- Về nguồn thức ăn có sẵn và phụ phẩm nông nghiệp
Nguồn thức ăn chính của dê là cỏ xanh như các cây thuộc họ đậu, họ hòa thảo,...Nguyễn Thị Mùi và cs.., (1996). Mức vật chất khô ăn vào của dê theo Ngô Thành Vinh 2012 nhu cầu vật chất khô đối với dê tăng trưởng khoảng 3% khối lượng cơ thể. Theo Nguyễn Thị Mùi và cs.., (2001) năng suất của cỏ Ghi nê là 60 - 150 tấn/ha/năm nhưng thu hoạch chủ yếu vào mùa mưa trong khi đó năng suất chất xanh của cây mía là 80 - 154 tấn/ha/năm lại thu hoạch tập trung vào mùa khô ( mùa đông), thời điểm lượng chất dinh dưỡng và năng suất cao nhất nên sử dụng cây mía trong khẩu phần ăn cho dê có ý nghĩa quan trọng trong việc thay thế phần thức ăn xanh thiếu hụt trong mùa đông.
Nguyễn Thị Mùi và cs.., (2001) các loại ngọn, lá cây đa mục đích như cây mít, cây sắn, cây Flemingia, cây keo tai tượng, cây sắn,... là nguồn thức ăn cung cấp protein cho dê, đặc biệt vào giai đoạn mùa khô khi số lượng và chất lượng thức ăn bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ theo nhu cầu. Các nguồn thức ăn này thường có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể sử dụng để bổ sung trong khẩu phần nhằm hiệu chỉnh chất lượng vật chất khô và protein thiếu hụt. Cỏ tự nhiên và cỏ trồng được sử dụng phổ biến để nuôi dê, trong khi lá cây họ đậu cũng được bổ sung làm nguồn protein (Đỗ Thị Thanh Vân và Nguyễn Văn Thu 2018). Một số thức ăn bổ sung riêng biệt được sử dụng như bánh dừa, bột chiết xuất đậu nành, bã bia bã đậu nành, cám gạo,... và thức ăn tinh cũng được bổ sung nguồn protein và năng lượng trong chế độ ăn (Nguyễn Văn Thu 2016).
- Về nguồn thức ăn tại các bãi chăn thả
Kết quả nghiên cứu trên dê Bách Thảo chăn thả tự nhiên tại tỉnh Ninh
Thuận cho thấy thời gian trên bãi chăn, dê Bách Thảo rành 79,9% thời gian để ăn các loại cây bụi, 1,8% thời gian gặm cỏ, 1,2% thời gian để uống nước, 12,4% thời gian để di chuyển và 4,7% thời gian cho các hoạt động khác như nghỉ ngơi, nhai lại,... (Đỗ Thị Thanh Vân và Inger Ledin..2011).
Trong suốt quá trình theo dõi, dê thu nhận 50 loài cây bụi khác nhau và phần lá của các loại cây bụi được dê yêu thích nhất. Tầm cao ăn trung bình của dê là 8,03 m nhưng tầm cao ăn tối đa của dê đạt tới 2,3 m. Trên bãi chăn thả tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận, tìm thấy tất cả 58 loài cây bụi. Trong số 10 loại cây bụi được dê yêu thích nhất có 7 loài nằm trong số 10 loài cây bụi có mật độ cây/ha cao nhất trên bãi chăn.
Hàm lượng protein thô của 10 loài cây bụi được dê yêu thích nhất đạt cao nhất ở cây Vừng Vưng (271 g/kg vật chất khô) và thấp nhất ở cây xương rồng (131 g/kg vật chất khô) (Đỗ Thị Thanh Vân và Inger Ledin,.. 2011).
-Về sử dụng các loại thức ăn đặc trưng cho dê
Ngọn lá cây Flemingia, ngọn lá cây mít đều có khả năng dùng để thay thế protein thô của cám hỗn hợp trong khẩu phần của dê sinh trưởng nuôi dưỡng bằng khẩu phần cơ sở gồm mía cả cây và có Ghi lê, ngọn lá mít có thể thay thế tới 50% protein thô của các hỗn hợp trong khẩu phần mà không ảnh hưởng đến tăng khối lượng và khẩu phần này có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với khẩu phần thức ăn không sử dụng. Riêng đối với ngọn lá Flemingia, thì tiềm năng này thay thế protein thô của thức ăn hỗn hợp kém hơn so với của ngọn lá mít, khi tăng tỷ lệ thay thế protein thô của thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần làm giảm lượng vật chất khô ăn vào và tăng khối lượng của dê, mức khuyến cáo hợp lý là thay thế tối đa 25% protein thô của thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần (Nguyễn Thị Mùi và cs., 2001).
Theo (Khúc Thị Huệ và cs., 2010; Khúc Thị Huệ và cs., 2011), ngọn lá sắn phơi héo, phơi khô trước khi làm thức ăn bổ sung sẽ làm giảm lượng
HCN trong ngọn lá sắn từ 35 - 85% trước khi cho vật nuôi sử dụng. Khẩu phần ăn gồm rơm ủ urea + gỉ mật cho ăn tự do, bổ sung thêm ngọn lá sắn (1,5%) khối lượng cơ thể để đã đem lại nhiều lợi ích khi mà người chăn nuôi vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc (rơm, lá sắn, rỉ mật) giảm sức cạnh tranh lương thực với người, giảm được diện tích cần để trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc và giảm thiểu được sự tác động xấu đến môi trường do khói bụi vì người dân đem đốt rơm sau thu hoạch, đồng thời chủ động nguồn thức ăn quanh năm cho gia súc, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi.
-Về vỗ béo dê
Trong chăn nuôi vỗ béo đàn gia súc, gia cầm là việc làm mà người chăn nuôi thường là mỗi khi gần đến ngày xuất chuồng, tuy nhiên đây cũng chính là khâu chưa được nhiều người để ý, không thì đối với chăn nuôi dê mà còn đối với trâu, bò,...
Theo Ngô Thành Vinh (2012) cho biết nếu muốn có nhiều thịt dê thì nên vỗ béo dê trước lúc giết thịt bằng cách cho ăn thêm thức ăn giàu lăng lượng. Thời điểm xuất chuồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi dê thịt một là giai đoạn dê đạt 9 - 12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo dê là khoảng 30 - 40 ngày trước khi xuất chuồng. Trong giai đoạn vỗ béo nên cho dê ăn tự do các loại thức ăn, trong đó đặc biệt chú ý tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần. Nên bổ sung, tăng các loại thức ăn giàu năng lượng như bột ngô, sắn lát,...
Cung cấp đầy đủ và liên tục nước uống sạch cho dê 2 - 3 con/ô chuồng, rộng 4 - 5 m². Cách ly hoàn toàn con đực với con cái để tránh hiện tượng giao phối giữa chúng khi con cái động dục.
Hạn chế cho dê chăn thả xa, chỉ nên cho chúng vận động nhẹ nhàng ở sân chơi hoặc các bãi chăn thả gần.