Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 STT Mục đích sử dụng Mã Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích tự nhiên 98.642,7 100 1 Đất nông nghiệp NNP 88977,9 90,2
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12755,9 12,9 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11019,6 11,2 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6199,6 6,3 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4820,1 4,9 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1736,3 1,8 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 75928,8 77,0 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 57354,2 58,1 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 18574,6 18,8 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 291,7 0,3 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,5 0,0
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7440,3 7,5
2.1 Đất ở OTC 939,8 1,0 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 828,4 0,8 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 111,4 0,1 2.2 Đất chuyên dùng CDG 4629,8 4,7 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 11,8 0,0 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1786,9 1,8 2.2.3 Đất an ninh CAN 1,5 0,0 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 79,0 0,1 2.2.5 Đất sản suất kinh doanh phi nông
nghiệp CSK 159,2 0,2 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 2591,5 2,6 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,1 0,0 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 24,0 0,0 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà NTD 79,3 0,1
tang lễ, NHT
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1499,0 1,5 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 266,1 0,3 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,3 0,0
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 2.224,5 2,3
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 207,5 0,2 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2017,0 2,0
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường Lộc Bình)
Qua bảng 4.1 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 98.642,7 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 88.977,9 ha, chiếm 90,2 %. - Đất phi nông nghiệp: 7.440,3 ha, chiếm 7,5%. - Đất chưa sử dụng: 2.224,5 ha, chiếm 2,3%. 4.2.2 Tình hình quản lý đất đai
Cùng với việc đổi mới pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước đã đặt nhiệm vụ cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách thể chế hành chính Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy được tính tự chủ của địa phương.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, nền kinh tế của huyện Lộc Bình đã có sự thay đổi tăng trưởng kinh tế có hiệu quả, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng, xác định rõ nhiệm vụ của công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
4.2.3. Tình hình ban hành và thực hiện các văn bản
Nhằm cụ thể hóa các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính phủ cũng như ở tỉnh Lạng Sơn, huyện Lộc Bình đã ban hành một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến 21 xã, thị trấn và các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn. Các văn bản được ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý
đất đai có hiệu quả, đúng pháp luật.
4.2.4 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:
Đến nay huyện Lộc Bình đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính với các huyện, tỉnh lân cận. Việc phân vạch địa giới hành chính được xác định ngày từ ngày đầu thành lập, ranh giới rõ ràng, hiện trạng không có tranh chấp với các huyện, tỉnh giáp ranh.
Huyện Lộc Bình đã phối hợp với các huyện có đường địa giới giáp ranh xây dựng xong bản đồ địa giới hành chính và lập xong hồ sơ địa giới hành chính, việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính là tài liệu để địa phương sử dụng trong công tác quản lý Nhà nước và làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.
* Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại cần tháo gỡ + Thuận lợi:
- Các cơ quan nhà nước đã ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn như Nghị định, Thông tư, Chỉ thị và các văn bản hướng dẫn chuyên môn khác của các bộ, ngành, các tỉnh…
- Có sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Đất đai.
- Nhận thức của nhân dân ngày càng được nâng cao. + Khó khăn:
- Một số các quy định trong Luật Đất đai chưa phù hợp với thực tế trong đời sống xã hội, các điều luật quy định chưa có tính thống nhất với một số ngành luật khác dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc.
Nội dung các văn bản hướng dẫn còn phân tán trong nhiều các văn bản của bộ, ngành và nội dung chưa có tính thống nhất cao, còn chồng chéo, khó hiểu, khó thực hiện….
4.2.5. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
phương tiện kỹ thuật tiên tiến với tỷ lệ từ 1:1000 đến 1:500. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện thực hiện tốt theo quy định, định kỳ 5 năm cùng công tác kiểm kê đất đai.
4.2.6. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công tác quy hoạch kế hoạch sử dung đất đai theo dõi thường xuyên được sự chỉ đạo thực hiện cụ thể đến từng mục đích sử dụng đất. Kịp thời đình chỉ thực hiện các đối tượng sử dụng đất, sử dụng đất sai kế hoạch được phê duyệt. Nhằm đưa đất sử dụng đai mục đích thành sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4.2.7. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất dụng đất
Tình hình thực hiện quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dung đất được thực hiện theo đúng thẩm quyền của luật đất đai quy định.
Từ trước đến nay UBND huyện đã cơ bản giao xong đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân .
Thực hiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để giao và cho tổ chức thuê thành lập doanh nghiệp.
Nhìn chung công tác thu hồi giải phóng mặt bằng chuyển mục đích sử dụng đất đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các nhà đầu tư.
4.2.8. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được làm thường xuyên liên tục. Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính được cập nhật thường xuyên đến nay tất cả các chủ sử dụng trên địa bàn huyện đã được lập hồ sơ địa chính.
4.2.9. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai:
Thực hiện thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phòng TNMT đã kết hợp với cán bộ địa chính xã, thị trấn tiến hành thống kê, báo cáo kết quả thống kê đất đai các năm gửi về phòng. Trong
năm 2019 đã tiến hành công tác kiểm kê đất đai thống kê các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện.
Trước tình hình nền kinh tế có nhiều chuyển biến đặc biệt công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đang chiếm ưu thế trong sự phát triển. Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý đất đai là hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa, điều này đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các ban ngành và đoàn thể như phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm Khuyến nông, và sự đồng tình của nhân dân.
4.2.10. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai
Năm 2018 thực hiện tổng kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước, huyện Lộc Bình đã thực hiện kiểm kê đất đai theo đúng trình tự đã quy định tại thông tư số 28 của Bộ tài nguyên - môi trường và Luật đất đai 2013, nắm được quỹ đất hiện trạng đang sử dụng cho các mục đích và kế hoạch sử dụng đất cho nhưng năm tiếp theo một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
4.2.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai là một biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đem lại sự công bằng xã hội, góp phần tăng cường đoàn kết trong nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân dân với các cấp chính quyền.
Trong những năm qua, tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo vi phạm về đất đai tại huyện là những vẫn đề luôn được quan tâm. Các đơn thư của người dân tập trung vào các nội dung: đề nghị, khiếu nại và tranh chấp đất đai.
Tất cả đơn thư này được giải quyết dưới các hình thức: UBND xã tiến hành hoà giải và trả lời; phòng TNMT và phòng Thanh tra sẽ trả lời đơn hoặc tham mưu cho UBND huyện ra quyết định trả lời.
4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất tại huyện Lộc Bình giai đoạn 2018 - 2020 đoạn 2018 - 2020
4.3.1.1. Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ theo thời gian
Bảng 4.2. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn năm 2018 STT Xã, thị trấn Hồ sơ đã cấp GCN đã cấp Diện tích cần cấp (ha) Đã cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 TT Lộc Bình 37 40 1,20 1,12 93,33 2 TT Na Dương 42 45 1,12 1,03 91,80 3 Xã Hữu Lân 11 12 20,22 15,21 75,22 4 Xã Minh Hiệp 10 15 27,21 22,00 80,85 5 Xã Thống Nhất 18 26 39,56 32,25 81,52 6 Xã Khánh Xuân 27 29 49,91 35,21 70,55 7 Xã Đồng Bục 28 38 24,57 17,30 70,41 8 Xã Yên Khoái 23 35 29,99 22,21 74,06 9 Xã Tú Mịch 15 25 22,47 15,06 67,02 10 Xã Hữu Khánh 18 19 15,22 10,22 67,15 11 Xã Tam Gia 29 35 21,23 15,00 70,65 12 Xã Tĩnh Bắc 12 18 28,57 22,89 80,12 13 Xã Khuất Xá 22 29 15,55 12,22 78,59 14 Xã Tú Đoạn 34 40 40,11 32,55 81,15 15 Xã Ái Quốc 6 12 31,28 22,64 72,38 16 Xã Xuân Dương 7 15 14,77 10,12 68,52 17 Xã Nam Quan 11 19 11,42 9,60 84,06 18 Xã Đông Quan 27 37 12,36 9,56 77,35 19 Xã Lợi Bác 9 12 19,37 12,60 65,05 20 Xã Sàn Viên 19 25 23,54 15,99 67,93 21 Xã Mẫu Sơn 16 17 10,93 8,22 75,21 Tổng 421 543 460,60 343,00 74,47
- Qua bảng 4.2. cho ta thấy, năm 2018 đã cấp được 421 hồ sơ với 543 GCNQSDĐ, diện tích cấp được là 343,0 ha, chiếm 74,46% tổng diện tích đất cần cấp, cụ thể:
+ Thị trấn Lộc Bình và thị trấn Na Dương là 02 thị trấn cấp được nhiều GCNQSDĐ nhất trong năm và tỷ lệ cấp đạt cao nhất, trên 90%.
+ Các xã cấp được ít nhất trong năm gồm:
Xã Hữu Lân cấp được 12 GCNQSDĐ với 15,21ha đạt tỷ lệ 75,22% so với diện tích cần cấp.
Xã Ái Quốc cấp được 12 GCNQSDĐ với 22,64ha đạt tỷ lệ 72,38% so với diện tích cần cấp.
Xã Lợi Bác cấp được 12 GCNQSDĐ với 12,60ha đạt tỷ lệ 65,05% so với diện tích cần cấp..
* Nhận xét: Trong năm 2018 tỷ lệ cấp GCNQSDĐ còn đạt thấp,
nguyên nhân số diện tích còn lại chưa được cấp là do các thửa đất chưa đủ điều kiện, một số thửa do tranh chấp, vi phạm về đất đai...
Bảng 4.3. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn năm 2019 STT Xã, thị trấn Hồ sơ đã cấp GCN đã cấp Diện tích cần cấp (ha) Đã cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 TT Lộc Bình 42 43 0,55 0,52 94,55 2 TT Na Dương 69 69 0,61 0,56 91,80 3 Xã Hữu Lân 15 17 16,20 12,17 75,12 4 Xã Minh Hiệp 19 21 10,21 9,00 88,15 5 Xã Thống Nhất 48 49 9,54 8,22 86,16 6 Xã Khánh Xuân 34 36 19,58 16,60 84,78 7 Xã Đồng Bục 19 20 6,00 5,15 85,83 8 Xã Yên Khoái 31 32 11,58 9,74 84,11 9 Xã Tú Mịch 21 22 6,89 5,89 85,49
10 Xã Hữu Khánh 16 18 5,25 4,21 80,19 11 Xã Tam Gia 15 15 12,22 9,80 80,20 12 Xã Tĩnh Bắc 14 15 8,95 7,22 80,67 13 Xã Khuất Xá 32 33 8,87 7,21 81,29 14 Xã Tú Đoạn 34 35 5,99 5,00 83,47 15 Xã Ái Quốc 11 12 5,99 5,20 86,81 16 Xã Xuân Dương 16 17 13,63 9,50 69,70 17 Xã Nam Quan 15 17 6,65 5,67 85,26 18 Xã Đông Quan 31 32 7,81 6,45 82,59 19 Xã Lợi Bác 11 12 9,55 8,16 85,45 20 Xã Sàn Viên 29 30 5,79 4,68 80,83 21 Xã Mẫu Sơn 8 9 7,45 6,30 84,56 Tổng 530 554 179,31 147,25 82,12
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường Lộc Bình)
- Qua bảng 4.3. cho ta thấy, năm 2019 đã cấp được 530 hồ sơ với 554 GCNQSDĐ, diện tích cấp được là 147,25 ha, chiếm 82,12% tổng diện tích đất cần cấp, cụ thể:
+ Thị trấn Na Dương là thị trấn cấp được nhiều GCNQSDĐ nhất trong năm với 69 GCN và tỷ lệ 91,80% diện tích cần cấp.
+ Xã Mẫu Sơn là xã cấp được ít GCNQSDĐ nhất trong năm với 9 GCN và đạt tỷ lệ 84,56% so với diện tích cần cấp.
* Nhận xét: Trong năm 2019 tỷ lệ cấp GCNQSDĐ đạt chưa cao,
nguyên nhân số diện tích còn lại chưa được cấp là do các thửa đất chưa đủ điều kiện, một số thửa do tranh chấp, vi phạm về đất đai...
Bảng 4.4. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn năm 2020 STT Xã, thị trấn Hồ sơ đã cấp GCN đã cấp Diện tích cần cấp (ha) Đã cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 TT Lộc Bình 50 50 1,01 0,94 93,07 2 TT Na Dương 36 36 1,42 1,33 93,66 3 Xã Hữu Lân 13 13 27,27 22,83 83,72 4 Xã Minh Hiệp 18 19 36,47 31,51 86,40 5 Xã Thống Nhất 49 50 88,26 76,95 87,19 6 Xã Khánh Xuân 23 25 56,54 49,81 88,10 7 Xã Đồng Bục 25 26 75,89 67,06 88,36 8 Xã Yên Khoái 20 21 68,88 54,01 78,41 9 Xã Tú Mịch 19 20 62,62 54,59 87,18 10 Xã Hữu Khánh 35 36 74,79 65,69 87,83 11 Xã Tam Gia 4 5 39,94 34,88 87,33 12 Xã Tĩnh Bắc 5 5 25,67 20,12 78,38 13 Xã Khuất Xá 9 10 68,77 60,72 88,29 14 Xã Tú Đoạn 29 30 74,91 66,77 89,13 15 Xã Ái Quốc 29 30 29,38 24,78 84,34 16 Xã Xuân Dương 19 20 45,78 40,57 88,62 17 Xã Nam Quan 9 10 49,84 44,36 89,00 18 Xã Đông Quan 19 20 89,85 79,55 88,54 19 Xã Lợi Bác 5 6 22,98 20,20 87,90 20 Xã Sàn Viên 6 7 51,37 45,00 87,60 21 Xã Mẫu Sơn 11 11 39,74 35,00 88,07 Tổng 433 450 1.031,38 896,67 86,94
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi trường Lộc Bình)
- Qua bảng 4.4. cho ta thấy, năm 2020 đã cấp được 433 hồ sơ với 450 GCNQSDĐ, diện tích cấp được là 896,67 ha, chiếm 86,94% tổng diện tích đất cần cấp, cụ thể:
+ Thị trấn Lộc Bình là thị trấn cấp được nhiều GCNQSDĐ nhất trong năm với 50 GCN và tỷ lệ 93,07% diện tích cần cấp.
Xã Tam Gia cấp được 5 GCN và đạt tỷ lệ 87,33% so với diện tích cần cấp. Xã Tĩnh Bắc cấp được 5 GCN và đạt tỷ lệ 78,38% so với diện tích cần cấp. Xã Tĩnh Bắc cấp được 6 GCN và đạt tỷ lệ 87,90% so với diện tích cần cấp.
* Nhận xét: Trong năm 2020 tỷ lệ cấp GCNQSDĐ chưa đạt 100%,