- Thuận lợi
+ Điều kiện tự nhiên
Huyện có trục đường QL4B từ thành phố Lạng Sơn đi Quảng Ninh chạy qua thị trấn Lộc Bình và cách cửa khẩu Chi Ma giáp với nước láng giềng Trung Quốc (khoảng 15 km). Nên vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi trong thương mại, dịch vụ, khai thác tiềm năng đất đai, giao lưu, trao đổi hàng hoá, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, khai thác sức lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
+ Kinh tế - xã hội
Nền kinh tế đã và đang dịch chuyển đúng hướng, tăng dần tỷ trọng nghành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá.
Công tác văn hóa, y tế, giáo dục... dần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu của người dân và sự phát triển của huyện.
Nhân dân trong huyện có truyền thống lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết, là nguồn nhân lực dồi dào, đây là động lực để phát triển kinh tế.
Lực lượng lao động trẻ, chất lượng lao động ngày càng tăng, đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Khó khăn
- Do diện tích chủ yếu là đồi núi đốc nên quỹ đất bằng phẳng để xây dựng cơ sở hạ tầng ít nên việc xây dựng các công trình gặp nhiều khó khăn
- Phải chịu sức ép mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, khó khăn trong việc xây dựng cơ sở sản xuất công nghệ cao, công nghệ sạch có quy mô lớn.
- Môi trường nước, không khí, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng cần có biện pháp tích cực bảo vệ để sử dụng bền vững.
+ Kinh tế - xã hội
Tuy đạt được những kết quả nhưng nhìn chung vẫn còn những mặt tồn tại: Trong sản xuất nông nghiệp kết quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa có các cơ sở sản xuất có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Xuất phát điểm thấp, ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa có nhiều điều kiện để phát triển nên khu vực kinh tế này còn gặp nhiều khó khăn, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện vẫn phát triển một cách tự phát, thiếu tập trung, chưa đầu tư cơ sở vật chất và đa dạng hóa sản phẩm. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện chưa mang tính đột phá.
Xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước, nước sạch, thiếu tính đồng bộ.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phúc lợi công cộng như trường học, văn hóa, thể thao... còn thiếu, nhiều công trình nhỏ chưa đủ diện tích đạt chuẩn. Các công trình công cộng phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân chưa nhiều.
Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao. Đặc biệt trong giai đoạn tới với sự phát triển của huyện yêu cầu cần đặt ra phải có nguồn lao động có chất lượng.
Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu đô thị hóa, trong nhưng năm tới cần dành quỹ đất khá lớn để xây dựng các công trình kinh tế (các cơ sở kinh doanh - dịch vụ), các công trình công cộng (trường học, trạm y tế, khu văn hóa thể thao…). Đây là vấn đề gây áp lực rất lớn đối với đất đai của huyện.