NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ GIAI ĐOẠN 2018-2020 43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giai đoạn 2018 2020 tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 59)

33 -

4.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ GIAI ĐOẠN 2018-2020 43

GCNQSDĐ giai đoạn 2018 - 2020

4.4.1. Thuận lợi

Tính đến ngày 12/12/2020 huyện Lộc Bình đã cấp đất ở cho 289 hộ và đất nông nghiệp là 735 hộ tương đương 1.547 GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên toàn huyện. Đạt được kết quả này là do các yếu tố thuận lợi sau:

Huyện có đội ngũ lãnh đạo quản lý tốt, giám sát và chỉ đạo công việc nhiệt tình, xát xao.

Giảm bớt các thủ tục rườm rà, phân định rõ trách nhiệm xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp đất đai, công bố công khai

các trường hợp đủ điều kiện.

UBND huyện đã thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân viên chức cũng như cán bộ địa chính tại các xã, thị trấn để nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn về công tác cấp GCNQSDĐ.

Toàn Huyện có 46 cán bộ địa chính/21 xã, thị trấn có trình độ, năng nổ và nhiệt tình với công việc.

Đất sử dụng tương đối ổn định, ít có tranh chấp, lấn chiếm thuận lợi cho công tác quản lá quỹ đất và sử dụng có hiệu quả.

4.4.2. Khó khăn

Công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường thường xuyên có những nhiệm vụ phát sinh, khối lượng công việc chuyên môn lớn, mang tính đa dạng và phức tạp.

Công tác đo đạc bản đồ chính không được thực hiện gắn liền với công tác cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất cho nhân dân, để kéo dài nhiều năm, do đó nhiều thửa đất đã bị biến động. Một số hồ sơ, tài liệu thất lạc nên công tác cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý nhà nước về đất đai ở một số cơ sở còn thiếu chặt chẽ, không kiên quyết, còn để xảy ra tình trạng một số hộ dân sử dụng đất sai mục đích, mua bán chuyển nhượng trái phép, biến động không còn phù hợp với nguồn gốc và hồ sơ địa chính.

Trong những năm trước do có nhiều trường hợp tự ý làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp nhưng chưa được xử lý dứt điểm, đến nay hồ sơ thất lạc nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn.

Một số xã, thị trấn công tác cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính trong những năm trước đây thực hiện chưa tốt; công tác dẫn đạc, đo đạc bản đồ địa chính còn để xẩy ra tình trạng chồng lấn khu vực giáp ranh giữa các đơn vị hành chính.

Chính sách luân chuyển công tác của cán bộ địa chính dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm giữa cán bộ thời kì trước và thời kì sau, xảy ra hiện tượng ngâm hồ sơ và phải làm lại hồ sơ.

Trước đây, quy định về lưu trữ hồ sơ, tài liệu chưa thực sự chặt chẽ, việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu chưa tốt cũng gây ra một số khó khăn trong công tác quản lý hiện nay.

Kiến thức về pháp luật trong quản lý đất đai của một số tổ chức, cá nhân sử dụng đất còn nhiều hạn chế nên việc chấp hành pháp luật và thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất còn chưa tự giác.

4.4.3. Giải pháp

Để đáp ứng được mục tiêu phát triển của đất nước nói chung và ngành quản lý đất đai nói riêng UBND huyện cần quan tâm hơn nữa để hạn chế những vi phạm trong pháp luật đất đai.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến mọi người dân bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như nơi thực hiện các thủ tục, tuân theo các thủ tục của pháp luật về quản lý đất đai, nhất là hiểu về tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở, tăng cường trang thiết bị cho công tác quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất như công nghệ thông tin, số hóa bản đồ…

Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giải quyết dứt điểm những tồn đọng, vướng mắc trong công tác và rà soát lại để cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ được giao đất không đúng thẩm quyền mà đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Kiểm tra, rà soát lại những hộ chưa được cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn, những hộ được cấp trùng để có kế hoạch triển khai công việc một cách hợp lý.

Phải xem việc cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một dịch vụ hành chính công phục vụ nhân dân, là trách nhiệm

của cơ quan Nhà nước.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân đi đăng ký cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng cách hướng dẫn những hộ có nhu cầu cấp giấy chứng nhận hoàn thiện trình tự thủ tục theo đúng quy định.

Tăng cường cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế một cửa hiện nay thành cơ chế một cửa liên thông, xây dựng văn minh công sở để tạo niềm tin cho nhân dân khi đi làm thủ tục.

Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực chuyên môn, khuyến khích cán bộ ứng dụng công nghệ trong công việc.

Hoàn thiện và bổ sung hệ thống bản đồ địa chính, hiện nay huyện Lộc Bình chủ yếu sử dụng bản đồ địa chính giấy và bản đồ địa chính file số. Tuy nhiên bản đồ địa chính giấy không đầy đủ, các loại bản đồ nhàu nát, khó khăn trong quá trình làm việc.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

giai đoạn 2018-2020 tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”. Cho thấy:

* Về điều kiện tự nhiên, KTXH: Lộc Bình là một huyện miền núi, biên

giới, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn Huyện có 19 xã và 02 thị trấn, có tổng diện tích đất của đơn vị hành chính là 98.642,7 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Cao Lộc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. - Phía Đông giáp huyện Đình Lập.

- Phía Tây giáp huyện Chi Lăng, huyện Cao Lộc. - Phía Nam giáp huyện Đình Lập và tỉnh Bắc Giang.

Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế của huyện Lộc Bình tương đối nhanh, dân cư sinh sống chủ yếu là nông lâm nghiệp, thương mại - dịch vụ, khu vực kinh tế nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Lộc Bình là huyện thuần nông vì vậy khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của huyện. Sản xuất nông nghiệp từng bước được chuyển đổi do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đem lại sản lượng, năng suất cao hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ và phát triển nền nông lâm nghiệp bền vững nhất là phát triển rừng. Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo đà tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

* Tình hình quản lý đất đai: Nhìn chung việc quản lý, sử dụng đất của các

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hiện nay khá ổn định, trên cơ sở hồ sơ địa chính đã được lập, cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên, hệ

thống hồ sơ địa chính mới được thành lập, kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đo đạc lập bản đồ địa chính, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn không ít những khó khăn cần được giải quyết như việc sử dụng đất trái mục đích, tranh chấp đất đai, đặc biệt là những trường hợp tranh chấp đã kéo dài nhiều năm.

Tính đến ngày 10/12/2020 huyện Lộc Bình có tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 98.642,7 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 88.977,9 ha, chiếm 90,2 %. - Đất phi nông nghiệp: 7.440,3 ha, chiếm 7,5%. - Đất chưa sử dụng: 2.224,5 ha, chiếm 2,3%.

Diện tích đất lâm nghiệp với 75.928,8 ha chiếm 77,0% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng sản xuất phục hồi qua nhiều năm sau quá trình khoanh nuôi, bảo vệ diện tích đất trống, đồi núi trọc. Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và nhận thức của nhân dân về lợi ích kinh tế từ rừng mang lại ngày càng được cải thiện, nâng lên, việc bảo vệ và phát triển rừng từng bước có kết quả, điều đó đã khẳng định được sự phát triển kinh tế từ ngành sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển nguồn tài nguyên rừng của địa phương.

Diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ nhỏ với 6.199,6 ha, chỉ chiếm 6,3% tổng diện tích tự nhiên, vì vậy việc bảo vệ, phát triển quỹ đất trồng lúa từ các loại đất trồng cây hàng năm khác của địa phương càng phải được chú trọng hơn nữa trên cơ sở phát triển hệ thống thuỷ lợi, đầu tư giống, thâm canh tăng vụ để đảm bảo an ninh lương thực của địa phương và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Diện tích đất chưa sử dụng với 2.224,5 ha chiếm 2,3% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đồi núi chưa sử dụng. Diện tích đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng cần tiếp tục được cải tạo, sử dụng có hiệu quả vào các mục đích khác. Do vậy, trong những năm tới các cấp uỷ, chính quyền, các ngành chức năng có liên quan cần có những chủ trương, biện pháp hợp lý khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển loại rừng.

* Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

giai đoạn 2018-2020: Trong giai đoạn 2018-2020 huyện Lộc Bình đã cấp được

1.547 GCNQSDĐ với diện tích là 1.386,92ha, chiếm 79,43% tổng diện tích đất cần cấp, cụ thể:

- Năm 2018 huyện Lộc Bình đã cấp được 421 hồ sơ với 543 GCNQSDĐ, diện tích là 343,00ha, chiếm 74,47% tổng diện tích đất cần cấp.

- Năm 2019 huyện Lộc Bình đã cấp được 530 hồ sơ với 554 GCNQSDĐ, diện tích là 147,25ha, chiếm 82,12% tổng diện tích đất cần cấp.

- Năm 2020 huyện Lộc Bình đã cấp được 433 hồ sơ với 450 GCNQSDĐ, diện tích là 896,67ha, chiếm 86,93% tổng diện tích đất cần cấp.

Ngoài kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân dẫn đến tiến độ cấp GCNQSDĐ còn chưa triệt để.

+ Hồ sơ cấp giấy chứng nhận còn nhiều sai xót + Số hồ sơ không đủ điều kiện còn nhiều

+ Còn hộ sử dụng đất tranh chấp, lấn chiếm, nằm trong quy hoạch.

* Sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ của mỗi xã là

khác nhau nên mức độ hiểu biết về việc cấp GCNQSDĐ cũng khác nhau, nguyên nhân chính là do trình độ nhận thức của người dân ở từng xã là khác nhau. Trình độ nhận thức và hiểu biết của người dân về GCNQSDĐ là cao nhất sau đó đến trình tự và thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên những khó khăn hay gặp trong công tác cấp GCNQSDĐ lại hay gặp như điều kiện để được cấp GCNQSDĐ, không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính, tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở… vì vậy bên cạnh biện pháp tuyên truyền pháp luật đất đai một cách rộng rãi tới người dân

5.2. Đề nghị

Qua tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện trong thời gian qua, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ địa chính xã, thị trấn và những người trực tiếp tham gia áp dụng những công nghệ mới đặc biệt là công nghệ tin học và số hóa bản đồ trong lĩnh vực quản lý về đất đai nói chung và công tác cấp

GCNQSD đất nói riêng.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất theo định kỳ, xử lý kịp thời và nghiêm minh các trường hợp vi phạm chính sách pháp luật đất đai. Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích trong quá trình cấp GCNQSDĐ.

- Đối với những hộ chưa kê khai đăng ký thì cần có biện pháp để khuyến khích họ đến đăng ký cấp giấy chứng nhận. Còn đối với những hộ còn thiếu sót thì tiến hành rà soát lại để cấp giấy chứng nhận cho các hộ đó.

- Những hộ không được cấp giấy do đất đó có lấn chiếm thì tiến hành thẩm định lại diện tích, xác định phần diện tích lấn chiếm và phạt tiền phần diện tích đó.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường cần thường xuyên tổ chức giao ban cán bộ địa chính các xã, thị trấn để thông qua đó nắm chắc tình hình thực hiện ở các địa phương, từ đó đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể có tính khả thi cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,

2.Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính,

3.Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngvề bản đồ địa chính.

4.Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

5.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Giao đất, thu hồi đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

6. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai,

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

7.Nguyễn Khắc Thái Sơn (2008), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

8. Nguyễn Thị Lợi (2007), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Quốc hội (2013), Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

10. Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 23/3/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp huyện, uỷ ban nhân dân cấp xã tỉnh lạng sơn.

II. Tài liệu từ Internet

11. Cổng thông tin điện tử văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn. http://www.vanphongdientu.langson.gov.vn/

12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn. https://tnmt.langson.gov.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giai đoạn 2018 2020 tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)