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,3 0,0

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 2.224,5 2,3

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 207,5 0,2 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2017,0 2,0

(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường Lộc Bình)

Qua bảng 4.1 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 98.642,7 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 88.977,9 ha, chiếm 90,2 %. - Đất phi nông nghiệp: 7.440,3 ha, chiếm 7,5%. - Đất chưa sử dụng: 2.224,5 ha, chiếm 2,3%. 4.2.2 Tình hình quản lý đất đai

Cùng với việc đổi mới pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước đã đặt nhiệm vụ cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách thể chế hành chính Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy được tính tự chủ của địa phương.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, nền kinh tế của huyện Lộc Bình đã có sự thay đổi tăng trưởng kinh tế có hiệu quả, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng, xác định rõ nhiệm vụ của công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

4.2.3. Tình hình ban hành và thực hiện các văn bản

Nhằm cụ thể hóa các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính phủ cũng như ở tỉnh Lạng Sơn, huyện Lộc Bình đã ban hành một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến 21 xã, thị trấn và các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn. Các văn bản được ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý

đất đai có hiệu quả, đúng pháp luật.

4.2.4 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:

Đến nay huyện Lộc Bình đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính với các huyện, tỉnh lân cận. Việc phân vạch địa giới hành chính được xác định ngày từ ngày đầu thành lập, ranh giới rõ ràng, hiện trạng không có tranh chấp với các huyện, tỉnh giáp ranh.

Huyện Lộc Bình đã phối hợp với các huyện có đường địa giới giáp ranh xây dựng xong bản đồ địa giới hành chính và lập xong hồ sơ địa giới hành chính, việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính là tài liệu để địa phương sử dụng trong công tác quản lý Nhà nước và làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.

* Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại cần tháo gỡ + Thuận lợi:

- Các cơ quan nhà nước đã ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn như Nghị định, Thông tư, Chỉ thị và các văn bản hướng dẫn chuyên môn khác của các bộ, ngành, các tỉnh…

- Có sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Đất đai.

- Nhận thức của nhân dân ngày càng được nâng cao. + Khó khăn:

- Một số các quy định trong Luật Đất đai chưa phù hợp với thực tế trong đời sống xã hội, các điều luật quy định chưa có tính thống nhất với một số ngành luật khác dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc.

Nội dung các văn bản hướng dẫn còn phân tán trong nhiều các văn bản của bộ, ngành và nội dung chưa có tính thống nhất cao, còn chồng chéo, khó hiểu, khó thực hiện….

4.2.5. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giai đoạn 2018 2020 tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)