Điều kiện kinh tế xã hội 26

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giai đoạn 2018 2020 tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 35)

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.

Nền kinh tế của huyện trong giai đoạn 2010 - 2020 có tốc độ tăng trưởng khá tổng sản phẩm hàng năm bình quân tăng khoảng 10,70 % Trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2016: Tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng 11,37%; trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tăng 5,25%; ngành công nghiệp - xây dựng 25,14% dịch vụ 15,80%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2016 là 5,08 triệu đồng, tương đương 318 USD;

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng 10,02 %; trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tăng 3,95 %; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 18,62% ; dịch vụ tăng 11,01 %. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2020 là 12,09 triệu đồng.

 Về sản xuất nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp những năm qua vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của huyện và đã đạt được những kết quả như sau:

+ Trồng trọt: Trong nhóm cây hàng năm, các loại cây lương thực có diện tích tương đối ổn định, trong khi đó các loại cây công nghiệp có xu hướng tăng.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2019 là 12.450 ha, bình quân hàng năm ổn định từ 12,5 - 13 nghìn ha.

+ Chăn nuôi: Giá trị sản xuất chăn nuôi (giá trị thực tế) năm 2020 đạt 293,3 tỷ đồng, chiếm 29% trong cơ cấu nghành nông nghiệp (theo giá so sánh 2004 là 145,31 tỷ đồng). Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm qua các năm từ 2015 đến 2020 đều có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng mức độ tăng trưởng chậm.

+ Về lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện Lộc Bình năm 2014 là 75.860,17 ha, chiếm 76,9 % tổng diện tích tự nhiên.

 Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá ổn định. Trên địa bàn huyện đã có nhà máy nhiệt điện Na Dương, công ty Than Na Dương ở Thị trấn Na Dương ngày càng mở rộng về quy mô và công suất sản xuất. Sản phẩm chủ yếu là điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh và các tỉnh vùng núi phía bắc.

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2014 đạt 57,00 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2014 đạt 09%/năm.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hạ tầng giao thông huyện Lộc Bình có 2 loại hình chính là: Giao thông đường bộ, giao thông đường sắt. Đường sông chưa phát triển do địa hình đồi núi, sông nhỏ và dốc (nhiều ghềnh thác). Không có đường hàng không.

4.1.2.3. Dân số và lao động Dân số

Lộc Bình chủ yếu có các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu. Dân cư huyện Lộc Bình phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện. Mật độ dân cư trung bình của huyện năm 2018 là 124 người/km2 trong đó thị trấn Lộc Bình có mật độ cao nhất huyện là 2079,4 người/km2, thị trấn Na Dương có mật độ là 829,7 người/km2, ở các xã vùng cao mật độ dân cư rất thấp, thấp nhất là xã Mẫu Sơn (30,6 người/km2) và xã Tĩnh Bắc (42,2 người/km2).

Lao động

Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp năm 2018: Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực các nghề nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm tỷ lệ tới 75% tổng số lao động; lao động làm việc trong các ngành CN - XD khai thác mỏ than, chiếm 8%, các ngành thương mại, dịch vụ chiếm 13%, còn lại là cán bộ công chức Nhà nước, giáo viên các cấp, y bác sỹ v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giai đoạn 2018 2020 tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)